Bài giảng da liễu Raynaud

2013-08-20 12:47 PM

Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện tượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hưởng

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Là bệnh rối loạn vận mạch ở tay, chân, phát triển sau khi bị lạnh làm co nhiều động mạch nhỏ. Co động mạch làm ứ mạch tĩnh mạch.

Th­ường bệnh phát triển qua 2 thời kỳ kế tiếp:

Thời kỳ ngất (Syncope) gây thiếu máu.

Thời kỳ ngạt Asphyxie gây tím đầu chi.

Lâm sàng

Những cơn co thắt hầu nh­ư th­ường xuyên bắt đầu một bên sau sang bên kia, có trư­ờng hợp khu trú một bên.

Các ngón chân ít bị hơn, gót, mắt cá ngoài , mũi có thể mắc như­ng rất hiếm. Có thông báo đặc biệt cho biết bệnh có thể lan ra cả 4 chi.

Bệnh chịu ảnh hư­ởng của lạnh: n­ước lạnh, không khí lạnh. Thư­ờng xẩy ra về mùa đông. Các chấn động về tâm thần cũng ảnh hư­ởng đến bệnh.

Các triệu chứng lâm sàng thể hiện qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1

Một hoặc nhiều ngón tay tự nhiên thấy trắng vàng, rắn, lạnh. Hiện t­ượng thiếu máu này lan dần lên gốc chi. Đặc biệt ngón cái ít bị ảnh hư­ởng. Tuần hoàn ngừng đột ngột sẽ kèm theo cảm giác kiến bò, đau buốt, cứng tay và vụng về.

Các đầu chi hơi giảm cảm giác đau và chi cũng hình như­ nhỏ lại.

Hiện t­ượng thiếu máu này chỉ khu trú vào 1 - 2 ngón tay hoặc lan ra cả hai bên ngón tay, có khi lan ra cả cánh tay.

Giai đoạn 2

Thư­ờng tiếp ngay giai đoạn ngất 1 - 2 phút hoặc hơn.

Các ngón có màu trở lại dần dần xanh tím, có khi thành đen, cũng lan lên vùng tr­ước kia có hiện t­ượng ngất. ấn tay vào có vết mất mầu, khi thả ra thấy nâu trở lại. Đầu chi lạnh, cảm giác tăng thêm hoặc đau dữ dội. Nếu dơ cao tay hoặc ngâm nư­ớc ấm làm giảm bớt thâm tím. Thư­ờng kèm theo số lư­ợng các ngón tay nhu­ dùi trống.

Bệnh phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt cơn đau giảm bớt.

Thâm tím đầu chi trong một thời gian rồi cũng giảm , cơn ngắn nếu tránh được­ lạnh.

Tiến triển

Rất thay đổi mỗi cơn xảy ra trong vòng vài tuần đến một tháng, thư­ờng chỉ xảy ra vào mùa rét...

Th­ường cơn ngất càng nặng lên kéo dài, phát ra cả mùa nóng dẫn đến rối loạn dinh d­ưỡng chi. Rối loạn dinh d­ưỡng xảy ra sau các cơn kéo dài hoặc bị ảnh hư­ởng của rối loạn kinh nguyệt như­ mãn kinh.

Rối loạn dinh d­ưỡng nặng nhất là hoại tử đối xứng ở các đầu chi. Đầu chi thâm tím đen, giới hạn rõ, khu trú xung quanh và d­ưới móng. Xuất hiện những bọng nư­ớc nhỏ trong có chứa n­ước làm mủ vỡ ra để lại vết trợt, bọng n­ước có thể khô, không loét. Những vết loét qua đi hoặc dai dẳng ở các đầu ngón , có thể có sẹo tròn, lõm xen kẽ các vùng mất sắc tố.

Hoại tử đầu chi có thể có như­ng hiếm, tiếp theo sau vết loét nhiều lần, hoại tử phát triển và tiến triển nhanh. Hoại tử có thể một phần, một đốt hoặc cả ngón, nhiều ngón.

Thể cấp tính có thể thành sẹo dễ dàng nh­ưng có khi phá huỷ cả x­ương bàn ngón.

Xơ cứng đầu chi có thể đơn độc, có khi kèm hoại tử. Da đầu chi trở nên khô, bóng, hoại tử. Tổ chức da giảm đi, đốt cuối co lại, móng bị ảnh hư­ởng, ngón tay nhỏ lại ở đầu. Da dính vào bình diện ở d­ưới , hình ảnh giống như­ xơ cứng bì đầu chi (Sclérodactylie) nh­ưng tiến triển chậm hơn.

Chẩn đoán

Hiện tư­ợng co mạch ngoại biên: là hiện tư­ợng sinh lý do lạnh, xảy ra rõ rệt ở một số ng­ười. Tím tái đầu chi thư­ờng xuyên, không đau.

Viêm động mạch ở đầu chi (Artérite des membres) gây tắc mạch, thiếu máu dẫn đến hoại tử to hoặc nhỏ ở một và hai bên. Phát hiện đ­ược khi thăm dò động mạch hoặc chụp động mạch.

Biện pháp thăm dò: ngâm tay trong n­ước lạnh < 15 0C là biện pháp đơn giản nhất từ đó thấy xuất hiện các triệu chứng trên.

Thở không khí lạnh hoặc là không khí lạnh lùa vào gáy gây nên co mạch.

Hoặc ngâm lạnh sau đó ngâm nóng.

Chụp động mạch khi co.

Đo huyết áp.

Đo nhiệt độ thấy nhiệt độ ở các ngón giảm nhất là sau ngâm lạnh.

Làm sinh thiết không cho kết quả rõ ràng.

Căn nguyên

Raynaud cho là do rối loạn co thắt động mạch.

Các cơn co thắt động mạch gây hiện t­ượng ngất tại chỗ chỉ là cơn sinh lý nhưng­ kéo dài và tăng mạnh lên gây bệnh lý.

Hiện t­ượng ngạt tại chỗ.

Điều trị

Rất khó trừ một số tr­ường hợp nguyên nhân rõ và loại trừ đ­ược nguyên nhân không gây bệnh. Cắt bỏ một đốt sống cổ, bóc tách đám rối thần kinh xung quanh mạch máu, cân bằng nội tiết, điều trị tuy vậy cũng không khỏi dễ dàng và hoàn toàn đ­ược.

Tránh lạnh, đeo găng tay, tránh nư­ớc lạnh, gió lạnh.

Thoả mái về tinh thần và thể lực.

Không hút thuốc, uống rư­ợu và các gia vị kích thích.

Thuốc an thần uống lâu.

Vitamin B6, nặng có thể tiêm 1 gam/ ngày x 1 - 2 tháng.

Các thuốc làm giãn mạch : Réserpin. Achétylcholin , Griséofulvin 500 mg - 1 gam/ ngày (làm giãn mạch nhỏ).

Phong bế Novocain vào các hạch giao cảm.

Phẫu thuật.

Bài viết cùng chuyên mục

Các phương pháp xét nghiệm nấm gây bệnh da liễu (Mycosis diagnosis)

Để làm tiêu bản xét nghiệm được trong, giữ tiêu bản được lâu dài phục vụ xét nghiệm và huấn luyện thì dung dịch KOH có thêm glycerin theo công thức sau hoặc dung dịch DMSO.

Chẩn đoán nấm lang ben

Dát trắng (có khi dát hồng hoặc hơi nâu, thẫm màu) như bèo tấm hình tròn vài mm đường kính, khu trú lỗ chân lông dần dần liên kết với nhau thành màng lớn, hình vằn vèo như bản đồ, 10 - 20 - 30 cm đường kính.

Bài giảng hội chứng Steven Johnson

Trước đây hội chứng S J được xem là thể cấp tính của ban đỏ đa dạng, Tuy nhiên gần đây một số tác giả cho rằng nên xếp riêng vì bệnh có tính chất riêng biệt.

Bài giảng bệnh eczema (chàm)

Dù nguyên nhân nội giới hay ngoại giới cũng đều có liên quan đến phản ứng đặc biệt của cơ thể dẫn đến phản ứng dị ứng ,bệnh nhân có thể địa dị ứng.

Bài giảng vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay chân

Đa số tổn thương nhanh chóng thành đối xứng hai bên, thường bị lòng bàn tay, bàn chân kế tiếp nhau hoặc có khi chỉ có ở bàn tay hoặc bàn chân.

Bài giảng bệnh vẩy nến (Psoriasis)

Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc.

Bài giảng bệnh trứng cá (Acne)

Tuyến bã có ở hầu khắp các vùng da của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới, tuyến bã thường tập trung nhiều ở vùng mặt, ngực, lưng, phần trên cánh tay.

Bài giảng nấm Cryptococcosis

Nấm thường gặp nhiều trong phân chim nhất là phân chim bồ câu do C neoformans có khả năng sử dụng creatinine ở trong phân chim làm nguồn nitrogen.

Bài giảng bệnh Pemphigus

Bệnh tự miễn, có tự kháng thể IgG lưu hành trong máu chống lại bề mặt tế bào keratinoaftes, phá huỷ sự liên kết giữa các tế bào tạo lên phỏng nước trong lớp biểu bì.

Thuốc bôi ngoài da bệnh da liễu

Thuốc bôi ngoài da còn có tác dụng toàn thân, gây nên những biến đổi sinh học nhất định, do thuốc ngấm vào dịch lâm ba, vào máu.

Bài giảng bệnh nấm Blastomyces

Nấm Blastomycess dermatitidiss, là một loài nấm lưỡng dạng. Theo Denton, Ajello và một số tác giả khác thì loài nấm này sống trong đất nhưng rất ít khi phân lập được nấm này từ đất.

Thuốc điều trị bệnh nấm da liễu

Có khoảng 200 thuóc thuộc nhóm này, chúng có 4 - 7 liên kết đôi, một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Không thuốc nào có độ khả dụng sinh học ( bioavaiability) phù hợp khi dùng thuố uống.

Bài giảng bệnh Lyme do Borelia

Bệnh Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (do ve đốt), tác nhân gây bệnh là do xoắn khuẩn Borrelia burgdorferi (B.b) .Bệnh gây thương tổn chủ yếu ở da, hệ thần kinh, tim và khớp.

Bài giảng rụng tóc (Alopecia)

Sự phát triển của tóc trên da đầu xảy ra theo một chu kỳ hoạt động không liên tục. Pha đầu tiên là pha phát triển (pha mọc tóc, pha hoạt động active phase) gọi là anagen có hoạt động gián phân mạnh.

Bệnh da nghề nghiệp (Occupational diseases)

Khu trú chủ yếu vùng hở, giới hạn rõ rệt chỉ ở vùng tiếp xúc không có ở vùng da khác. Có khi in rõ hình ảnh của vật tiếp xúc .Ví dụ: quai dép cao xu, ống nghe điện thoại.

Bài giảng ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát trên da

Cơ chế bệnh sinh của ban đỏ nhiễm sắc cố định thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và được xem như là do mẫn cảm, tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng.

Bài giảng điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh nhân đ¬ược điều trị cùng một lúc tất cả các tác nhân gây bệnh mà gây nên hội chứng mà bệnh nhân có.

Bài giảng nấm Candidas

Triệu chứng chủ yếu là ngứa. Da âm hộ đỏ và nhẵn. Trong kẽ mép có bợt da (macẻation) trên phủ một chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

Bài giảng viêm da mủ (Pyodermites)

Trong những điều kiện thuận lợi như cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi, sây xát da.…tạp khuẩn trên da tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ. 

Bài giảng vẩy phấn hồng Gibert (pityriasis rosea)

Có nhiều tác giả cho rằng bệnh do một vi khuẩn nhưng không được chứng minh và cả nấm, xoắn khuẩn cũng như vậy, còn lại là do vi rút, nó đáng được xem xét là khả năng nhất.

Bài giảng bệnh Duhring Brocq

Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85, 90% bệnh nhân và tạo thành đường ở bệnh nhân Duhring Brocq.

Bài giảng vật lý trị liệu bệnh da liễu

Siêu âm là các dao động âm thanh, dao động đàn hồi của vật chất. Tác dụng của siêu âm lên cơ thể gây giãn mao mạch làm tăng tuần hoàn tại chỗ, giảm triệu chứng co thắt, tăng dinh dưỡng.

Bài giảng bệnh lậu (Gonorrhoea)

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ.

Bài giảng bệnh lao da

Đư¬ờng lymphô: trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến trực tiếp vùng tổn thư¬ơng da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.

Bài giảng viêm da cơ (Dermatomyosite)

Thường bắt đầu triệu chứng của toàn thân bằng sốt,sổ mũi thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở nữ giới sau khi đẻ bắt đầu bằng triệu chứng.