- Trang chủ
- Sách y học
- Bệnh học và điều trị đông y
- Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Y học cổ truyền huyết áp thấp (đông y)
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc chứng Hư, Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Đại cương
Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế.
Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20 mmHg.
Triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt. Huyết áp thấp theo YHCT thuộc thể hư của chứng “huyễn vựng”.
Triệu chứng lâm sàng
Huyết áp thấp trên lâm sàng thường chia ra “huyết áp thấp triệu chứng” và “huyết áp thấp tư thế”.
Huyết áp thấp triệu chứng là loại huyết áp thấp thứ nhất thường gặp trong các bệnh xuất huyết cấp, bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim không đều (tim đập quá nhanh hoặc quá chậm), thiếu máu mạn tính, trạng thái dinh dưỡng kém kéo dài … Ngoài những triệu chứng của bệnh gây nên huyết áp thấp, đo huyết áp tối đa dưới 90 mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg, mạch áp dưới 20 mmHg. Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tinh thần buồn ngủ, khó thở, lười nói, hồi hộp. Người lớn và cao tuổi có hiện tượng đau tức ngực, đau đầu, trí nhớ giảm, tinh thần khó tập trung, nặng có thể hôn mê, đột quỵ (trúng phong, tai biến mạch não do tắc mạch não) hoặc nhồi máu cơ tim.
Huyết áp thấp do tư thế có đặc điểm là bệnh nhân đang tư thế nằm lúc đứng dậy huyết áp tụt nhanh, thường gặp ở người cao tuổi và có trạng thái suy nhược kéo dài, cũng có thể thứ phát của các bệnh Addison, thiểu năng tuyến giáp, bệnh thần kinh do tiểu đường, chứng rỗng tủy. Ngoài ra thuốc hạ áp cũng có thể gây huyết áp thấp như Reserpin…
Trên lâm sàng dù huyết áp thấp do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ yếu là lúc đứng dậy đột ngột đều sinh hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mắt mờ, người mệt mỏi, chân tay lạnh, thậm chí hôn mê, đột quỵ, huyết áp tụt rõ rệt. Người bệnh có lúc đứng lâu tụt huyết áp, ra mồ hôi, buồn nôn, tim đập chậm. Những người huyết áp thấp nguyên phát tư thế đứng thẳng (phần nhiều người lớn tuổi) có thể kèm theo liệt dương, tiểu tiện không tự chủ, sau một thời gian có thể phát sinh nói khó, sụp mi mắt, đi không vững, chân tay run, tê dại ... Hội chứng huyết áp thấp nặng phát sinh tụt huyết áp đột ngột, sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn, không ngồi đứng dậy được dẫn tới hôn mê, tay chân lạnh, mạch tế huyền sác. Đối với những người cao tuổi huyết áp thấp cần cảnh giác với hội chứng bệnh lý này.
Chẩn đoán
Có triệu chứng váng đầu, mệt mỏi, huyết áp dưới 90/60 mmHg.
Có triệu chứng thiếu máu não kèm theo huyết áp thấp tư thế. Có 1 trong 2 điểm có thể xác định chẩn đoán, trường hợp thứ 2 xác định là huyết áp thấp tư thế.
Biện chứng luận trị
Chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào, theo y học cổ truyền đều thuộc "chứng Hư". Nhẹ thì do Tâm dương bất túc, Tỳ khí suy nhược, nặng thì thuộc thể Tâm.
Thận dương suy, vong dương hư thoát.
Tâm dương bất túc
Thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi.
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.
Phép trị:
Ôn bổ Tâm dương.
Bài thuốc:
"Quế chi cam thảo thang gia vị"
Nhục quế, Quế chi, Chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà.
Gia giảm:
Trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, là chứng khí âm bất túc, gia Mạch môn, Ngũ vị để ích khí dưỡng âm.
Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì bổ khí, dùng gia Hồng sâm để bổ khí trợ dương.
Trường hợp HA tâm thu dưới 60 mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, đơn trên bỏ Quế chi gia Hồng nhân sâm, Phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.
Trung khí bất túc, Tỳ Vị hư nhược
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.
Phép trị:
Bổ trung ích khí, kiện tỳ vị.
Bài thuốc:
"Hương sa lục quân gia giảm".
Hồng sâm 8g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch thược 12g, Chỉ thực 8g, Trần bì 8g, Mộc hương 6g, Sa nhân 6g, Quế chi 6g, Chích thảo 4g, Đại táo 12g, Gừng tươi 3 lát.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tỳ Thận dương hư
Triệu chứng lâm sàng:
Váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.
Phép trị:
Ôn bổ Tỳ Thận dương.
Bài thuốc:
"Chân vũ thang gia vị".
Đảng sâm 12g, Chế phụ tử 6 - 8g (sắc trước), Bạch truật 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Nhục quế 6g, Câu kỷ tử 12g, Liên nhục 12g, Bá tử nhân 12g, Ích trí nhân 10g, Toan táo nhân (sao) 20g, Dạ giao đằng 12g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Khí âm lưỡng hư
Triệu chứng lâm sàng:
Đau đầu, chóng mặt, mồm khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.
Phép trị:
Ích khí dưỡng âm.
Bài thuốc:
"Sinh mạch tán gia vị"
Tây dương sâm 20g, Mạch môn 16g, Ngũ vị tử 4g, Hoàng tinh 12g sắc uống.
Những bài thuốc kinh nghiệm
Trà Quế cam (Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Sở nghiên cứu trung y tế Ninh):
Công thức: Quế chi, Cam thảo đều 8g, Quế tâm 3g, ngày 1 gói hãm nước sôi uống.
Liệu trình: 50 ngày.
Quế chi cam phụ thang (Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc):
Công thức: Quế chi, Cam thảo, Xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà.
Ghi chú: Lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia Dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia thêm Hồng sâm 15 - 25g, Phụ tử gia đến 30g sắc trước 1 giờ. Trước khi dùng bài này, tác giả đã dùng các bài "Bổ trung ích khí, Quy tỳ thang", kết quả không rõ rệt.
Thục địa hoàng kỳ thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc):
Công thức: Thục địa 24g, Sơn dược 24g, Đơn bì, Trạch tả, Phục linh, Mạch môn, Ngũ vị tử đều 10g, Sơn thù 15g, Hoàng kỳ 15g, Nhân sâm 6g (Đảng sâm 12g) sắc uống.
Biện chứng gia giảm: Khí hư rõ dùng Hoàng kỳ 20 - 30g, Khí âm lưỡng hư: thay Nhân sâm bằng Thái tử sâm 20g, huyết hư gia Đương quy, váng đầu nặng gia Cúc hoa, Tang diệp, âm hư hỏa vượng gia Hoàng bá, Tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng Phục linh, lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh: gia Phụ tử, Nhục quế.
Trương thị thăng áp thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô):
Công thức: Đảng sâm 12g, Hoàng tinh 12g, Nhục quế 10g, Đại táo 10 quả, Cam thảo 6g. Sắc uống.
Liệu trình: 15 ngày.
Điều trị bằng châm cứu
Cứu các huyệt sau: Bách hội, Túc tam lý, Quan nguyên, Khí hải, Dũng tuyền, có thể chọn 3 hoặc 4 huyệt mỗi lần theo kinh nghiệm của chúng tôi có kết quả tốt.
Điều trị bằng thuốc tây
Tốt nhất là tìm nguyên nhân gây tụt huyết áp để loại trừ (do bệnh hay do dùng thuốc). Những người có tiền sử hạ huyết áp tư thế (thế đứng) cần chú ý thận trọng lúc dùng thuốc hạ áp, và tránh dùng những loại thuốc dễ gây tụt huyết áp.
Có thể dùng các loại thuốc:
Heptamyl viên 0,2 mỗi lần uống 12 viên x 3 lần/ngày.
Heptamyl giọt, mỗi lần uống 30 - 50 giọt x 3 lần/ngày. Trẻ em 10 - 20 giọt x 2 lần/ngày.
Heptamin tiêm 2 ml (125 mg) tiêm bắp hay tĩnh mạch chậm, người lớn 2 - 10 ml/lần, mỗi ngày có thể tiêm một hay nhiều lần.
Praxinor (Théodrénaline + Cafédrine) uống 2 viên vào sáng và 1 viên vào đầu giờ trưa.
Đối với huyết áp tụt thể đứng có thể dùng các biện pháp buộc băng chân hoặc nịt ép bụng.
Bài viết cùng chuyên mục
Biện chứng luận trị viêm tắc tĩnh mạch
Giai đoạn đầu cấp tính, bệnh nhân thấysợ lạnh, phát sốt, miệng khát muốn uống, chi sưng nề đau nhức rõ, khi đi lại thấy đau kịch liệt, đại tiện táo, tiểu tiện ngắn đỏ.
Y học cổ truyền mỡ máu tăng cao
Do mỡ dạng hoà tan trong huyết tương hoặc kết hợp mỡ hòa tan với albumin để vận chuyển đi toàn thân gọi là chứng mỡ.
Y học cổ truyền nhược năng tuyến giáp (viêm tuyến giáp Hashimoto)
Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của nó là tinh thần uất ức kéo dài, tình chí thất thường, can mất điều hoà dẫn đến can khí uất kết, khí trệ huyết ứ.
Y học cổ truyền viêm phế quản (đông y)
Có thể gặp viêm phế quản cấp ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em và người cao tuổi. Thường gặp viêm phế quản cấp khi trời lạnh hoặc khi thay đổi thời tiết đột ngột.
Y học cổ truyền hen phế quản (đông y)
Có thể có triệu chứng báo hiệu hắt hơi, sổ mũi, ho khan, tức ngực, Chủ yếu khó thở thì thở ra, cơn nặng phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục.
Băng lậu: huyết ở âm đạo ra nhiều hoặc lai rai không dứt
Băng lậu có cùng gốc nhưng thể hiện chứng trạng có khác nhau, nếu băng lậu lâu ngày không cầm, thế bệnh nặng dần sinh ra băng.
Rối loạn kinh nguyệt: sinh lý bệnh và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về thời gian, tần số và lượng máu mất trong ngày hành kinh, cùng với những triệu chứng khác kèm theo.
Vị nham: ung thư dạ dày
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống.
Ngải tư bệnh (HIV, AIDS)
Chính khí hư dễ dẫn đến ngoại tà, tà độc phục cảm và dẫn đến chính hư tà thực thì bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.
Phân loại thuốc y học cổ truyền
Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả, thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt giải độc.
Y học cổ truyền xơ gan (đông y)
Hình ảnh lâm sàng của xơ gan xuất phát từ những thay đổi hình thái học sẽ phản ảnh mức độ trầm trọng của tổn thương hơn là nguyên nhân của các bệnh đưa tới xơ gan.
Thoát cốt thư: viêm tắc động mạch chi
Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắng cứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dính chặt vào thành động mạch.
Bệnh học và điều trị ngoại cảm ôn bệnh
Khí cũng là dạng vật chất cơ bản để tạo thành và duy trì sự sống của con người. Nó tồn tại trong các tổ chức tạng phủ và thông qua các hoạt động cơ năng của tạng phủ để phản ảnh ra ngoài.
Ngân tiết bệnh (bệnh vẩy nến)
Về điều trị, hiện nay còn rất nhiều khó khăn, chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh vẩy nến nhưng có nhiều phương pháp làm sạch tổn thương vẩy nến bằng các thuốc tân dược.
Bệnh học tỳ vị
Tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có, Thiên Linh Lan bí điển luận viết Tỳ Vị giã, thương lẫm chi quan, ngũ vị xuất yên..
Quá mẫn tính tử ban (viêm thành mạch dị ứng)
Đa phần là phát ban, có kèm theo sốt. Nếu như sau dùng thuốc mà dẫn đến quá mẫn thì thường có nốt ban đỏ thẫm to, phạm vi rộng.
Y học cổ truyền đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa được định nghĩa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm ở phần thấp của cột sống.
Kinh nguyệt không định kỳ: điều trị theo y học cổ truyền
Các nguyên nhân trên làm cho khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm và Bào cung mất điều hòa, mà gây nên những rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: vị nhiệt úng thịnh
Nhiệt tà phạm Vị làm tiêu hao tân dịch, khô khát, lở miệng, tiểu sẻn. Đồng thời, nhiệt tà làm bức huyết, chảy máu răng miệng, Vị lạc với Tâm, Thần minh nên gây bức rức, cuồng sảng.
Niệu lạc kết thạch (sỏi niệu quản)
Bản chất bệnh tương đối phức tạp, thường có liên quan chặt chẽ giữa yếu tố bản tạng với nguyên sinh bệnh vùng tiết niệu.
Y học cổ truyền nhiễm trùng tiết niệu (đông y)
E. Coli chiếm 80% trong các nhiễm trùng tiểu không do thủ thuật niệu khoa, không do bất thường giải phẫu học hệ niệu và không do sỏi.
Y học cổ truyền chứng bất lực (đông y)
Ngoài vai trò của tủy sống đáp ứng lại kích thích cường dương bằng sờ mó còn có vai trò quan trọng của não bộ trong việc điều hòa các kích thích thông qua phản xạ tủy.
Kinh nguyệt trước kỳ: nguyên tắc điều trị theo y học cổ truyền
Đối với người phụ nữ thì bào cung là khí quan riêng biệt, chuyên chủ việc kinh nguyệt và hệ bào, nơi phát nguồn của mạch Xung, mạch Nhâm.
Bệnh học ngoại cảm lục dâm: phong nhiệt phạm phế
Nhiệt tà là dương tà có tính chất làm hao khí và tổn âm dịch. Đồng thời, Phong và Nhiệt tà lại có tính chất tương trợ cho nhau nên thể bệnh rất mạnh, lúc đó nhiệt làm bức huyết.
Chức năng sinh lý tạng tâm (tâm bào, phủ tiểu trường, phủ tam tiêu)
Tâm thuộc Thiếu Âm, thuộc hành Hỏa, Tâm đứng đầu 12 khí quan nên gọi là Thiếu Âm quân chủ, Tâm có Tâm âm là Tâm huyết, Tâm dương là Tâm khí, Tâm hỏa.