Thở khò khè: nguyên nhân và cơ chế hình thành

2020-06-03 03:28 PM

Khi lòng ống dẫn khí bị thu hẹp nhỏ hơn, vận tốc dòng khí tăng, dẫn đến sự rung động của thành đường dẫn khí và tạo ra âm thanh đặc trưng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Tiếng thé cao liên tục như tiếng nhạc ở cuối thì hít vào hoặc ở đầu thì thở ra.

Nguyên nhân

Hen suyễn.

Nhiễm trùng đường hô hấp.

COPD.

Hít phải dị vật: dị vật ở phế quản của trẻ em có thể biểu hiện tam chứng: khò khè một bên với ho và giảm rì rào phế nang.

Cơ chế

Đường dẫn khí hẹp cho phép dòng khí dao động trên thành của đường dẫn khí, tạo ra các sóng âm thanh. Khi lòng ống dẫn khí bị thu hẹp nhỏ hơn, vận tốc dòng khí tăng, dẫn đến sự rung động của thành đường dẫn khí và tạo ra âm thanh đặc trưng.

Ý nghĩa

Tiếng thở khò khè của thì hít vào hoặc thở ra êm dịu bình thường hầu như là bệnh lý. Âm thở khò khè cao và dài hơn thì tắc nghẽn càng nặng. Cũng nên nhớ rằng tiếng thở khò khè ngụ ý rằng bệnh nhân có đủ không khí chuyển động để tạo ra tiếng thở khò khè.

Thận trọng với những bệnh nhân thở khò khè đột ngột (thở) im lặng, điều này có nghĩa là sự chuyển động của không khí giảm đến mức làm cho tiếng thở khò khè không được tạo ra. Nếu điều này xuất hiện, ngừng thở có thể xảy ra tiếp theo đó.

Khò khè đơn âm (thở rít)

Tiếng thở khò khè chỉ có một âm đơn độc mà khởi đầu và kết thúc ở thời điểm khác nhau. Ví dụ kinh điển là khối u trong phế quản. Cao độ và thời gian không đổi vì khối u nằm cố định tại một địa điểm.

Một đứa trẻ mắc một dị vật cố định có thể thở khò khè đơn âm.

Khò khè đa âm

Nhiều âm khác nhau bắt đầu và kết thúc tại cùng thời điểm. Nghe được khi có sự chèn ép cố định xảy ra ở nhiều phế quản cùng lúc. Bình thường gặp trong COPD và ở người bình thường vào cuối thì thở ra. Nó được gây ra do những phế quản bậc 2 hoặc bậc 3 đóng cùng lúc vào cuối thì thở ra, khi những áp lực trong đường thở giữ cho chúng mở giảm xuống.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị