- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Câu hỏi y học
- Phòng chống bệnh tim mạch: câu hỏi y học
Phòng chống bệnh tim mạch: câu hỏi y học
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
CÂU HỎI
Một phụ nữ 53 tuổi tìm lời khuyên từ bác sĩ của mình về cách phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tiền sử bệnh nhân bị tiểu đường typ 2 từ 5 năm trước với HbA1C là 7.2%, được kiểm soát bằng Metformin liều 1000mg hai lần mỗi ngày ngoài ra không có tăng huyết áp hay bệnh mạch vành.
Bệnh nhân béo phì và chỉ số BMI là 33.6kg/m2. Hiện nay bệnh nhân đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều từ 3 tháng nay. Bệnh nhân không dung nạp Ibuprofen do khó chịu ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân hút mỗi ngày một bao thuốc trong vòng 20 năm và đã bỏ hút thuốc. Bệnh nhân uống 1 cốc rượu vào mỗi buổi tối. Tiền sử gia đình có bố bị nhồi máu cơ tim năm 58 tuổi, chú bị năm 67 tuổi và bà nội năm 62 tuổi, mẹ chết năm 62 tuổi do đột quỵ. Bệnh nhân lo ngại rằng uống Aspirin mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh tim mạch nhưng cũng có các tác dụng phụ. Lời khuyên nào sau đây là đúng?
A. Aspirin được chỉ định để đề phòng bệnh tim mạch nguyên phát bởi vì tiền sử gia đình bệnh nhân có nhiều người mắc bệnh tim mạch và bệnh nhân mắc tiểu đường.
B. Aspirin chỉ được chỉ định để phòng bệnh tim mạch và mạch máu não thứ phát ở phụ nữ.
C. Do bệnh nhân không ở giai đoạn hậu mãn kinh nên Aspirin không nên được sử dụng vì nó sẽ làm chảy máu kinh nhiều hơn mà không làm giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.
D. Do bệnh nhân không uống Iboprofen được làm cho việc sử dụng Aspirin gặp khó khăn bởi vì chúng có phản ứng chéo và bệnh nhân có nguy cơ co thắt phế quản khi dùng Aspirin.
E. Nguy cơ chảy máu do Aspirin là 1-3% mỗi năm, nhưng sử dụng aspirin tan trong ruột hoặc chất đệm sẽ loại trừ các nguy cơ này.
TRẢ LỜI
Aspirin là tác nhân ức chế tiểu cầu được sử dụng rộng rãi trên tòan thế giới và là thuốc rẻ, có hiệu quả để đề phòng các bệnh tim mạch nguyên phát hay thứ phát. Aspirin cũng được khuyên sử dụng để phòng bệnh tim mạch nguyên phát cho những bệnh nhân mà nguy cơ về bệnh tim mạch >1%. Bao gồm các bệnh nhân tuổi > 40 có hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh nhân >50 tuổi có 1 yếu tố nguy cơ tim mạch. Những yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân > 50 tuổi là tiểu đường, tiền sử gia đình. Những yếu tố khác góp phần thêm vào là béo phì, tiền sử hút thuốc mặc dù bây giờ đã bỏ.
Aspirin có hiệu quả tương đương ở nam và nữ và tình trạng mãn kinh không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên có những tác dụng khác nhau ở nam và nữ. Ở nam giới, aspirin làm giảm đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim trong khi ở nữ giới, lại làm giảm nguy cơ đột quỵ nhiều hơn. Tác dụng phụ phổ biến nhất của aspirin là chảy máu, tỷ lệ 1-3% hàng năm. Sử dụng thuốc bọc niêm mạc ruột sẽ làm giảm nhưng không lại trừ nguy cơ này. Nguy cơ chảy máu cao hơn nếu gần đó bệnh nhân được dùng những thuốc chống đông hoặc ức chế tiểu cầu. Aspirin không làm tăng nguy cơ rong kinh. Cuối cùng, aspirin nên được sử dụng thận trọng cho các bệnh nhân tiền sử bị co thắt phế quản do aspirin hoặc các thuốc nhóm NSAIDs. Thông thường, những bệnh nhân này có tiền sử bị hen và polyp mũi. Tuy nhiên, những bệnh nhân này được báo cáo chỉ cảm thấy khó chịu ở đường tiêu hóa khi dùng Ibuprofen. Trong khi khó chịu ở đương tiêu hóa là một bất lợi khi dùng NSAIDs, nó thường không biểu thị một phản ứng thực sự.
Đáp án: A.
Bài viết cùng chuyên mục
Tình trạng nào phù hợp để ghép tim?
Suy tim nặng với triệu chứng không giảm là chỉ định chính để ghép tim, có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau
Nghiệm pháp nào gây tăng cường độ tiếng thổi tim?
Trong bệnh lý cơ tim phì đại, có sự phì đại vách liên thất không triệu chứng gây ra hạn chế dòng máu đi qua van
Bệnh gan do Schistosoma mansoni có triệu chứng gì: câu hỏi y học
Schistosoma mansoni ở gan gây xơ gan do tắc tĩnh mạch do xơ hóa quanh khoảng cửa nhưng thường ít gây tổn thương tế bào gan
Câu hỏi trắc nghiệm y học (1)
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn chương tim và mạch máu, dịch tễ học tim mạch, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, điều trị và phòng bệnh
Câu hỏi trắc nghiệm y học (49)
Câu hỏi trắc nghiệm y học nhiều lựa chọn phần bốn mươi chín, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, điều trị, phòng bệnh, tác dụng của thuốc
Chẩn đoán nhiễm Helico bacter pylori: câu hỏi y học
Có nhiều tranh cải, hiện gia tăng, bằng chứng gợi ý sự cư trú của H. pylori có thể bảo về một số rối loạn dạ dày ruột như trào ngược dạ dày thực quản
Vaccine nào ngừa được vi rút từ dơi: câu hỏi y học
Trong khi có hơn một báo cáo về điều trị thành công kháng virus dại, tất cả đều chưa có chỉ đinh điều trị dự phòng kháng virus này
COPD thường gây ra loạn nhịp tim nào?
Nhịp nhanh nhĩ đa ổ xảy ra trong bệnh lỳ COPD, và một số tình trạng khác như bệnh lý mạch vành, suy tim, bệnh lý van tim, đái tháo đường
Tiên lượng K vú: câu hỏi y học
Xác định giai đoạn bệnh vẫn là yếu tố rất quan trọng trong tiên lượng bệnh nhân. Những yếu tố tiên lượng khác có vai trò trong việc lựa chọn phương pháp điều trị
Huyết khối tĩnh mạch sau viêm phổi: câu hỏi y học
Hiện tại bệnh nhân được tiêm mạch piperacillin/tazobactam và tobramycin qua catheter, warfarin, lisinopril, hydrochlorothiazide và metoprolol. Cận lâm sàng sáng nay cho thấy INR 8.2
Những ai có nguy cơ tái phát bệnh lao
Trong khi tất cả bệnh nhân trong danh sách đều có nguy cơ cao nhiễm lao tái phát, yếu tố nguy cơ lớn nhất phát triển lao là HIV dương tính
Diễn biến lâm sàng hẹp van hai lá như thế nào?
Khoảng thời gian giữa thời điểm đóng van động mạch chủ và mở van 2 lá có liên quan đến độ nặng của hẹp van 2 lá
Câu hỏi trắc nghiệm y học (16)
Câu hỏi trắc nghiệm y học nhiều lựa chọn phần mười sáu, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, điều trị, phòng bệnh, tác dụng của thuốc
Thuốc gây giảm bạch cầu: câu hỏi y học
Nhiều loại thuốc có thể gây ra giảm bạch cầu hạt, thông thường nhất là thông qua cách làm chậm sản xuất bạch cầu ở tủy xương, trimethoprim sulfamethoxazole là nguyên nhân thích hợp nhất
Xử trí ban đầu thích hợp cho bệnh nhân HIV bội nhiễm phổi?
Đặt máy tạo nhịp tạm thời không được chỉ định khi bệnh nhân vẫn tỉnh táo và các nguyên nhân có thể hồi phục chưa được điều trị
Phân biệt tổn thương bàn chân đái tháo đường: câu hỏi y học
Bệnh thần kinh xương, hay bàn chân Charcot, đặc trưng bởi sự phá hủy xương và khớp bàn chân ở những bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém
Bệnh lý nào gây nguy cơ cao đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ?
Rung nhĩ đặc trưng bằng rối loạn hoạt động của nhĩ kết hợp với hoạt động không đều của thất do xung động của nhĩ truyền xuống
Thay đổi nào trên điện tâm đồ khi Kali máu tăng?
Sóng U cao thường gặp trong hạ Kali máu, khoảng ST kéo dài thường gặp trong hạ canxi máu
Đang sử dụng thuốc chống thải ghép: câu hỏi y học
Vaccine thương hàn uống chứa chủng virus sống giảm độc lực, vì thế dạng IM được ưu chuộng hơn. Điều trị dự phòng sốt rét hiện nay lien quan đến điều trị dự phòng hơn là chủng ngừa
Nguyên nhân hay gặp gây hẹp van động mạch chủ là gì?
Hẹp van động mạchjc hủ bẩm sinh thường phát hiện sớm sau khi sinh, tiếng thổi xuất hiện sau khi sinh và cần phẫu thuật trước khi trưởng thành
Áp lực mao mạch phổi bít sẽ như thế nào ở bệnh nhân nan 28 tuổi bệnh cơ tim khó thở dài ngày?
Các nguyên nhân ngoài tim mạch gây phù phổi cũng có thể gây rale, nên các dấu hiệu này không đặc hiệu
Yếu tố gây tăng tiểu cầu: câu hỏi y học
Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát hoặc thứ phát, tăng tiểu cầu vô căn là 1 dạng rối loạn tăng sinh tủy xương, mà liên quan đến những tế bào tạo máu tổ tiên
Kéo dài thời gian aPTT: câu hỏi y học
aPTT bao hàm các yếu tố của con đường đông máu nội sinh. Thời gian aPTT kéo dài cho thấy thiếu hụt một, hoặc nhiều yếu tố trong các yếu tố VIII, IX, XI, XII
Đặc trưng của hội chứng ly giải khối u: câu hỏi y học
Những tế bào bị phá hủy sẽ giải phóng các sản phẩm bên trong tế bào như phosphat, kali, acid nhân dẫn đến tăng phosphat và acid uric máu
Câu hỏi trắc nghiệm y học (22)
Câu hỏi trắc nghiệm y học nhiều lựa chọn phần hai mươi hai, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng, chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt, điều trị, phòng bệnh, tác dụng của thuốc