- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Phác đồ điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Tình trạng nhiễm giun nơi trẻ em thường gặp ở các nước đang phát triển, tỉ lệ nhiễm rất cao có nơi lên đến trên 90%. Có thể gặp những trường hợp nhiễm nhiều ký sinh trùng trên cùng một trẻ (giun đũa, giun móc, giun kim..).
Lây nhiễm chủ yếu qua đường miệng và qua đường ăn uống nấu không chín (giun đũa, giun kim, giun tóc, các loại sán…), qua da (giun móc, giun lươn). Tùy theo vùng sinh sống và điều kiện sống mà chúng ta sẽ gặp trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng nào thường hơn.
Phác đồ điều trị giun đũa (Mebendazole - Vermox, Fugacar)
Trẻ trên 12 tháng
Vermox 100mg 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp Hoặc
Fugacar 500mg 1 viên duy nhất. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
Phác đồ điều trị giun kim
Lứa tuổi nhiễm nhiều nhất là 3 - 7 tuổi. Tỉ lệ nhiễm ở trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ rất cao. Bệnh nhiễm giun kim mang tính chất gia đình.
Trẻ trên 12 tháng
Mebendazole (Fugacar) viên 500mg, 1 viên duy nhất, lặp¶ lại sau 2 tuần. Hoặc
Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lặp lại sau 2 tuần.
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lập lại sau 2 tuần. Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình để tránh tái nhiễm.
Phác đồ điều trị giun móc
Thường gặp ở những trẻ em sống trong các vùng làm rẫy, làm ruộng đi chân đất.
Trẻ trên 12 tháng
Mebendazole (Vermox, Fugacar) + Vermox 100mg 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp Hoặc
Fugacar 500mg 1 viên duy nhất Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất. Hoặc
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp.(tối đa 1g/ngày).
Trẻ dưới 12 tháng
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Điều trị thiếu máu kèm theo (nếu có).
Phác đồ điều trị giun tóc (Trichuris trichiura)
Nhiễm giun tóc gây ra những rối loạn tiêu hóa không đáng kể nhưng đôi khi có biểu hiện xuất huyết trực tràng và sa trực tràng.
Điều trị: tương tự giun đũa.
Phác đồ điều trị các loại giun khác
Giun chó (Toxocara canis)
Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên/ngày trong 5 ngày. Hoặc
Mebendazol 100 - 200mg/ngày, chia làm 2 lần trong 5 ngày.
Giun xoắn (Trichinella)
Corticosteroides khi có triệu chứng nặng 1mg/kg/ngày trong 5 ngày.
Mebendazole 200 – 400mg chia 3 lần x 3 ngày, sau đó 400 – 500mg chia 2 lần trong 10 ngày hoặc
Albendazole 400mg chia 2 lần x 8 – 14 ngày.
Giun lươn (Strongyloides stercoralis)
Ivermectin 200 µg/kg/ngày trong 2 ngày Hoặc
Thiabendazole 25mg/kg, 2 lần/ngày trong 2 ngày.
Giun Angiostrongylus cantonensis
Nâng đỡ, giảm đau, an thần và Corticoides trong những trường hợp nặng.
Giun chỉ (Filarioses)
Có 8 loại gây bệnh cho người, trong đó có 4 loài - Wucherecia bancrofti, Brugia malayi, Onchocerca volvulus và Loa loa – gây ra phần lớn các bệnh nhiễm giun chỉ nặng.
Bệnh giun chỉ bạch huyết (do Wucherecia bancrofti, Brugia malayi): Diethylcarbamazin (DEC) 6mg/kg/ngày trong 15 ngày Hoặc Albendazole 400mg x 2 lần/ngày trong 21 ngày.
Bệnh Loa loa (do Loa loa): DEC 8 – 10mg/kg/ngày trong 21 ngày. Trường hợp nặng có thể khởi đầu bằng Corticoides: Prednisone 40- 60mg/ngày sau đó giảm liều nếu không có tác dụng phụ.
Bệnh Onchocerca (do Onchocerca volvulus): Ivermectin liều duy nhất 150 µg/kg kết hợp điều trị triệu chứng.
Phác đồ điều trị nhiễm sán ở trẻ em
Bệnh sán máng (Schistosomasis)
Thuốc được lựa chọn là Praziquantel:
S. mansoni, S. intercalatum, S. Haematobium: Prariquartel 40mg/kg/ngày, chia 2 lần trong 1 ngày.
S. japonicum, S. Mekongi: Prariquartel 60mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày.
Bệnh sán lá gan
C. Sinensis: Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 1 ngày. Hoặc
Albendazole 10mg/kg/ngày, trong 7 ngày. F. hepatica: Triclabendazole 10mg/kg 1 liều duy nhất.
Bệnh sán lá phổi
Praziquantel 75mg/kg/ngày, chia 3 lần trong 2 ngày.
Bệnh sán dây
Liều duy nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg.
Bệnh sán dây heo do Taenia solium và bệnh do Cysticercus
Liều duy nhất Praziquantel 5 - 10mg/kg.
Bệnh do Cysticercus hay có biểu hiện thần kinh, khi có phản ứng viêm quanh ấu trùng trong nhu mô não, thường xuất hiện động kinh. Điều trị triệu chứng động kinh và tràn dịch não thất (nếu có) Praziquantel 50 - 60mg/kg/ngày, chia 3 lần/ngày trong 15 ngày Hoặc: Albendazole 15mg/kg/ngày (tối đa 800mg),chia 2 lần/ngày trong 8 - 28 ngày.
Bệnh nhân bị nhiễm Echinococcus ở gan
Phẫu thuật cắt bỏ nang sán phối hợp với Albendazole Albendazole 15mg/kg/ngày chia làm 2 lần (tối đa 800mg/ngày), bắt đầu tối thiểu 4 ngày trước khi thực hiện thủ thuật, tiếp tục ít nhất 4 tuần sau đối với E.granulosus và 2 năm đối với E. multilocularis.
Bệnh Gnathostoma do Gnathostoma spinigerum hay Gnathostoma hispidum
Albendazole 400mg/ngày chia 2 lần trong 21 ngày Hoặc
Ivermectin 200 µg/kg/ngày trong 2 ngày Có thể kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ nang.
Nhiễm đơn bào - Bệnh amip
Metronidazole 15 - 30mg/kg/ngày, chia làm 3 lần trong 5 ngày uống. Hoặc
Tinidazole 50mg/kg, liều duy nhất, (tối đa 2g) Hoặc Furazolidone 6mg/kg/ngày, chia làm 4 lần trong 7 – 10 ngày uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị co giật do sốt ở trẻ em
Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định, một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên.
Phác đồ điều trị nguy cơ trẻ nhỏ so với tuổi thai hoặc chậm phát triển trong tử cung
Trẻ nhỏ so với tuổi thai, hoặc chậm phát triển trong tử cung nặng, có thể có nhiều nguy cơ chu sinh, cuộc đẻ nên thực hiện ở gần trung tâm.
Phác đồ điều trị rối loạn natri máu ở trẻ em
Rối loạn nước điện giải ở trẻ em, thường do tiêu chảy, nôn ói, hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm.
Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho trẻ sinh non nhẹ cân
Có nhiều thách thức trong dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân, dự trữ hạn chế, hấp thu và tiêu hoá kém, nhiều bệnh lí đi kèm.
Phác đồ điều trị nhức đầu ở trẻ em
Nhức đầu lan tỏa thường gặp trong các trường hợp viêm não, viêm màng não kín đáo, hoặc điển hình.
Phác đồ điều trị toan xeton do đái tháo đường ở trẻ em
Toan xeton do đái tháo đường, xảy ra do thiếu insulin hoàn toàn, hoặc một phần kèm theo sự tăng nồng độ của các hormon điều hòa đối kháng.
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Các yếu tố sinh hoạt tập thể, như trẻ đi học, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung, là các yếu tố nguy cơ lây truyền, đặc biệt trong đợt bùng phát.
Phác đồ điều trị trẻ chậm phát triển do thiếu hụt hormon tăng trưởng
Để đánh giá một trẻ chậm tăng trưởng chiều cao, phải bắt đầu từ tiền sử của bệnh nhân, tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình, và những thăm khám lâm sàng.
Phác đồ điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Đặc điểm chung của những vi khuẩn này, là chúng chui vào trong tế bào vật chủ, và phát triển, phá hủy tế bào vật chủ, bởi cấu trúc vi khuẩn bị thiếu hụt.
Phác đồ điều trị rắn cắn ở trẻ em
Thường các vết rắn cắn nằm ở chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân, tại miền Nam rắn độc thường gặp là rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn hổ đất.
Phác đồ điều trị bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em
Tăng cường tạo khuôn xương, bằng cách tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương, kích thích vận chuyển, và lắng đọng Ca vào khuôn xương.
Phác đồ điều trị liệu pháp tham vấn tâm lý ở trẻ em
Trong quá trình điều trị, các rối loạn về tâm lý nó được xem như là liệu pháp hỗ trợ rất quan trọng, được phối hợp với các liệu pháp tâm lý khác.
Phác đồ điều trị bệnh phổi mãn tính ở trẻ sơ sinh
Bệnh phổi mạn tính làm tăng nhu cầu oxy, và thời gian thở máy, tăng áp lực động mạch phổi, xơ phổi, xẹp phổi, hạn chế chức năng phổi.
Phác đồ điều trị bệnh Thalassemia ở trẻ em
Khiếm khuyết di truyền trong sự tổng hợp chuỗi globin, làm cho hemoglobin không bình thường, hồng cầu bị vỡ sớm gây thiếu máu.
Phác đồ điều trị các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
Trẻ đẻ non thường kém dung nạp sữa, và có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt với trẻ đủ tháng, do đó cần chú ý đặc biệt đến thành phần, năng lượng.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Nhiễm khuẩn đường tiểu đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp, và nhiễm khuẩn tiêu hoá, nữ thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn nam.
Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, phòng mất nước, cách cho uống như sau, số lượng uống, cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài.
Phác đồ điều trị nhiễm toan ở trẻ em
Khi nhiễm toan chuyển hóa nặng có các biểu hiện thở nhanh, sâu, vô căn hoặc nhịp thở Kussmaul. Trẻ lơ mơ, hôn mê và truỵ mạch do tình trạng nhiễm toan nặng làm giảm co bóp của cơ tim.
Tiếp cận một trẻ bị bệnh nặng
Nếu không có bằng chứng chắc chắn, về sự lưu thông của đường thở, thì làm kỹ thuật ấn hàm, và nâng cằm, sau đó đánh giá lại.
Phác đồ điều trị đau bụng chức năng ở trẻ em
Giải thích cơ thế bệnh sinh như tăng nhạy cảm nội tạng, và dẫn truyền thông tin não ruột, động viên cha mẹ và trẻ cùng chia sẻ về kiến thức.
Phác đồ điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ em
Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát, thường do biến chứng của các bệnh lý hô hấp như, Lao phổi, hen phế quản, viêm phế quản phổi.
Phác đồ điều trị thiếu máu tán huyết miễn dịch ở trẻ em
Các nguyên nhân thứ phát có thể gặp là lupus đỏ, suy giảm miễn dịch mắc phải, rối loạn tăng sinh của dòng tế bào lympho, sau nhiễm Mycoplasma pneumoniae.
Phác đồ điều trị tăng sản thượng thận bẩm sinh
Điều trị trước sinh bằng cách cho bà mẹ mang thai uống dexamethasone, trong suốt thời gian mang tha,i có tác dụng ngăn ngừa nam hóa.
Phác đồ điều trị suy giáp trạng bẩm sinh
Rối loạn phát triển tuyến giáp, là nguyên nhân thường gặp nhất, do không có tuyến giáp, tuyến giáp lạc chỗ, hoặc tuyến giáp bị thiểu sản.
Phác đồ điều trị đái tháo nhạt trung ương ở trẻ em
Bệnh có thể gặp ở trẻ em, đặc biệt ở những bệnh nhân sau phẫu thuật thần kinh, hoặc có bất thường ở não.