Viêm mạch bạch huyết và viêm hạch bạch huyết

2016-11-08 10:45 AM

Viêm mạch bạch huyết có thể nhầm với viêm tĩnh mạch huyết khối nông, nhưng phản ứng ban đỏ đi kèm với huyết khối thường nằm trên nền cứng của phản ứng viêm ở tại hoặc xung quanh tĩnh mạch có huyết khối.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Điểm chính trong chẩn đoán

Các vệt đỏ từ vết thương hoặc vùng viêm mô tế bào hướng đi về vùng nút bạch huyết, mà thường lan rộng và nhạy cảm đau.

Có thể có ớn lạnh, sốt và khó chịu.

Nhận định chung

Viêm mạch bạch huyết và viêm hạch bạch huyết thường là biểu hiện của nhiễm vi khuẩn mà nguyên nhân thường là liên cầu tan huyết hoặc tụ cầu (hoặc bởi cả hai) và thường mọc lên từ vùng viêm mô tế bào, nói chung ở vị trí của vết thương nhiễm trùng, vết thương này có thể rất nhỏ hoặc nông, hoặc có áp xe, vi khuẩn từ đó lan vào hệ bạch huyết.

Hệ bạch huyết thường biểu hiện bởi các vệt đỏ từ da trải dài hướng đến vùng hạch bạch huyết, còn các hạch bạch huyết thì sưng cứng và nhạy cảm đau. Biểu hiện toàn thân bao gồm sốt, ớn lạnh và khó chịu. Nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh, thường trong vài giờ, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết và thậm chí tử vong.

Triệu chứng và dấu hiệu

Đau rộn lên thường biểu hiện ở vùng viêm mô tế bào là vị trí xâm nhập của vi khuẩn. Khó chịu, chán ăn, toát mồ hôi, ớn lạnh, và sốt (37°8 - 40°C (100 - 104°F) tiến triển rất nhanh. Vệt đỏ, khi biểu hiện có thể dễ xác định hoặc có thể rất mập mờ và dễ bị bỏ sót, đặc biệt ở những bệnh nhân có màu da sẫm. Nhưng nó thường không cứng hoặc nhạy cảm đau như vung viêm mô tế bào. Vùng hạch lympho có thể rộng ra một cách đáng kể và thường nhạy cảm đau rõ ràng. Mạch thường nhanh.

Cận lâm sàng

Thường có tăng bạch cầu. Sau đó, cấy máu có thể dương tính, phần lớn thường thấy là tụ cầu và liên cầu. Cấy và các xét nghiệm có độ nhậy tiến hành trên dịch rỉ hoặc mủ từ vết thương chảy ra có thể giúp ích cho điều trị các ca nặng hoặc các nhiễu trùng trơ với điều trị nhưng thường khó khăn trong phân lập do da nhiễm nhiều tạp khuẩn.

Chấn đoán phân biệt

Viêm mạch bạch huyết có thể nhầm với viêm tĩnh mạch huyết khối nông, nhưng phản ứng ban đỏ đi kèm với huyết khối thường nằm trên nền cứng của phản ứng viêm ở tại hoặc xung quanh tĩnh mạch có huyết khối. Huyết khối tĩnh mạch không bao giờ phối hợp với viêm hạch bạch huyết, và vết thương có viêm mô da thứ phát nói chung là không có. Viêm tĩnh mạch huyết khối thường là do điều trị bằng đường tĩnh mạch, đặc biệt khi kim hoặc ống thông tháo ra sau lưu quá 2 ngày; nếu vi khuẩn cũng được đưa vào, viêm tĩnh mạch huyết khối sưng mủ có thể xảy ra.

Sốt do mèo cào cũng nên xém xét khi viêm hạch bạch huyết biểu hiện ở hạch, thường sưng rất to, không nhậy cảm đau. Tiếp xúc với mèo là rất thường xuyên, nhưng bệnh nhân thường quên các vết xước.

Điều quan trọng nhất là phân biệt viêm mô tế vào với các nhiễm khuẩn mô mềm mà đòi hỏi phải rạch da sớm và điều trị tích cực và thường cắt đi các mô đã nhiễm trùng hoại tử, như là hoại thư do liên cầu tan huyết cấp, viêm cân hoại tử, hoại thư da do vi khuẩn gram âm kị khí, hoại thư tiến triển nhanh do cộng hưởng các vi khuẩn. Ở những nhiễm khuẩn sâu hơn mà tổn thương giải phẫu rộng hơn thì bệnh nhân sẽ ốm nặng hơn, và dưới da có thể chảy mủ khi ta sờ nắn hoặc khám có ép nhẹ lên vùng tổn thương.

Điều trị

Biện pháp chung

Nhanh chóng chườm nóng (băng ẩm nóng hoặc chườm túi nóng) và cố định ở vùng nhiễm khuẩn. Có thể dùng thuốc giảm đau.

Biện pháp đặc hiệu

Điều trị kháng sinh luôn luôn nên dùng khi nhiễm trùng tại chỗ đang xâm nhiễm, như biểu hiện có viêm mô tế bào và viêm mạch bạch huyết. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh thường là liên cầu, nên thuốc thường chọn là penicilin G, mặc dù penicilin kháng tụ cầu (như là nafcillin) hoặc cephalosporin có thể thích hợp trong vài trường hợp. Nếu bệnh nhân dị ứng với pehicillin, có thể được dùng thay thế bằng erythromycin.

Chăm sóc vết thương

Dẫn lưu mủ từ vết thương nhiễm trùng nên được làm, nói chung là sau khi thi hành các biện pháp trên và chỉ khi rõ ràng là có áp xe ở vị trí nhiễm trùng đầu tiên.

Không nên rạch vùng vùng viêm mô tế bào bởi vì nhiễm khuẩn có thể lan tràn do dẫn lưu khi mà mủ chưa có.

Tiên lượng

Với điều trị thích hợp, và đặc biệt là dùng kháng sinh có hiệu quả chống lại vi khuẩn xâm nhập, điều trị nhiễm khuẩn thường có hiệu quả trong vài ngày. Điều trị chậm và không thích hợp có thể dẫn tới nhiễm khuẩn lan tràn và nhiễm khuẩn máu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hạ huyết áp và sốc

Sốc xuất hiện khi tuần hoàn máu động mạch không đủ cung cấp cho nhu cầu chuyển hóa của mô. Điều trị phải hướng đến cả chống sốc và điều trị nguyên nhân.

Phù bạch huyết

Đoạn viêm cấp hoặc mạn có thể cùng thêm vào, với tình trạng ứ trệ và xơ hóa tăng lên. Kết quả là chân sưng to, da và tổ chức dưới da xơ hóa và dày rõ và giảm các mô mỡ.

Tắc tĩnh mạch chủ trên

Biểu hiện của triệu chứng thường cấp hoặc bán cấp, triệu chứng bao gồm sưng nề ở cổ, mặt, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, trạng thái sững sờ, hoặc ngất.

Thiểu năng tĩnh mạch mạn tính

Suy tim ứ trệ và bệnh nhân mạn tính có thể gây phù cả hai bên cẳng chân, nhưng nói chung nó có những biểu hiện về lâm sàng và xét nghiệm của bệnh thận và tim.

Viêm tĩnh mạch huyết khối ở tĩnh mạch nông

Bệnh nhân thường đau âm ỉ ở vùng tĩnh mạch bị bệnh. Dấu hiệu tại chỗ bao gốm xơ cứng, đỏ, và nhạy cảm đau dọc theo tĩnh mạch. Tiến trình này có thể tại chỗ, hoặc có thể ở hầu hết tĩnh mạch hiển dài và các nhánh của nó.

Viêm tĩnh mạch huyết khối ở tĩnh mạch sâu

Tiền sử bị suy tim ứ trệ, mới phẫu thuật, khối u, dùng thuốc tránh thai đường uống, hoặc giãn tĩnh mạch; không hoạt động kéo dài cũng có thể là tiền tố bị bệnh.

Giãn tĩnh mạch

Giãn, nổi chằng chịt, kéo dài tĩnh mạch dưới da ở đùi và chân nói chung nhìn thấy rõ khi đứng, tuy nhiên ở bệnh nhân béo phì có thể cần thiết phải sờ để phát hiện biểu hiện và vị trí.

Bệnh học loạn dưỡng giao cảm phản xạ

Ở giai đoạn sớm, đau, nhạy cảm với đau, tăng cảm có thể đúng ở vị trí vùng tổn thương, và chi có thể ấm, khô, lồi, và đỏ hoặc tím nhẹ, chi được giữ ở vị trí cố định bởi những khối cơ.

Tím và đỏ đau đầu chi

Đỏ đau đầu chi là một rối loạn giãn mạch kịch phát cả hai bên, nguyên nhân chưa được biết. Đỏ đau đầu chi tự phát xuất hiện trên người khoẻ mạnh bình thường, hiếm khi ở trẻ em, ở nam giới và nữ giới là tương đương.

Mạng xanh tím hình lưới trên da

Mạng xanh tím hình lưới phần lớn biểu hiện ở đùi và cẳng tay và có thể ở phía dưới bụng, phần lớn nó đước báo trước khi trời lạnh. Màu sắc có thể thay đổi thành màu hơi đỏ khi thời tiết ấm nhưng không phải biến mất hoàn toàn.

Bệnh raynaud và hiện tượng raynaud

Bệnh Raynaud hoặc hiện tượng Raynaud có tính chất xuất hiện từng đợt trắng hoặc tím hoặc trắng sau đó là tím ở ngón tay (hiếm khi ngón chân), xuất hiện khi lạnh hoặc khi xúc động.

Bệnh nghẽn động mạch do Cholesterol

Ở vài bệnh nhân xơ vữa động mạch nặng gồm cả động mạch chủ và các nhánh của nó, dễ dàng nhận thấy một hội chứng do các vi nghẽn mạch từ các mảng xơ vữa.

Viêm động mạch tự phát Takayasu: bệnh vô mạch

Bệnh vô mạch phải được phân biệt với các tổn thương mạch ở quai động mạch chủ do xơ vữa, dù rằng do xơ vữa ở cả hai chi đưâi có biểu hiện khác nhau. Về mô học, tổn thương động mạch phân biệt với viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Viêm mạch huyết khối tắc nghẽn: bệnh buerger

Bệnh Buerger là một quá trình từng đợt từng đoạn bị nhiễm khuẩn và huyết khối ở động mạch và tĩnh mạch, chủ yếu ở chân. Nguyên nhân chưa được biết.

Tắc động mạch huyết khối cấp

Tắc động mạch không hoàn toàn, mạn tính thuờng là do có thiết lập được tuần hoàn bàng hệ, và lưu lượng máu sẽ tăng qua tuần hoàn bàng hệ một khi có tắc tuần hoàn.

Tắc nghẽn động mạch cấp

Ở chân, triệu chứng đầu tiên thường là đau, tê cóng, lạnh và đau nhói. Không bắt được mạch ở động mạch bị tắc, lạnh, có những đốm hoặc xanh, giảm hoặc mất cảm giác và yếu, co thắt cơ, hoặc liệt.

Thiểu năng động mạch nội tạng

Đột ngột xuất hiện đau thắt bụng liên tục hoặc như bó chặt ở thượng vị và quanh rốn phối hợp với thấy rất ít hoặc không có gì qua khám bụng và thường bạch cầu tăng cao gọi là một trong sự cố của hệ mạc treo tràng trên.

Tắc mạch não

Tai biến mạch máu não thoáng qua có thể là biểu hiện sớm nhất của loét hoặc hẹp động mạch. Nó thường chỉ kéo dài trong vài phút nhưng có thể tái diễn trong 24 giờ.

Bệnh động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Biểu hiện thần kinh của đái tháo đường với giảm hoặc mất nhận cảm của ngón chân và bàn chân có thể có, đưa đến tổn thương hoặc đê doạ loét mà có thể không để ý bởi vì không có đau.

Tắc động mạch cẳng chân và bàn chân

Toàn bộ các biểu hiện có thể có của bệnh mạch ở cẳng chân và bàn chân không thể mô tả ở đây, chỉ có thể trình bày những khía cạnh lâm sàng chủ yếu có giá trị ở những bệnh nhân này.

Tắc động mạch đùi khoeo

Khập khiễng cách hồi thấy ở bắp chân và bàn chân. Teo riêng biệt phần thấp cẳng chân và bàn chân, với rụng lông và teo da và tổ chức dưới da, và giảm kích thước cơ.

Tắc động mạch chủ và động mạch chậu

Tắc động mạch chủ và động mạch chậu thường gặp từ đoạn gốc đến chỗ phân nhánh của động mạch chậu gốc và ở đoạn tận đến chỗ phân nhánh động mạch chủ.

Bệnh xơ vữa động mạch có tắc

Tắc động mạch chủ và các nhánh của nó là nguyên nhân thường gặp gây ra tàn tật. Nó cũng là một xác nhận về tỷ lệ tử vong của bệnh nhân tim mạch và những cuộc mổ mà họ trải qua.

Phình tách động mạch chủ

Máu lách vào thành động mạch chủ, gây tách động mạch chủ. Chỗ tách nói chung bắt đầu từ đoạn gốc động mạch chủ ngay trên van động mạch chủ hoặc đầu còn lại ở chỗ phân nhánh động mạch dưới đòn trái.

Phình động mạch ngoại vi

Phần lớn các loại khác của phình mạch ngoại vi là ở động mạch đùi. Hầu hết tất cả là xơ vữa động mạch và xuất hiện trên nam giới, thường bị cả hai bên.

Phình động mạch chủ ngực

Nếu nó có đi kèm bệnh van động mạch chủ, thay động mạch chủ là cần thiết, cũng có thể có chỉ định tái lập lại động mạch vành họặc cầu nối chủ vành.

Phình động mạch chủ bụng

Phình ở đoạn động mạch chủ ở trên ít gặp hơn. Đường kính của động mạch chủ dưới chỗ phân nhánh động mạch thận bình thường là 2 cm, khi đường kính vượt quấ 4 cm là nghi ngờ phình mạch.