Tổn thương mí mắt và lệ bộ

2016-07-14 12:46 PM

Chắp là một loại u hạt của tuyến Meibomius có thể tiếp theo lẹo. Nó được đặc trưng bằng phù nề, chắc nhưng không căng của mí trên hoặc mí dưới.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Lẹo mắt

Lẹo là một áp xe do tụ cầu phổ biến đặc trưng bằng hiện tượng đỏ, phù, cấp diễn ở một vị trí của mí trên hoặc mí dưới. Lẹo trong mí là áp xe của tuyến Meibomius nổi lên khỏi diện của kết mạc mí. Lẹo ngoài nhỏ hơn và khu trú ở bờ mí. Triệu chứng chính là đau nhức mà cường độ trực tiếp liên quan đến mức độ phù nề.

Đắp gạc ấm có giá trị tốt. Rạch áp xe được chỉ định nếu lẹo không tiêu sau 48 giờ; Trong giai đoạn cấp nên dùng mỡ kháng sinh (bacitracin hoặc erythromycin) bóp vào mắt cứ 3 giờ 1 lần. Lẹo trong có thể có biến chứng viêm tổ chức hốc mắt.

Chắp

Chắp là một loại u hạt của tuyến Meibomius có thể tiếp theo lẹo. Nó được đặc trưng bằng phù nề, chắc nhưng không căng của mí trên hoặc mí dưới. Kết mạc vị trí chắp bị đỏ và phồng cao. Nếu chắp đủ to để chạm vào giác mạc, thị lực có thể bị giảm sút. Chỉ thầy thuốc chuyên khoa mắt mới được quyền trích và nạo chắp.

Khối u

Hột cơm và u hạt của da mí có thể cắt bỏ bởi thầy thuốc không chuyên khoa nếu nó không khu trú ở bờ mí.

Ngoài ra, nó cần được phẫu thuật bởi thầy thuốc chuyên khoa để tránh để lại dấu vết.

Ung thư bao gồm carcinoma tế bào dãy, carcinoma tế bào vảy, carcinoma tuyến Meibomius và u hắc tố ác tính, cần được gửi đi xét nghiệm cơ thể bệnh sau khi cắt bỏ.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi là một tình trạng viêm mạn tính phổ biến của hai bờ mi. Viêm bờ mi phía trước gây tổn thương cho cả da mi, lông mi và các tuyến nước mắt. Tổn thương có thể gây loét do nhiễm tụ cầu hoặc có tiết bã nhờn, hoặc phối hợp với tiết bã nhờn của da đầu, lông mày và tai. Cả hai hình thái đều phổ biến. Viêm bờ mi phía sau là thứ phát sau rối loạn của tuyến Meibomius. Nó có thể do nhiễm khuẩn, đặc biệt do tụ cầu, hoặc do rối loạn nguyên phát của tuyến, khi đó sẽ có sự phối hợp phổ biến với trứng cá đỏ.

Các dấu hiệu là kích thích, cảm giác bỏng, ngứa. Trong viêm bò mi trước, mắt có "vành nhân đỏ", và những vẩy hoặc hạt bám vào lông mi. Trong hình thái do tụ cầu, vảy sẽ khô, bờ mi đỏ và bị loét, lông mi có xu hướng rụng trong hình thái bã nhờn, vẩy sẽ như mỡ, không có loét và bờ mi ít đỏ hơn. Trong hình thái hỗn hợp, phổ biến hơn, cả vẩy khô và nhờn đều có mặt và bờ mi bị đỏ và có thể bị loét. Trong hình thái viêm bờ mi sau, bờ mi bị cương tụ và giãn mao mạch tuyến Meibomius và các lỗ tuyến bị viêm và có tiết tố không bình thường. Bờ mi thường bị cuốn vào trong gây cụp mi nhẹ và nước mắt có thể như có bọt hoặc như dính mỡ một cách bất bình thường.

Cả viêm bờ mi trước và đặc biệt viêm bờ mi sau đều có thể gây biến chứng lẹo, chắp; sai lệch vị trí của mi, của lông mi, gây lông siêu, viêm kết mạc tái phát, viêm giác mạc biểu mô (phần ba dưới), thâm nhiễm chấm ở giác mạc vùng sát rìa, và tân tạo mạch, giác mạc dưới, mỏng giác mạc.

Trong viêm bờ mi trước, tình trạng sạch của da đầu, của bờ mi là thiết yếu do việc điều trị tại chỗ có hiệu qủa. Hàng ngày cần lấy vảy bằng bông thấm nước và xà phòng dùng cho các em nhỏ. Hàng ngày cần bôi mỡ kháng sinh loại cacitracin hoặc erythromycin lên bờ mi bằng que bông. Cần làm xét nghiệm kháng sinh đồ đối với viêm bờ mi nặng do tụ cầu.

Trong viêm bờ mi sau nhẹ, chỉ cần nặn tuyến Meibomiứs là đủ. Viêm kết mạc và giác mạc là biểu hiện cần thiết phải điều trị tích cực, bao gồm điều trị kéo dài bằng kháng sinh liều thấp toàn thân, thông thường với tetracyclin (250 mg/2 lần/ngày) hoặc erythromycin (250 mg/3 lần/ngày) và corticoid ngắn ngày bôi tại chỗ (prednisolone 0,125% ngày 2 lần).

Điều trị tại chỗ bằng kháng sinh có thể có ích nhưng cần điều trị ngắn ngày vì có thể ngộ độc do thuốc.

Cụp mi và lộn mi

Cụp mi (lộn mi vào trong, thông thường là mi dưới) đôi khi xuất hiện trên người cao tuổi, hậu qủa của thoái hóà lớp cơ mỏng của mi hoặc hậu qủa của hiện tượng làm sẹo phát triển của kết mạc và sụp mi. Phẫu thuật điều trị có chỉ định khi lông mi cọ xát vào giác mạc.

Lộn mi ra phía ngoài ở mi dưới, hay thấy trên người cao tuổi. Phẫu thuật có chỉ định khi lộn mi gây chảy nước mát nhiều, viêm giác mạc do hở khe mắt hoặc nhằm mục đích thẩm mỹ.

Viêm túi lệ

Viêm túi lệ là nhiễm khuẩn của túi lệ do nước mắt - mũi bị tắc. Nó có thể cấp tính hoặc mạn tính và hay xuất hiện trên các em nhỏ tuổi và trên người lớn ngoài 40 tuổi. Thông thường nó chỉ ở một bên. Trong viêm túi lệ cấp, các tác nhân gây bệnh thông thường là tụ cầu vàng và liên cầu gây tan huyết. Trong viêm túi lệ mạn, tác nhân là streptococcus pneumoniae (và hiếm thấy là nấm candida albicans). Viên nhiễm hỗn hợp hiếm thấy.

Viêm túi lệ cấp đặc trưng bằng đau, phù nề căng phồng và đỏ ở vùng túi lệ. Có thể nặn được mủ. Trong viêm mạn, chảy nước mắt và tiết dử là những dấu hiệu chính và mủ nhầy hoặc mủ đặc cũng có thể nặn ra được.

Viêm túi lệ cấp được điều trị có hiệu qủa bằng kháng sinh toàn thân. Tuy nhiên nó hay tái phát nếu không giải quyết được tình trạng tắc lệ đạo.

Hình thái mạn có thể giữ ổn định bằng kháng sinh. Tuy nhiên giải quyết tắc lệ đạo bằng phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để.

Bài viết cùng chuyên mục

Liệt vận nhãn

Chấn thương là nguyên nhân chính mắc phải của dây IV, đặc biệt khi ở hai mắt những khối u trong não và những nguyên nhân giống như trong liệt dây III cũng cần được chú ý.

Khám mắt

Đo thị trường đối chiếu là một phương pháp rất có giá trị để phát hiện các thu hẹp thị trường.

Di vật kết giác mạc

Cần nhấn mạnh là biểu mô giác mạc nguyên vẹn là một hàng rào có ích để chống nhiễm khuẩn nhưng một khi biểu mô bị tổn thương nó sẽ rất dễ dàng bị nhiễm khuẩn.

Viêm tổ chức hốc mắt

Ngoài ra còn có tổn thương màng não và não. Sự đáp ứng đối với kháng sinh rất tốt những áp xe khi hình thành cần được tiến hành phẫu thuật dẫn lưu.

Viêm kết mạc và giác mạc do hóa chất

Cần bắt đầu ngay tra kháng sinh tại chỗ. Trong bỏng vừa và nặng, cần tra nhiều corticoid và vitamin C tại chỗ và toàn thân.

Tắc động mạch và tắc nhánh trung tâm võng mạc

Viêm tĩnh mạch do tế bào khổng lồ cần được loại trừ đối với tất cả bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt do nguy cơ rất cao trong những ngày đầu của tổn thương ở mắt bên kia.

Thoát huyết dịch kính

Mắt không bị viêm và dấu hiệu chính của chẩn đoán là không thể quan sát đáy mắt mặc dầu thể thủy tinh vẫn trong suốt.

Những mối liên quan đến mắt

Bệnh nhân cận thị cần được báo động về nguy cơ bong võng mạc, và cần được thông báo về tầm quan trọng của việc mô tả những triệu chứng liên quan.

Hạt kết mạc góc mắt và mộng thịt

Hạt kết mạc góc mắt rất hiếm khi phát triển nhưng hiện tượng viêm có thể xuất hiện. Không cần thiết phải điều trị.

Thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi cao

Trong thoái hóa tiết dịch, giảm thị lực bắt đầu nhanh hơn, mức độ nặng hơn và cả hai mắt bị đau nối tiếp nhau trong khoảng vài ba năm.

Viêm màng bồ đào

Trong viêm màng bồ đào sau có tế bào viêm trong dịch kính, tổn thương viêm có thể có ở võng mạc và hắc mạc.

Tổn thương xé rách ở mắt

Mắt được băng nhẹ và bảo vệ bằng một vỏ kim khí, dựa trên xương hốc mắt trên và dưới. Bệnh nhân cần được hướng dẫn không bóp vào mắt đã nhắm kín để mát càng yên càng tốt.

Mù mắt thoáng qua

Trên các bệnh nhân không có bệnh ở động mạch cảnh, hoặc ở tim, đặc biệt trên người trẻ, mù mắt, thoảng qua được nghĩ đến là do co thắt mạch máu võng mạc.

Tổn thương thần kinh thị giác phần trước do thiếu máu cục bộ

Trong hình thái không phổ biến, tiến triển của tổn thương thị thần kinh phần trước thiếu mảu không do viêm mạch máu đặc trưng bằng giảm thị lực tăng lên trong 6 tuần lễ từ khi bắt đầu đã áp dụng cách đục lỗ bao thị thần kinh.

Phù gai thị

Viêm thị thần kinh gây giảm thị lực, nhiều khi có điểm mù trung tâm, mất cảm nhận màu sắc và tổn thương đồng tử tương đối do thần kinh quy tâm.

Bong võng mạc

Vùng thái dương trên là vị trí phổ biến nhất của bong, diện bong ngày càng phát triển nhanh chóng, làm cho thị lực cũng mất theo tương ứng.

Loét giác mạc

Bệnh nhân than phiền bị đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và giảm thị lực. Mắt đỏ, chủ yếu quanh rìa giác mạc, có thể có tiết dử mủ hoặc nước.

Viêm thần kinh thị giác

Trong tất cả cảc hình thái của viêm thị thần kinh, teo gai thị sẽ xuất hiện sau đó, nếu có sự phá hủy của sợi thần kinh với số lượng đủ.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh mắt

Thông thường sợ ánh sáng là do tình trạng viêm của giác mạc, không có thể thủy tinh, viêm màng bồ đào hoặc bạch tạng.

Kính tiếp xúc: sử dụng và biến chứng

Loại kính sử dụng một lần không có nguy cơ gây loét giác mạc. Những hệ thống không dùng phương pháp rửa kính rất dễ gây viêm giác mạc do acanthamoeba.

Đụng giập mắt

Một tổn thương đủ trầm trọng để gây chảy máu tiền phòng tạo nên nguy cơ thoát huyết tái phát, có thể gây glocom khó chữa và mất thị lực vĩnh viễn.

Glocom góc mở

Trong glocom góc mở, nhãn áp cao thường xuyên sau nhiều năm, nhiều tháng, hậu qủa sẽ là teo gai thị với mất thị lực đi từ thu hẹp nhẹ của thị trường phía giữa trên đến mù hoàn toàn.

Bệnh mắt do bệnh tuyến giáp trạng

Biến chứng quan trọng nhất là giác mạc bị bộc lộ và thị thần kinh bị chèn ép, cả hai đều có thể dẫn đến giảm sút thị lực trầm trọng.

Viêm giác mạc do tia cực tím

Khám bằng đèn khe sau khi tra thuốc nhuộm huỳnh quang vô trùng sẽ phát hiện chấm tỏa lan bắt mầu ở cả hai giác mạc.

Nguyên tắc điều trị các nhiễm khuẩn mắt

Sulfomid còn có thuận lợi thêm là ít gây dị ứng và có tác dụng chống nhóm chlamydia. Thuốc có thể dùng dưới dạng mỡ hoặc nước.