Bệnh mắt do bệnh tuyến giáp trạng

2016-08-10 11:59 AM

Biến chứng quan trọng nhất là giác mạc bị bộc lộ và thị thần kinh bị chèn ép, cả hai đều có thể dẫn đến giảm sút thị lực trầm trọng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh của tuyến giáp trạng là một hội chứng lâm sàng gây nên bởi sự ngưng đọng của mucopolysaccharid và thẩm lậu tế bào kèm viêm mạn tính của tổ chức hốc mắt, đặc biệt vào các cơ ngoài nhãn cầu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện rối loạn chức năng tuyến giáp trên lâm sàng hoặc trên các xét nghiệm, với kháng thể tuyến giáp cao thêm, hoặc không có sự bất bình thường nào được phát hiện ở ngoài hốc mắt.

Dấu hiệu lâm sàng đầu tiên là mắt lồi, mi mắt bị co kéo và mi mắt tích lại sau, phù nề kết mạc nhãn cầu và viêm thượng củng mạc, tổn thương cơ ngoài nhãn cầu do sự hạn chế vận động của các cơ. Dấu hiệu do hậu qủa của những tổn thương trên là sự giảm sút về mỹ quan, kích thích bề mặt nhưng thường đáp ứng tốt với nước mắt nhân tạo, có song thị, cần được điều trị bảo tồn (ví dụ dùng lăng kính) trong những giai đoạn hoạt tính của bệnh và chỉ dùng phẫu thuật khi bệnh ở tình trạng không thay đổi ít nhất 6 tháng.

Biến chứng quan trọng nhất là giác mạc bị bộc lộ và thị thần kinh bị chèn ép, cả hai đều có thể dẫn đến giảm sút thị lực trầm trọng. Điều trị bằng chống sự chèn ếp hốc mắt một cách cấp cứu, hoặc bằng thuốc với liều lượng cao corticosteroid (prednisolon 80 - 100mg/ngày) mặc dù thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, bằng điều trị X quang, hoặc tốt hơn cả bằng phẫu thuật, thông thường bằng cắt bỏ rộng rãi xương ở thành giữa và sàn hốc mắt.

Điều trị tối ưu của tổn thương tuyến giáp có mức độ trầm trọng vừa phải còn đang được bàn cãi. Steroid uống, chiếu tia X quang, hoặc chống chèn ép bằng phẫu thuật, tất cả đã được nêu lên, nhưng có nguy cơ của hiệu qủa phụ tại chỗ hoặc toàn thân từ cả 3 phương pháp.

Khâu cơ phía bên có thể áp dụng tới trường hợp giác mạc bị bộc lộ vừa phải hay trầm trọng. Các kỹ thuật xử trí mi mắt có kết qủa đặc biệt tốt đối với cơ kéo mi nhưng không được thực hiện cho đến khi tổn thương hốc mắt hoàn toàn yên. Việc giải chèn ép hốc mắt và phẫu thuật cơ ngoài nhãn cầu đã được tiến hành khi cần thiết.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm