- Trang chủ
- Sách y học
- Sách châm cứu học
- Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)
Châm cứu phong huyết (tai biến mạch máu não)
Trụy tim mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Chứng phong huyết thường do rối loạn tuần hoàn máu ở não, bao gồm các bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương do chảy máu não, huyết khối não, tắc mạch máu não và chảy máu khoang dưới nhện…Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là liệt nửa người, rối loạn tâm thần và hôn mê.
Theo Đông y, có thể nhẹ và thể nặng. Thể nhẹ do các đường kính bị tổn thương, triệu chứng gồm có rối loạn vận động và cảm giác ở các chi. Thể nặng do hậu quả của phủ tạng bị tổn thương và biểu hiện bằng thực chứng hoặc hư chứng.
Triệu chứng của thực chứng gồm: Trụy tim - mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhìn trừng trừng, tay nắm chặt, hàm cứng, mặt đỏ bừng, tiết nhiều đờm dãi, tiếng thở thô ráp, bí đái, bí ỉa.
Triệu chứng của hư chứng gồm: Trụy tim - mạch đột ngột, hôn mê, mắt nhắm nghiền, tay duỗi thẳng, miệng há, da mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi khắp trán và mặt, thở khò khèn, người lạnh toát, chân tay nhớt lạnh, đái ỉa dầm dề, mạch yếu.
Điều trị: Chọn huyệt tại chỗ và phối hợp huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch. Cường độ và phương pháp kích thích tuỳ thuộc thời gian diễn biến của bệnh và thể trạng bệnh nhân mà quy định.
Chỉ định huyệt:
Giai đoạn cấp tính:
Chứng thực: Kích thích mạnh, không lưu kim: Nhân trung, Thập tuyên (kỳ huyệt), Thái xung, Phong long, Bách hội, Dũng tuyền.
Chứng hư: Cứu huyệt Thần khuyết và huyệt Quan nguyên.
Giai đoạn mạn tính: Kích thích mạnh với cường độ thích hợp.
Chi trên: Định suyễn (kỳ huyệt), Kiên ngung, Ngoại quan, Khúc trì, Hợp cốc.
Chi dưới: Thận du, Đại trường du, Ân môn, Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Giải khê.
Mất ngôn ngữ: Liêm tuyền, Á môn, Thông lý.
Liệt mặt: Hạ quan, Giáp xa, Thừa tương.
Ghi chú (a) Trong giai đoạn cấp tính của xuất huyết não và xuất huyết khoang dưới nhện, cần cho bệnh nhân nghỉ tuyệt đối yên tĩnh, nằm đầu hơi cao. Kết hợp điều trị Đông y - Tây y, như áp dụng các biện pháp khử nước, cho ra mồ hôi, giảm đau, cầm máu, giảm huyết áp. Cần đo huyết áp trước, trong và sau khi châm cứu, nếu thấy tăng huyết áp rõ rệt, phải ngừng châm cứu. (b) Trong trường hợp tắc mạch máu não, giai đoạn đầu của huyết khối não, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường và giữ yên tĩnh. Kết hợp điều trị Đông - Tây y, dùng các thuốc giãn mạch và những thuốc có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu. Ở bệnh nhân có bệnh tim, phối hợp các phương pháp điều trị khác. (c) Sau giai đoạn cấp tính, cần hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các chi bị tổn thương để chóng được hồi phục, tránh tình trạng liệt nửa người. Mỗi ngày châm một lần, lưu kim 15 - 20 phút; mỗi liệu trình 10 lần châm. Sau mỗi liệu trình, nghỉ châm 5 - 7 ngày.
Bài viết cùng chuyên mục
Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu
Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể.
Châm cứu đau dây thần kinh hông to
Nghiệm pháp nâng cẳng chân duỗi dương tính, bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân duỗi và từ từ nâng chân lên tạo thành một góc 30, 40 độ với mặt giường.
Châm cứu đau khuỷu tay
Có tiền sử chấn thương cấp tính sưng đau, tụ máu hoặc chảy máu tại chỗ. Tuỳ vị trí tổn thương, đau hoặc giảm chức năng có thể khác nhau.
Thủ thuật bổ tả trong châm cứu
Bổ dùng thủ thuật Thiêu sơn hỏa có thể gây được cảm nóng ấm ở chỗ châm hoặc có khi cả toàn thân. Thủ thuật này phối hợp ba thủ thuật trên cùng làm.
Châm cứu nôn do thai nghén
Có thể coi đó là những biểu hiện bình thường, nhưng nếu nôn quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khoẻ của thai phụ, thì có thể coi đó là trường hợp bệnh lý.
Châm cứu viêm rưột cấp tính, kiết lỵ
Triệu chứng của bệnh lỵ cấp tính tương tự như trong bệnh viêm ruột, nhưng có mót rặn, phân ít và có máu hoặc chất nhầy.
Tám mạch khác kinh (Kỳ kinh bát mạch)
Nhâm có nghĩa là trách nhiệm, có chức năng hướng dẫn. Mạch Nhâm chạy theo đường giữa trước thân và quản lý tất cả các kinh âm, vì thế còn có tên “bể của các kinh âm”.
Châm cứu bướu giáp đơn thuần và cường năng tuyến giáp
Trạng thái kích thích, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thêm ăn, lồi mắt, run ngón tay kèm tuyến giáp phì đại, có tiếng thổi tim và sờ thấy rung miu.
Phép cứu trong điều trị châm cứu
Cứu không thành sẹo: đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau.
Châm cứu chuyển dạ kéo dài
Chuyển dạ kéo dài nghĩa là sinh đẻ chậm, ảnh hưởng đến sự ra đời của đứa trẻ. Nguyên nhân có thể do dạ con co bóp chậm và yếu. Châm cứu có thể thúc đẻ được nhờ tác dụng gây co bóp dạ con.
Châm cứu thiếu sữa
Khi vú không căng, hoặc sữa xuống không đủ nhu cầu của trẻ sơ sinh sau khi đẻ 48 giờ, được coi là thiếu sữa. Nguyên nhân do cơ thể suy nhược, chán ăn, quá xúc động hoặc cho bú không đúng cách.
Châm cứu cảm cúm
Triệu chứng lâm sàng thường là: ớn lạnh đột ngột rồi sốt 390C hoặc cao hơn, kèm theo nhức đầu nhiều; đau mỏi tứ chi.
Châm cứu viêm quầng
Tổn thương hơi nhô lên với những bờ quầng rõ ràng, giữa quần màu xám. Các hạch bạch huyết tại chỗ, có thể sưng to; có thể có những triệu chứng toàn thân như sốt, gai rét, nhức đầu.
Châm cứu đau vai
Đau vai là một triệu chứng thường gặp do bong gân, hoặc do các phần mềm quanh khớp vai hoạt động quá mức, có thể gây viêm quanh khớp vai, viêm gân trên gai, viêm hôm dưới mỏm cùng vai.
Châm cứu viêm amiđan, viêm hầu họng
Chất dịch viêm màu hơi trắng bám rải rác ở bề mặt amiđan, màng này có thể bóc dễ dàng, không gây chảy máu. Đây là dấu hiệu để chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch hầu.
Châm cứu suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em là một hội chứng do nhiều bệnh mạn tính khác nhau gây ra, như ăn kém tiêu, dinh dưỡng kém, ký sinh trùng đường ruột, hoặc các bệnh gây suy mòn mạn tính.
Châm cứu viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi mạn tính chủ yếu là viêm nhiễm niêm mạc mũ kéo dài, gây viêm mạn tính niêm mạc và tổ chức bên dưới niêm mạc mũi. Thường nghẹt mũi từng đợt xen kẽ, chảy nhiều dịch mũi.
Châm cứu bệnh đường mật
Nếu giun chui ống mật hay sỏi mật xảy ra cùng một lúc, thường có cơn đau cấp tính cao độ, điểm đau rõ rệt ở phía phải bụng trên.
Lộ trình và hội chứng bệnh của 12 kinh chính trong châm cứu
Mỗi kinh chính đều có vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của thân thể và tạng phủ bên trong. Vì vậy, mỗi kinh đều bao gồm một lộ trình bên ngoài và một lộ trình bên trong.
Châm cứu bệnh tim mạch
Điều trị: Chọn các huyệt Bối - du trên kinh Bàng quang là chủ yếu, phối hợp những huyệt vị thuộc kinh Tâm và kinh Tâm bào lạc.
Châm cứu đái dầm
Đái dầm là tình trạng không kiềm chế được tiểu tiện trong lúc ngủ say, thường gặp ở trẻ em trên 3 tuổi, đôi khi xảy ra ở người lớn. Nguyên nhân bệnh thường do tình trạng thiểu sản trung tâm điều hoà tiểu tiện ở não.
Châm cứu say nóng
Trong trường hợp say nóng, các biện pháp cứu chữa phải được áp dụng nhanh chóng, triển khai mau lẹ; nếu không, có thể dẫn đến hậu quả xấu.
Châm cứu động kinh
Các huyệt nhóm b và c có thể áp dụng xen kẽ trong thời kỳ ngừng cơn. Động kinh chỉ là một triệu chứng, ngoài châm cứu, cần sử dụng thuốc men tuỳ trường hợp bệnh lý.
Châm cứu viêm nhiễm trong khung chậu
Khám thấy: đau khi chạm vào cổ tử cung, đau nhức thân tử cung, đau bụng dưới thể hiện rõ những cơn đau trội lên.
Châm cứu đinh nhọt
Sau vài ngày thì có mủ, đau sẽ dịu bớt khi thoát mủ. Nếu đinh nhọt được chích nặn quán sớm, thường có sốt, đau nhức, rối loạn tâm thần, chóng mặt, nôn nao và chỗ viêm sẽ lân rộng.