Bài giảng răng và bộ răng

2012-11-11 08:56 PM

Tủy có 2 nhiệm vụ: tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sát vách tủy hoặc chui vào các ống ngà.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các khái niệm cơ bản

Hệ thống nhai

Bao gồm răng, nha chu, xương hàm, khớp thái dương hàm, các cơ nhai, các dây thần kinh, mạch máu, hệ thống tuyến nước miếng, hệ thống môi - má - lưỡi.

Cơ quan răng

Là một đơn vị cấu tạo và chức năng của bộ răng, bao gồm răng và nha chu:

Răng là bộ phận chính, trực tiếp nhai nghiền thức ăn.

Nha chu là bộ phận nâng đỡ và giữ răng tại chỗ, trực tiếp chịu ảnh hưởng của lực nhai.

Bộ răng là sự sắp xếp có tổ chức của các cơ quan răng.

Cấu trúc sinh học mô răng

Mô răng bao gồm mô cứng (men, ngà) và mô mềm (tủy).

Men răng

Là một mô calci hóa cao độ.

Thành phần gồm (tính theo khối lượng):

95% vô cơ (Calci, Phospho, Magnésium, CO3, Na, F, Ca-P).

1% hữu cơ (Protein và Lipid).

4% nước.

Men răng được hình thành và định hình từ trước khi răng mọc.

Sau khi răng mọc (trong khoảng từ 2 đến 3 năm ) trong đời sống men răng diễn ra quá trình trưởng thành, chủ yếu là quá trình hình thành các phức chất do trao đổi chất với môi trường nước miếng làm cho các tinh thể (Hydroxyapatit và Fluoroapatit) là những đơn vị cấu tạo nên các trụ men, có sự thay đổi so với men răng hình thành khi chưa mọc hay mọc.

Phản ứng của men răng trong đời sống của răng mang đậm những đặc trưng của một vật liệu calci hóa cao độ.

Ngà răng

Cũng là một mô calci hóa cao độ nhưng ít hơn men răng.

Thành phần gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% là nước.

Trong ngà có nhiều ống nhỏ chứa các đuôi nguyên sinh chất của các tạo ngà bào, ống ngà có đường kính khoảng 5-10 ìm (1ìm = 10 –6  m, 1nm = 10 –9 m).

Trên 1mm2 cắt ngang qua ngà răng có khoảng từ 20.000 đến 50.000 ống ngà, ngà răng như vậy là một mô tương đối xốp và đàn hồi.

Tủy răng

Là một mô liên kết đặc biệt giàu mạch máu và thần kinh.

Có một loại tế bào đặc biệt là các tạo ngà bào xếp thành một hàng ở sát vách tủy.

Các tạo ngà bào liên tục tạo ra ngà (ngà thứ phát) làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại.

Tủy có 2 nhiệm vụ: tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây thần kinh với các đầu tận cùng ở sát vách tủy hoặc chui vào các ống ngà.

Cảm giác của răng qua hệ thống tủy là rất đặc biệt vì:

Không đặc hiệu về vị trí.

Không đặc hiệu về nguyên nhân gây ra cảm giác.

Do ở trong buồng kín và do cấu trúc của hệ mạch máu, tủy răng vừa dễ bị viêm vừa dễ bị hoại tử vì phản ứng viêm đó.

Khi viêm gây đau nhức dữ dội.

Cấu trúc sinh học mô nha chu

Mô nha chu bao gồm xê măng, dây chằng nha chu, nướu răng và xương ổ răng.

Xê măng chân răng

Là một mô dạng xương đặc biệt (có 61% là chất vô cơ, 27% chất hữu cơ rất giàu các sợi collagen, còn 12% là nước) bám chặt vào ngà chân răng và thường bị lấy ra cùng với răng khi nhổ.

Xêmăng được tạo ra trong suốt cuộc đời (nhờ sự hoạt động thường xuyên của nguyên bào tạo xê măng- cementoblast) đặc biệt là ở phía chóp răng làm cho các răng liên tục mọc lên để bù đắp cho sự mòn ở mặt nhai .

Dây chằng nha chu

Là một mô liên kết giàu nguyên bào và tế baò sợi với nhiều mạch máu và thần kinh.

Là những sợi liên kết đặc biệt nối từ cément đến xương ổ răng.

Dây chằng có độ dầy khoảng ¼ mm.

Chức năng :

Giảm chấn động (R bình thường có độ lung lay nhất định).

Truyền lực nhai xuống xương ổ răng.

Nuôi lớp xê măng và xương ổ răng.

Tạo cảm giác định vị và xúc giác.

Nướu răng

Niêm mạc nướu liên tục với niêm mạc miệng.

Gồm nướu dính (là nướu bám vào mặt ngoài của xương ổ răng) và nướu rời.

Ở mặt thân răng của nướu rời  có một vùng biểu mô đặc biệt  gọi là biểu mô bám dính, đó là nơi biểu mô nướu bám dính vào men răng.

Biểu mô nướu được kératin hóa ở mặt ngoài, không keratin hóa ở mặt trong.

Xương ổ răng

Là một phần của xương hàm trên hoặc dưới, làm chỗ tựa cho răng.

Là một mô xương xốp liên tục với xương hàm và tạo thành những huyệt giống với hình thể và số lượng của các chân răng.

Có một vách xương mỏng và cứng bao xung quanh chân răng và là nơi để các dây chằng nha chu bám vào (phiến cứng-lamina dura).

Nếu răng bị nhổ xương ổ răng sẽ bị tiêu dần.

Trong đời sống thì răng cần cho thì đầu tiên để cắt và nghiền cơ học thức ăn, nhưng răng miệng và hệ thống nhai ở người nói chung không góp phần quyết định cho sự sống còn nhưng vẫn là bộ phận trước tiên tiên của cơ thể  tiếp xúc, giao tiếp với thế giới bên ngoài, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với với những người khác trong cộng đồng (chức năng xã hội).

Giữ gìn sự lành mạnh và thoải mái của hệ thống nhai là mục tiêu của người thầy thuốc cũng đồng thời là đòi hỏi của mỗi cá nhân và của cộng đồng.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học bệnh nha chu

Dây chằng nha chu chiếm gần hết khoảng cách giữa răng và xương ổ tạo nên màng nha chu, có nhiều mạch máu và dây thần kinh tạo nên cảm giác xúc giác và định vị.

Nhiễm trùng tuyến nước bọt

Nếu không kể u thì phần lớn bệnh lý còn lại của tuyến nước bọt thường liên quan đến nhiễm trùng cấp hoặc mãn của tuyến mang tai, dưới hàm và có khi cả dưới lưỡi do vi khuẩn, siêu vi hay mycobacteria.

Bệnh học sâu răng

Các acid mạnh thường có sẵn từ các nguồn từ ngoài như carbohydrates ở nước ngọt, các loại nước ngọt tăng cường thể lực, nước chanh vắt và chất dịch hồi lưu bao tử hay ợ chua.

Khối u phần mềm vùng miệng

Nang là một u giả lành tính, phát triển chậm.Là một bọc được lát bởi mô bì và bao quanh là  vách mô liên kết. Chứa chất lỏng hay sền sệt do các tế bào thoái hóa hay từ sự phân tiết của những mô bao bọc nang.

Gãy xương tầng giữa mặt

Khối xương tầng giữa của mặt được cấu tạo nên bởi 13 xương đối xứng từng đôi một (6 đôi xương chẵn và một xương lẻ là xương lá mía hay vách ngăn mũi). Trong đó xương hàm trên và xương gò má là xương to và cơ bản.

Bệnh học nhiễm trùng răng hàm mặt

Đa số các bệnh nhiễm trùng vùng hàm mặt là do răng bị sâu sau đó tiến triễn thành tủy thối hoặc viêm quanh chóp cấp tính hay mãn tính, khi có mủ ở chóp răng nó thoát ra theo ba đường: ống tủy, màng nha chu, xương ổ răng ở trường hợp này mủ có thể vào đến xương hàm.

Xử trí ngoại khoa nhiễm trùng hàm mặt

Kháng sinh là là 1 chất có nguồn gốc sinh học hay tổng hợp, có tác dụng chống lại sự sống của vi khuẩn bằng cách tác động đặc hiệu lên 1 giai đọan chính.

Khối u phần xương hàm mặt

Thường liên quan đến răng vĩnh viễn mọc trễ, R8 hàm dưới hay R3 hàm trên. Khi đó khám thấy thiếu một răng trên cung hàm.

Biểu hiện vùng miệng của nhiễm HIV, AIDS

Bệnh nha chu liên quan đến nhiễm HIV thường có những biểu hiện trầm trọng hơn bệnh nha chu thông thường, đáp ứng kém hơn với điều trị cổ điển.

Gãy xương hàm dưới

Bầm tím nướu + đáy hành lang và sàn miệng. Có thể rách niêm mạc nướu. Kẻ răng nơi đường gãy đi qua rộng ra, lung lay. Có thể gãy hoặc mất răng. Khớp cắn sai ít.

Biểu hiện vùng miệng của nhiễm HIV ở người trưởng thành

Có rất nhiều biểu hiện vùng miệng của nhiễm HIV ở người trưởng thành đã được ghi nhận. Một số những biểu hiện này đã được để ý rất sớm vào lúc dịch bệnh mới được phát hiện ở những người đồng tính luyến ái.

Cấp cứu chấn thương hàm mặt

Nếu lưỡi có khuynh hướng tụt ra sau, cho bệnh nhân nằm đầu nghiêng 1 bên, dùng kẹp kéo lưỡi hoặc xỏ chỉ qua đầu lưỡi kéo ra trước.

Khối u phần mềm vùng má trán

Do tính chất đa dạng về lâm sàng của u máu nói chung cũng như sự phức tạp trong tiến triển cộng với những tác động về mặt tâm lý.

Khối u phần mềm vùng nướu (lợi)

Do kích thích tại chỗ và sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ thai nghén (estrogen và progesteron). Có thể mất sau sanh. Loại bỏ kích thích tại chỗ (mảng bám răng) bằng phương pháp VSRM, lấy vôi răng..

Bài giảng viêm tủy và quanh chóp răng

Đau tự nhiên thoáng qua từ 3-5 phút, đau tăng khi có kích thích (ngọt, chua, nóng, lạnh ..v..v), hết kích thích vẫn còn đau kéo dài một phút. Tính chất đau : đau nhói khu trú.