Sử dụng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận

2012-11-12 12:42 AM

Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của thuốc và khả năng thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những vấn đề cần cân nhắc trong sử dụng thuốc cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận

Hầu hết các loại thuốc đều được bài xuất qua thận. Việc suy giảm chức năng thận có thể gây ra nhiều vấn đề trong việc dùng thuốc điều trị, bởi những lý do dưới đây:

Không bài xuất được thuốc hoặc chất chuyển hoá của thuốc có thể gây nhiễm độc.

Người bệnh bị suy thận kém chịu đựng được các tác dụng phụ không mong muốn.

Có một số thuốc không có hoặc giảm hiệu quả khi chức năng thận bị suy giảm.

Một số nguyên tắc khi dùng thuốc ở người bệnh bị suy thận

Luôn dùng số thuốc cần thiết ở mức tối thiểu.

Cần tránh, nếu có thể, các thuốc gây độc cho thận.

Cần điều chỉnh liều dùng của nhiều loại thuốc cho người bệnh bị suy thận để tránh nhiễm độc và đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Mức độ suy giảm chức năng của thận để điều chỉnh liều của thuốc. Mức độ này phụ thuộc vào mức độc hại của thuốc và khả năng thuốc đó được bài xuất hoàn toàn qua thận hay được chuyển hoá một phần thành các chất chuyển hoá không hoạt động.

Nhìn chung, tất cả người bệnh bị suy giảm chức năng thận có thể sẽ gặp nguy cơ xấu khi được dùng thuốc với liều bằng với liều cho người bệnh có chức năng thận bình thường.

Điều chỉnh liều duy trì theo tình trạng lâm sàng. Có thể giảm liều duy trì bằng cách giảm liều ở mỗi lần dùng mà không thay đổi khoảng cách đưa thuốc, hoặc giãn khoảng cách đưa thuốc mà không thay đổi liều.

Chức năng của thận (thể hiện ở mức lọc cầu thận, độ thanh thải creatinin) giảm theo độ tuổi. Vì vậy, đối với người bệnh cao tuổi thì dùng thuốc với liều như liều của bệnh nhân bị suy thận nhẹ.

Cách điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận

Việc điều chỉnh liều được dựa vào mức độ suy thận, thể hiện ở mức lọc cầu thận (GFR) hoặc độ thanh thải creatinin huyết thanh. Bệnh suy thận thường được chia làm 3 mức độ:

Mức độ

GFR (ml/phút)

Creatinin huyết thanh (mmol/L)

Nhẹ

20 - 50

150 - 300

Vừa

10 - 20

300 - 700

Nặng

< 10

> 700

Những thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng

Danh mục các loại thuốc cần tránh hoặc thận trọng khi sử dụng cho người bệnh suy thận được trình bày trong phụ lục 7. Danh mục này bao gồm các thuốc quan trọng hoặc hay được dùng như:

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: captopril, enalapril, perindopril, quinapril.

Aminoglycosid: amikacin, gentamicin, kanamycin, tobramycin.

Thuốc chống ung thư: bleomycin, cyclophosphamid, cisplatin, dacarbazin, methotrexat.

Thuốc chẹn bêta: acebutolol, atenolol.

Cephalosporin: cefadroxil, cefradin, cefazolin, cefuroxim, cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): acid acetylsalicylic, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, meloxicam, naproxen, piroxicam, tenoxicam.

Penicilin: amoxicilin, ampicilin, benzylpenicilin.

Quinolon: ciprofloxacin, acid nalidixic, norfloxacin, ofloxacin.

Tetracyclin ngoại trừ doxycyclin và minocyclin.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị