Mãn kinh ở phụ nữ

2020-06-06 10:41 AM

Khi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ phải điều chỉnh từ trạng thái sinh lý được kích thích bởi estrogen và progesterone sang trạng thái không còn các hormone này.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đến khoảng 40- 50 tuổi, chu kì sinh dục thường bắt đầu bị rối loạn, và sự rụng trứng thường không xảy ra. Sau vài tháng đến vài năm, chu kì kết thúc hoàn toàn. Thời gian chu kì ngừng lại và các hormone sinh dục giảm xuống đến mức gần như biến mất hoàn toàn được gọi là giai đoạn mãn kinh.

Sự bài tiết estrogen trong tuổi sinh sản ở phụ nữ

Hình. Sự bài tiết estrogen trong tuổi sinh sản ở phụ nữ

Nguyên nhân gây ra mãn kinh là do buồng trứng bị “đốt cháy”. Trong độ tuổi sinh sản, có khoảng 400 nang trứng nguyên thủy phát triển thành nang trưởng thành và rụng trứng, và hàng tram đến hàng ngàn trứng bị thoái hóa. Ở độ tuổi 45, chỉ có vài nang nguyên thủy còn lại bị kích thích bởi FSH và LH, và như hình, cho thấy, sự bài tiết estrogen của buồng trứng giảm tương đương với sự giảm số lượng nang trứng và cuối cùng về mức không. Khi sự bài tiết estrogen giảm xuống dưới mức có thể gây ảnh hưởng, estrogen không còn khả năng ức chế sự bài tiết FSH và LH.Thay vào đó, như hình, FSH và LH (chủ yếu là FSH) vẫn được tiết ra sau khi mãn kinh với một lượng lớn và tăng dần, trong khi những nang trứng nguyên thủy còn lại bị teo và sự bài tiết estrogen của buồng trứng giảm xuống hầu như về không.

Khi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ phải điều chỉnh từ trạng thái sinh lý được kích thích bởi estrogen và progesterone sang trạng thái không còn các hormone này. Sự mất đi estrogen thường được đánh dấu bởi sự thay đổi về sinh lý ở các chức năng của cơ thể, bao gồm (1) “cơn bốc hỏa”- có tính chất như nóng bừng da, (2) cảm giác như bị khó thở, (3) cáu gắt, (4) mệt mỏi, (5) bồn chồn, lo lắng, (6) dễ thay đổi trạng thái tâm lý, và (7)suy giảm độ cứng cũng như độ calci hóa xương của cơ thể. Những dấu hiệu này xuất hiện đầy đủ ở khoảng 15% số phụ nữ đến điều trị.

Việc cung cấp một lượng nhỏ estrogen hàng ngày thường cải thiện được các triệu chứng, và với quá trình giảm dần liều, phụ nữ mãn kinh có thể ngăn chặn được những triệu chứng này.

Các thử nghiệm lớn trên lâm sàng cho thấy cung cấ estrogen sau mãn kinh, mặc dù có thể cải thiện các triệu trứng của mãn kinh, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, đièu trị hormone estrogen thay thế không còn được khuyến cáo dùng thường xuyên ở những phụ nữ sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, trong một vài nghiêm cứu chỉ ra rằng liệu pháp estrogen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu được dùng sớm trong những năm đầu sau mãn kinh. Do đó, hiện tại liệu pháp estrogen vẫn được khuyến cáo rằng những phụ nữ sau mãn kinh đang được cân nhắc điều trị hormone estrogen thay thế nên thảo luận với bác sĩ điều trị về lợi ích và nguy cơ của phương pháp này.

Sự bài tiết bất thường của buồng trứng - Thiểu năng sinh dụcsự giảm bài tiết của buồng trứng

Buồng trứng bài tiết hormone thấp hơn bình thường có thể là hậu quả của thiểu năng buồng trứng, không có buồn trứng hoặc gen bất thường buồng trứng làm buồng trứng rối loạn bài tiết hormone bởi vì thiếu hụt emzym tại các tế bào chế tiết. Khi buồng trứng bất thường từ khi sinh ra hoặc buồng trứng bị mất chức năng trước tuổi dậy thì, sẽ xảy ra thiểu năng sinh dục nữ. Trong tình trạng này, đặc tính sinh dục thứ phát không xuất hiện, và cơ quan sinh dục vẫn còn ở hình dạng trẻ em. Đặc biệt tính chất của tình trạng này kéo dài sự phát triển của các xương dài bởi vì các đầu xương không kết hợp vào thân xương sớm như bình thường. Hậu quả là những người lưỡng giới nữ cơ bản là có chiều cao bằng hoặc có thể cao hơn một chút so với nam giới cùng châu lục và cùng chủng tộc.

Khi buồng trứng của người phụ nữ đã phát triển hoàn toàn bị lấy bỏ đi, các cơ quan sinh dục bị thoái hóa, như tử cung co nhỏ kích thước về kích thước tử cung trẻ em, âm đạo trở nên nhỏ lại, niêm mạc mỏng dần và dễ bị tổn thương. Vú cũng bị teo nhỏ và xệ xuống, lông mu cũng thưa đi. Những thay đổi này tương tự như ở phụ nữ mãn kinh.

Rối loạn kinh nguyệt, và hiện tượng vô kinh do thiểu năng sinh dục

Như đã nhắc đến trong phần Mãn kinh, lượng estrogen được bài tiết ở buồng trứng phải đạt ngưỡng nhất định mới có thể tạo ra nhịp chu kì sinh dục. Do đó, trong trường hợp bị thiểu năng sinh dục hoặc khi buồng trứng chỉ bài tiết một lượng nhỏ estrogen sau hậu quả của một số yếu tố khác, ví dụ như suy giáp, chu kì buồng trứng thường không thể diễn ra một cách bình thường. Thay vào đó, giai đoạn có kinh nguyệt sẽ mất nhanh trong vòng vài tháng hoặc kinh nguyệt đột ngột bị mất hoàn toàn (vô kinh). Chu kì buồng trứng bị kéo dài có thể liên quan đến khả năng suy chức năng rụng trứng, có thể do lượng LH tiết ra không đủ để tạo đỉnh LH- rất cần thiết cho sự rụng trứng.

Cường năng buồng trứng

Sự tăng tiết các hormone buồng trứng là một hiện tượng hiếm, bời vì sự bài tiết estrogen quá mức sẽ tự động giảm nồng độ các hormone điều hòa tuyến sinh dục do tuyến yên tiết ra, và làm giới hạn sự bài tiết hormone của buồng trứng. Do đó, sự tăng tiết hormone của feminizing chỉ gặp khi có khối u feminizing phát triển U tế bào hạt (hiếm gặp) có thể phát triển ở buồng trứng, hay xảy ra hơn khi ở độ tuổi mãn kinh. Những u này tiết ra một lượng lớn estrogen , làm ảnh hưởng của estrogen nhiều quá mức cần thiết, bao gồm phì đại nội mạc tử cung và thường gây ra chảy máu từ lớp nội mạc này. Thực tế, chảy máu là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của loại u này.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị