- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Nhận định chung
Mất thính lực có thể đem lại những hậu quả nặng nề cho trẻ, trước hết là đối với việc tập nói và phát triển ngôn ngữ, tiếp đến là làm thay đổi tính nết của trẻ… Mất thính lực càng nặng và xảy ra càng sớm thì hậu quả càng nghiêm trọng. Các hậu quả sẽ được giảm nhẹ rất nhiều nếu điếc được phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ, giáo dục phục hồi chức năng cần thiết.
Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Khi mất thính lực được xác định, việc tìm kiếm kỹ lưỡng nguyên nhân của nó phải được thực hiện.
Nghe kém do nhiễm trùng tai
Điều trị nhiễm trùng tai, nếu mất thính lực vẫn còn hiện diện sau khi đã điều trị nhiễm trùng cần trợ thính cho bé.
Nghe kém không do viêm nhiễm
Nghe kém không do viêm nhiễm nên trợ thính phù hợp theo mức độ khiếm thính và dạng khiếm thính.
Các phương pháp trợ thính cho trẻ
Nên trợ thính sớm ngay sau khi xác định bé bị khiếm thính.
Điếc nhẹ và vừa
Mang máy nghe và học trường thường.
Điếc nặng và sâu
Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng đồng thời tham gia chương trình can thiệp sớm gần nhà. Sau đó đánh giá lại tiến triển về nói và phát triển ngôn ngữ nếu mức phát triển tương đối tốt có khả năng sẽ đuổi kịp hoặc gần kịp các bạn cùng tuổi không bị nghe kém, bé sẽ tiếp tục mang máy nghe và học trường thường. Nếu đánh giá lại không đạt yêu cầu, tốt nhất nên gửi bé đi đánh giá xem có đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai không. Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn là ứng cử viên của cấy điện ốc tai, hay kinh phí gia đình không đáp ứng nổi để cấy điện ốc tai sẽ tiếp tục mang máy nghe và học ở trường chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính. Các trường này sẽ rèn luyện cho cả bố mẹ và trẻ để:
Duy trì việc phát âm của trẻ trong các tháng đầu và phát triển thêm.
Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình.
Khai thác các khả năng cảm thụ khác thay thế, phụ thêm cho thính giác như thị giác, xúc giác.
Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
Luyện khả năng đọc hình miệng.
Bài xem nhiều nhất
Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính
Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (tai mũi họng)
Phác đồ điều trị điếc đột ngột
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)
Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính
Phác đồ điều trị bệnh Ménière
Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang
Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ
Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.
Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương, và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố.
Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.
Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.
Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.
Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.
Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.
Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.
Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.