- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu
Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Xương móng là cấu trúc quan trọng giới hạn sự lan rộng của nhiễm trùng vùng cổ và là mốc giải phẫu trong phẫu thuật áp xe cổ sâu. Do đó, dựa vào sự liên quan với xương móng chia khoang cổ sâu thành ba nhóm:
Khoang mở rộng theo chiều dài của cổ: những khoang cổ sâu dọc theo chiều dài của vùng cổ bao gồm khoang sau hầu, khoang “nguy hiểm”, khoang trước sống và khoang mạch máu thanh mạc.
Khoang trên xương móng: những khoang này nằm trên xương móng bao gồm khoang dưới hàm, khoang quanh hầu, khoang quanh amidan, khoang cơ cắn, khoang thái dương và khoang mang tai.
Khoang dưới xương móng: chỉ có một khoang nằm dưới xương móng là khoang trước thanh mạc.
Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông đến khoang cổ sâu qua hệ thống bạch huyết: nhiễm trùng amidan, hầu; áp xe hoặc nhiễm trùng răng; phẫu thuật vùng miệng; tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng tuyến mang tai; bất thường khe mang; nang giáp lưỡi; viêm tuyến giáp;
Bệnh của hạch lympho có thể tạo mủ và tạo áp xe tại chỗ: viêm hạch vùng cổ; u vùng cổ hoại tử và tạo mủ.
Sự nhiễm trùng có thể lan rộng từ các khoang khác vào khoang cổ sâu qua sự thông nối; viêm xương chũm với viêm đỉnh xương đá, áp xe thể Bezold.
Chấn thương: chấn thương khoang miệng, hầu, vùng cổ, dị vật đường ăn.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang cổ sâu.
Một số trường hợp không rõ nguyên nhân.
Nhiễm trùng khoang cổ sâu được gây ra cùng lúc bởi nhiều tác nhân gây bệnh.
Vi khuẩn hiếu khí, ái khí: H. influenza, S. pneumonia, Klebsiella, Neisseria, Borrelia vincentii.
Vi khuẩn kỵ khí: Peptostreptococcus, Fusobacterium, Bacteroides.
Trực khuẩn gram (-) thường gặp ở người lớn tuổi, đái tháo đường, suy yếu hoặc suy giảm miễn dịch.
Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu
Bảo đảm đường thở
Nếu bệnh nhân có khó thở khò khè do tắc nghẽn đường hô hấp trên: đặt nội khí quản hay mở khí quản.
Trong các trường hợp khó có thể đặt nội khí quản dưới hướng dẫn của ống soi mềm.
Mở khí quản: bệnh nhân tỉnh, gây tê tại chỗ. Trong các trường hợp áp xe Ludwig, cần phải mở khí quản chủ động, nhanh chóng.
Soi thanh quản trực tiếp: có thể làm vỡ áp xe, gây viêm phổi.
Kháng sinh tĩnh mạch
Lâm sàng không cải thiện sau 24 – 48 giờ điều trị nội khoa, nên cho làm lại hình ảnh học và tiến hành phẫu thuật rạch dẫn lưu.
Nhiều trường hợp áp xe cổ sâu có thể thuyên giảm chỉ với điều trị nội khoa.
Kháng sinh: phổ rộng, sử dụng đường tĩnh mạch và liều cao.
Nhóm kháng sinh thường sử dụng trên lâm sàng: Cephalosporin thế hệ III kết hợp với Metronidazole.
Dựa vào đáp ứng lâm sàng (sốt, sưng, tình trạng mủ, tổng trạng...) và kháng sinh đồ để điều chỉnh loại kháng sinh, liều dùng và thời gian sử dụng thích hợp.
Phẫu thuật dẫn lưu
Vị trí rạch dẫn lưu phụ thuộc vào vị trí áp xe và mối liên quan với các cấu trúc khác ở vùng cổ, có thể đường rạch trong miệng hoặc đường rạch dẫn lưu ra ngoài.
Việc chọc hút áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT scan được sử dụng trong các trường hợp áp xe nhỏ, đơn độc, không lan qua các khoang khác nhau trong khoang cổ sâu. Kỹ thuật này giúp tránh các thao tác trên các cấu trúc sinh tồn quan trọng ở vùng cổ.
Biến chứng
Tắc nghẽn đường thở, ngạt thở.
Vỡ áp xe, viêm phổi nặng, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi.
Biến chứng mạch máu: thuyên tắc tĩnh mạch cảnh, vỡ động mạch cảnh.
Viêm trung thất, áp xe trung thất.
Nhiễm trùng cổ sâu tái phát.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn
Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.
Phác đồ điều trị chấn thương thanh khí quản
Dùng soi treo thanh quản cố định lại khớp nhẫn phễu, nếu có tổn thương, đánh giá lại đầy đủ tổn thương, nếu có rách niêm mạc có thể khâu lại.
Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang
Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.
Phác đồ điều trị nang và rò khe mang
Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.
Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp (tai mũi họng)
Với ung thư thể nhú, và nang: thường gặp ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, phẫu thuật là hàng đầu, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết.
Phác đồ điều trị dị vật đường ăn
Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.
Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản
Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em
Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản
Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.
Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em
Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.
Phác đồ điều trị bệnh Polyp mũi
Bệnh polyp mũi do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để có kết quả tốt đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
Phác đồ điều trị xốp xơ tai
Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.
Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài
Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.
Phác đồ điều trị bệnh Ménière
Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.
Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính
Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.
Phác đồ điều trị Polyp mũi
Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi, hoặc xoang, nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng, hoặc bằng dao cắt hút.
Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng
Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.
Phác đồ điều trị vỡ xương đá
Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.
Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp
Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.
Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em
Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại, và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng.
Phác đồ điều trị nấm thanh quản
Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại trừ nhanh tác nhân gây bệnh, nhằm giảm liều thuốc, thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.
Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng
Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.
Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ
Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.
Phác đồ điều trị ù tai
Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.