- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý sản phụ khoa
- Phác đồ điều trị Basedow và thai nghén
Phác đồ điều trị Basedow và thai nghén
Nhận định chung
Khoảng 1-2% số phụ nữ mang thai có rối loạn chức năng tuyến giáp, tăng một cách tương đối ở người phụ nữ lớn tuổi.
Do 2 nguyên nhân: Thiếu Iot do thai nghén và sự thay đổi về miễn dịch do thai nghén dẫn đến rối loạn chức năng của tuyến giáp.
Phác đồ điều trị basedow và thai nghén
Điều trị
Sử dụng các thuốc kháng giáp tổng hợp ở liều tối thiểu để đạt được mức độ bình giáp.
Sử dụng các chế phẩm của Theo-Uracil (PTU, Basdène) vì khả năng qua rau thai của nó thấp và nguy cơ gây ra bất thường thai cũng rất thấp.
Cắt bỏ tuyến giáp thường không được chỉ định làm trong khi có thai.
Việc sử dụng phương pháp điều trị bằng Iot phóng xạ là chống chỉ định tuyệt đối trong suốt thời gian có thai.
Theo dõi
Ở người mẹ theo dõi nồng độ T4 trong suốt quá trình có thai.
Ở thai nhi cần theo dõi siêu âm để phát hiện bướu giáp của thai, theo dõi tiến triển của nó dưới điều trị ở người mẹ.
Tiến triển và biến chứng
Các biến chứng về phía mẹ
Có thể gặp suy tim, tiền sản giật.
Thiếu máu hay nhiễm trùng.
Cơn cường giáp khi chuyển dạ.
Ảnh hưởng đến thai và trẻ sơ sinh
Thai chết lưu, chết ở trẻ sơ sinh.
Chậm phát triển.
Bất thường của xương như hẹp sọ, một số dị dạng khác như thai vô sọ, khe hở môi, màn hầu, không có hậu môn, suy tim.
Đẻ non chiếm 53% và bướu giáp ở trẻ sơ sinh.
Suy giáp bẩm sinh
Cường giáp thai nhi
Cường giáp sơ sinh hay thai nhi rất hiếm gặp với một tỷ lệ 1/4000-1/40000.
Lấy máu thai nhi có thể được chỉ định trong những trường hợp nghi ngờ có rối loạn chức năng tuyến giáp vào tuổi thai 25-27 tuần.
Sử dụng những thuốc chống cường giáp có thể cải thiện một cách nhanh chóng tiến triển của cường giáp ở thai nhi. Sử dụng PTU ( propyl-theo-uracil) tốt hơn là methimazole.
Cường giáp ở trẻ sơ sinh
Cường giáp ở trẻ sơ sinh gặp ở 1% các trẻ mà người mẹ mang kháng thể kháng các thụ cảm quan của TSH.
Cường giáp trẻ sơ sinh được phát hiện thông qua dấu hiệu tăng động của trẻ sơ sinh, ăn nhiều nhưng tăng cân ít, nôn nhiều, ỉa chảy, sốt, tim nhịp nhanh, tăng tiết mồ hôi và ban đỏ. Bướu giáp chỉ có thể gặp ở một nửa số trường hợp. Suy tim ở trẻ sơ sinh là một trong những nguy cơ của trẻ sơ sinh cho nên cần phải chẩn đoán và điều trị sớm tránh nguy sơ suy tim ở trẻ sơ sinh.
Điều trị một cách kinh điển là PTU 5 - 10mg/kg kết hợp với các thuốc Betabloquant.
Bài xem nhiều nhất
-
Phác đồ điều trị rong kinh rong huyết
-
Phác đồ điều trị dọa đẻ non và để non
-
Phác đồ điều trị dọa sẩy thai và sẩy thai
-
Phác đồ điều trị viêm âm đạo
-
Phác đồ điều trị suy hô hấp sơ sinh trong sản khoa
-
Phác đồ điều trị áp xe vú
-
Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
-
Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung
-
Phác đồ điều trị chửa trứng
-
Phác đồ điều trị rau tiền đạo
-
Phác đồ điều trị chửa ngoài tử cung
-
Phác đồ điều trị chửa ở vết mổ
-
Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng
-
Phác đồ điều trị u xơ tử cung
-
Phác đồ điều trị thai chết lưu trong tử cung
-
Phác đồ điều trị Basedow và thai nghén
-
Phác đồ điều trị tổn thương lành tính cổ tử cung
-
Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung
-
Phác đồ điều trị rối loạn mãn kinh và tiền mãn kinh
-
Phác đồ điều trị vỡ ối sớm và vỡ ối non