Phác đồ điều trị u nguyên bào nuôi

2017-05-03 06:01 PM
Chống chỉ định điều trị hóa chất, dị ứng với một trong các thành phần của thuốc, suy thận, suy gan nặng; nghiện rượu, bệnh hệ thống tạo máu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

U nguyên bào nuôi là những khối u có nguồn gốc rau thai. U có nhiều dạng: từ dạng có xu hướng ác tính như chửa trứng xâm lấn, đến những dạng ác tính như ung thư nguyên bào nuôi, u nguyên bào nuôi vùng rau bám và u nguyên bào nuôi dạng biểu mô. Điều lưu ý là không nhất thiết lần mang thai cuối cùng dẫn tới phát sinh u.

Phác đồ điều trị u nguyên bào nuôi

Hóa trị liệu

Đơn hóa trị liệu:

Chỉ định cho nhóm có nguy cơ thấp: bệnh ở giai đoạn I, II, hoặc III với điểm tiên lượng theo WHO < 7 điểm.

MTX 0,4mg/kg tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày nhắc lại sau 12-14 (7-9 ngày).

MTX 1mg/kg tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch ngày 1,3,5,7.

Axit foclic 0,1mg/kg tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch ngày 2,4,6,8 nhắc lại sau 15 - 18 ngày (7-9 ngày).

Dactinomycin 10mcg/kg/ngày tĩnh mạch ngày 1 -5. Chu kỳ 14 ngày.

Đa hóa trị liệu:

Chỉ định cho nhóm có nguy cơ cao: bệnh ở giai đoạn I, II hoặc III mà có điểm tiên lượng theo WHO ≥ 7 hoặc bệnh ở giai đoạn IV.

Phác đồ khởi đầu là EMA-CO. Nếu xuất hiện kháng hóa chất thì chuyển sang phác đồ EMA-EP và sau đó là BEP hoặc paclitaxel + cisplastin/ etoposide…

Chống chỉ định điều trị hóa chất:

Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc; suy thận, suy gan nặng; nghiện rượu; bệnh hệ thống tạo máu (suy tuỷ, giảm bạch cầu...); đang nhiễm khuẩn; loét đường tiêu hoá; vết thương vừa mổ.

Tác dụng không mong muốn:

Tác dụng phụ thường gặp là nôn, buồn nôn, khó nuốt, loét miệng, viêm họng, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, loét đường tiêu hoá, rụng tóc, viêm thận, viêm gan.

Theo dõi biến chứng:

Làm các xét nghiệm đánh giá công thức máu, creatinin, BUN, SGOT và SGPT.

Sau khi hCG âm tính thì tiếp tục điều trị thêm 1 - 3 đợt hóa chất.

Xạ trị

Chỉ định cho các khối di căn có nguy cơ chảy máu nghiêm trọng chưa thể phẫu thuật được.

Phẫu thuật

Cắt tử cung cho các trường hợp kháng hóa chất, loại bỏ khối di căn tồn tại ở phổi, gan…

Theo dõi sau điều trị

Khám lâm sàng.

Định lượng βhCG 2 tuần một lần trong vòng 3 tháng sau đó mỗi tháng một lần đến 12 tháng và 6 tháng một lần đến 5 năm.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị sẩy thai liên tiếp

Ở ngoài thời kỳ mang thai, khám lâm sàng có thể phát hiện được một số nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp, như u xơ tử cung, hở eo tử cung, tử cung nhi tính.

Phác đồ điều trị hạ thân nhiệt trẻ sơ sinh

Chăm sóc, quản lý tốt thai nghén để dự phòng trẻ đẻ non, đẻ ngạt, đảm bảo môi trường chăm sóc trẻ, không có gió lùa, thời gian tắm trẻ.

Định hướng xử trí ngôi mông trong sản khoa

Quản lý thai nghén tốt tại cơ sở có đủ điều kiện trang thiết bị, chuyên môn, đánh giá tình hình thai mẹ, tìm các yếu tố không thuận lợi.

Phác đồ điều trị suy thai trong tử cung

Phát hiện suy thai để lấy thai ra kịp thời, theo dõi thể trạng, bệnh lý người mẹ, đo nhịp tim thai, theo dõi cơn co tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ.

Phác đồ điều trị u xơ tử cung

U xơ làm biến dạng buồng tử cung, u xơ dưới niêm mạc gây chảy máu, và nhiễm khuẩn, tùy theo tuổi, số lần có thai, mong muốn có thai để quyết định.

Phác đồ điều trị thai chậm phát triển trong tử cung

Đình chỉ thai nghén chỉ đặt ra, sau khi cân nhắc tuổi thai, tình trạng của người mẹ, tiền sử sản khoa, và đặc biệt là các bệnh lý kèm theo.

Phác đồ điều trị viêm gan virus B và thai nghén

Cho đến nay chưa có điều trị đặc hiệu, chỉ có điều trị triệu chứng, và dự phòng, thai phụ nghỉ ngơi hoàn toàn, dinh dưỡng tốt đề phòng thiếu máu, suy dinh dưỡng.

Phác đồ điều trị vỡ tử cung

Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua, dung dịch cao phân tử như Gelafuldin, Heasteril.

Phác đồ chăm sóc trẻ non tháng

Các chuyên gia khuyến cáo, hồi sức cơ bản cho trẻ non tháng ngay tại phòng sinh giảm tử vong, riêng với trẻ đẻ non chỉ cần trì hoãn hồi sức vài phút.

Phác đồ điều trị vô kinh

Chu kì kinh nguyệt thường dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, nên mất kinh nguyệt trong vòng một chu kì thường không quá nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị thiếu máu và thai nghén

Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.

Phác đồ điều trị chửa ngoài tử cung

Là cấp cứu sản khoa cần chẩn đoán sớm và điều trị sớm, có thể điều trị nội khoa, hay ngoại khoa tuỳ thuộc vào thể bệnh và biểu hiện lâm sàng.

Phác đồ điều trị lạc nội mạc tử cung

Hiệp hội ASRM khuyến cáo điều trị nội khoa sau phẫu thuật, nhằm phá hủy tận gốc các tổn thương còn sót lại, cũng như nguy cơ tái phát.

Phác đồ điều trị rau bong non

Lập đường truyền tĩnh mạch, bù khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch đẳng trương Ringer lactat, Natrichlorua, dung dịch cao phân tử như Gelafuldin.

Phác đồ điều trị Basedow và thai nghén

Cường giáp trẻ sơ sinh, được phát hiện thông qua dấu hiệu tăng động của trẻ sơ sinh, ăn nhiều nhưng tăng cân ít, nôn nhiều, ỉa chảy, sốt, tim nhịp nhanh.

Phác đồ điều trị thiểu ối

Biến chứng thiểu ối xuất hiện muộn trong thai kỳ tùy thuộc vào tuổi thai, mức độ thiểu ối và tình trạng bệnh lý kèm theo của mẹ.

Phác đồ điều trị rối loạn mãn kinh và tiền mãn kinh

Cơn bốc nóng xảy ra chừng vài phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây, nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi.

Phác đồ điều trị suy hô hấp sơ sinh trong sản khoa

Chọn loại kháng sinh phổ rộng khi suy hô hấp kèm ối vỡ sớm, nước ối hôi, mẹ sốt trước đẻ, hoặc khi khó phân biệt giữa viêm phổi, và các nguyên nhân khác.

Phác đồ điều trị chảy máu sau đẻ

Trong quá trình bóc rau có thể chẩn đoán xác định rau cài răng lược, nếu rau cài răng lược hoàn toàn thì tiến hành cắt tử cung ngay.

Phác đồ điều trị rau tiền đạo

Cầm máu cứu mẹ là chính, tùy theo tuổi thai, mức độ mất máu, và khả năng nuôi dưỡng sơ sinh mà quyết định kéo dài tuổi thai hay lấy thai ra.

Phác đồ điều trị đa ối

Cần lưu ý đa ối không rõ nguyên nhân trong gần một nửa các trường hợp, là sự gia tăng lượng nước ối không liên quan với bất thường bẩm sinh.

Phác đồ điều trị vỡ ối sớm và vỡ ối non

Hiện nay, các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết.

Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn hậu sản

Bế sản dịch là hình thái trung gian, triệu chứng giống như viêm nội mạc tử cung, nhưng khác là không thấy sản dịch hoặc có rất ít.

Phác đồ điều trị vô sinh nữ

Các bệnh lý có thể gây tổn thương vòi tử cung, như viêm nhiễm đường sinh dục, bệnh lây qua đường tình dục, tiền sử phẫu thuật vùng chậu, và vòi tử cung.

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung

Nếu có nhu cầu sinh con thì khoét chóp cổ tử cung, và kiểm tra diện cắt, nếu còn ung thư tại diện cắt thì phải cắt tử cung.