- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý nhi khoa
- Phác đồ điều trị hạ can xi máu ở trẻ em
Phác đồ điều trị hạ can xi máu ở trẻ em
Nhận định chung
Nguyên nhân rối loạn nước điện giải ở trẻ em thường do tiêu chảy, nôn ói hay nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khi có rối loạn điện giải khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm cần chú ý tới các yếu tố sau:
Rối loạn điện giải là tăng hay giảm.
Tình trạng huyết động học, mất nước, tri giác.
Bệnh lý hiện tại, dịch nhập, dịch xuất - Kết quả điện giải đồ phù hợp lâm sàng.
Bảng. Thành phần một số dung dịch đẳng trương thường dùng truyền tĩnh mạch
Bảng. Nồng độ của một số điện giải trong một số dung dịch ưu trương thường dùng truyền tĩnh mạch
Trong cơ thể can xi ion hóa chiếm 40% calcium toàn phần và giữ nhiệm vụ điều hòa chức năng của enzyme, ổn định mang thần kinh-cơ, tiến trình đông máu và tạo xương.
Toan máu sẽ tăng và ngược lại kiềm máu sẽ giảm can xi ion hóa gây co giật.
Bình thường nồng độ can xi máu toàn phần dưới 4,7 - 5,2 mEq/L.
Hạ can xi máu nhẹ khi ion hóa từ 0,8 - 1 mmol/l.
Hạ can xi máu nặng khi can xi ion hóa dưới 0,8 mmol/l.
Nguyên nhân
Thường gặp ở trẻ sơ sinh hơn trẻ lớn.
Thiếu Vitamin D.
Hội chứng ruột ngắn.
Suy cận giáp.
Kiềm hô hấp do thở nhanh.
Phác đồ điều trị ha can xi máu ở trẻ em
Điều trị ban đầu
Do tăng thông khí: cho bệnh nhân thở chậm lại, hay qua mask với túi dự trữ mục đích là cho bệnh nhân hít lại một phần CO2 của bệnh nhân để làm giảm pH, vì thế sẽ làm tăng can xi ion hóa trong máu.
Nếu không do tăng thông khí:
+ Calcium gluconate 10% liều 0,5-1mL/kg tĩnh mạch chậm trong 1- 2 phút (tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium gluconate nồng độ 50mg/ml).
+ Hoặc Calcium chlorua 10% 0,1- 0,2mL/kg, tối đa Calcium chlorua 10% 2 - 5 ml/liều. tĩnh mạch chậm trong 1- 2 phút tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch nên pha loãng Calcium clorua nồng độ 20mg/ml bằng cách pha loãng 10ml CaCl 10% trong dextrose 5% cho đủ 50 ml).
+ Nên theo dõi dấu hiệu thoát mạch hoại tử nơi tiêm, và điện tim trong khi tiêm tĩnh mạch can xi để phát hiện rối loạn nhịp nếu có.
+ Nếu co giật không đáp ứng cần loại trừ nguyên nhân do hạ Ma giê máu.
Điều trị tiếp theo
Truyền can xi liên tục: calciclorua 50 - 100mg/kg/ngày (pha 2g dung dịch calcichlorua 10%, trong 1 lít dịch).
Uống Calcium carbonate, lactate hoặc phosphate 200 - 600 mg/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Kết hợp với magnesium nếu cần (giảm can xi thường kèm giảm magnesium).
Cho thêm vitamine D trong còi xương liều 5000 đơn vị/ngày.
Bảng. Thành phần can xi nguyên tố trong một số dung dịch thường dùng
Bài xem nhiều nhất
Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
Phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Phác đồ điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
Phác đồ điều trị hen phế quản ở trẻ em
Phác đồ điều trị co giật do sốt ở trẻ em
Phác đồ điều trị hạ đường huyết sơ sinh
Phác đồ điều trị bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em
Phác đồ điều trị rối loạn kali máu ở trẻ em
Tiếp cận thiếu máu ở trẻ em
Phác đồ điều trị sốt giảm bạch cầu hạt ở trẻ em
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, phòng mất nước, cách cho uống như sau, số lượng uống, cho trẻ uống nước sau mỗi lần đi ngoài.
Các yếu tố sinh hoạt tập thể, như trẻ đi học, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung, là các yếu tố nguy cơ lây truyền, đặc biệt trong đợt bùng phát.
Nhiễm khuẩn đường tiểu đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn hô hấp, và nhiễm khuẩn tiêu hoá, nữ thường dễ mắc nhiễm trùng đường tiểu hơn nam.
Hen phế quản, là một bệnh phổi mạn tính được đặc trưng bởi 3 dấu hiệu, viêm mạn tính của đường thở, tắc nghẽn hồi phục, tăng tính phản ứng.
Thuốc kháng động kinh, an thần kinh dùng dài hạn thường không được chỉ định, một số ít trẻ bị tái phát các cơn co giật thường xuyên.
Hạ đường huyết, có thể thoáng qua trong giai đoạn đầu sau sinh, hạ đường huyết dai dẳng có thể gây tổn thương não và để lại hậu quả lâu dà.
Tăng cường tạo khuôn xương, bằng cách tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương, kích thích vận chuyển, và lắng đọng Ca vào khuôn xương.
Hạ kali máu không yếu liệt cơ hô hấp, không rối loạn nhịp tim, không có công thức chung để điều chỉnh hạ Kali máu, do Kali là ion nội bào.
Hồng cầu được sinh ra từ tuỷ xương, đời sống của hồng cầu ở máu vi kéo dài 120 ngày, trong điều kiện sinh lý, tốc độ sinh hồng cầu ở tủy xương.
Trẻ em bị các bệnh ung thư thường bị suy giảm miễn dịch, và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.