- Trang chủ
- Sách y học
- Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản
- Phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép
Phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép
Lưu ý sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đặc điểm sinh lý cơ thể trên lứa tuổi này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Thực hiện phát thuốc cho người bệnh và ghi chép vào hồ sơ là một phần quan trọng trong kỹ thuật cho người bệnh dùng thuốc. Vì vậy, điều dưỡng nên nhân thức rõ trách nhiệm và lưu ý những điểm quan trọng để tránh sự nhầm lẫn gây hậu quả đến kết quả điều trị và ảnh hưởng đến người bệnh. Điều dưông cần biết rõ những thông tin về dược động học của thuốc phát cho người bệnh như tên thuốc, loại thuốc, hình dạng, tác dụng chính, tác dụng phụ, ỵếu tố hấp thụ và bài tiết v.v...
Sao chép từ hồ sơ đòi hỏi sự chính xác cao nên điều dưỡng cần sáng suốt sao chép y lệnh chính xác và thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh. Nếu không rõ y lệnh phải hỏi lại, không tự ý đổi y lệnh hay thực hiện y lệnh miệng. Khi phát thuốc, điều dưõng phải chắc chắn rằng ngưòị bệnh nắm rõ liều dùng thuốc, đường dùng và thời gian dùng thuốc cho từng loại. Điều dưỡng nên tận tình giải đáp cho người bệnh khi họ có vấn đề thắc mắc vì mọi sự nghi ngờ liên quan đến việc dùng thuốc đều có thể ảnh hưồng đến sức khoẻ người bệnh.
Lý thuyết liên quan
Những kiển thức cơ bản về thuốc người điều dưỡng cần biết
Tên thuốc:
Một loại thuốc có thể có nhiều tên thuốc: tên hoá học, tên biệt dược, tên thương mại.
Công dụng thuốc:
Chống nhiễm khuẩn: các loại kháng sinh, sulfamid.
Phòng bệnh: vắcxin, huyết thanh.
Chẩn đoán bệnh: BCG test.
Giảm triệu chứng: giảm dau, giảm sốt, giảm ho v.v...
Tác dụng thuốc:
Tác dụng tại chỗ: những thuốc không phân phối toàn thân, chỉ có tác động tại một nơi nhất định để có tác dụng mong muốn.
Tác dụng toàn thân: những thuốc vượt qua hàng rào sinh học vào máu phân phối khắp cơ thể tạo nên các tác đụng trực tiếp hoặc gián tiếp với các loại tác dụng sau:
Tác dụng chính: tác đụng mong muốn đạt kết quả điều tri. Ví đu: tác dụng chính của aspirin là kháng viêm, giảm đau.
Tác dụng phụ: tác đụng không mong muốn của thuốc. Ví dụ: tác dụng phụ của aspirin là viêm loét dạ dàỵ.
Tác dụng hồi phục: tác dụng của thuốc gây ra hiệu ứng nhất thời sau đđó trở lại trạng thái ban đầu. Ví dụ: thuốc tê gây nên tác đụng ức chế thần kinh cảm giác một thời gian sau đó cảm giác lại hồi phục.
Tác dụng không hồi phục: tác dụng của thuốc gây ra trên cơ thể không thay đổi. Ví dụ: dùng tetracyelin ở trẻ em gây nên hiện tương vàng răng do tetracyelin tạo phức vối canxi.
Tác dụng chọn lọc: thuốc tác dụng toàn thân phân phôi đến nhiều cơ quan nhưng có tác đụng đặc hiệu sớm nhất trên một cơ quan. Ví dụ: codein tác đung chọn lọc ức chế trên trung tâm ho nên sử dụng chữa hơn là tác dụng giảm đau.
Tác dụng đối kháng: khi hai thuốc phối hợp với nhau có hiện tượng giảm hoặc mất hoạt tính của nhau. Có nhiều loại đối kháng như đối kháng canh tranh, đối kháng không cạnh tranh, đối kháng chức phận, đối kháng hoá học v.v...
Tác dụng hiệp đồng: khi hai thuôc phổi hợp vái nhau có hiện tượng gia tăng hoạt tính có lợi hoặc có hại.
Các yếu tố quyết định tác dụng của thuốc
Dạng thuốc: thuốc viên, thuốc bột, dung địch v.v...
Viên:
Viên nén. cứng, uống với nhiều nước, thuốc được hấp thu ỏ ruột.
Viên bọc đường: thuốc được áo lớp ngoài là đường để bảo quản, giúp uống dễ và giảm kích thích ỗ dạ dày.
Viên bao tan trong ruột: thuốc được bao bên ngoài lớp, giúp bảo quản thuốc không bị phân hủy ở dạ dày, khi xuống ruột non mới có tác dụng.
Viên ngậm:
Thể rắn có vị ngọt do có đường, được ngậm cho đến khi tan hết, thuốc hấp thu và ngấm qua niêm mạc.
Có hai loại: Ngậm dưới lưỡi hấp thu qua niêm mạc dưới lưỡi. Ngậm trong miệng, thuốc hấp thu qua niêm mạc vùng má và một phần ở niêm mạc dạ dày.
Viên sủi bọt:
Dạng viên nén, gặp nước sẽ tan nhanh và sủi bọt, thuốc được hấp thu qua niêm mạc.
Viên nang:
Thuốc được bao bên ngoài là lớp gelatin giúp nuốt dễ, hầu hết lớp gelatin này sẽ tan ở dạ dày, thuốc hấp thu qua niêm mạc dạ dày hay ruột.
Dung dịch:
Thuốc hòa tan trong dung môi thường là nước, hấp thu nhanh.
Si-rô:
Dung dịch có độ đậm đặc do có đường để bảo quản thuốc, cố thể có thêm hương tạo mùi thơm giúp dễ uống, thường dùng cho trẻ em.
Nhũ tương:
Thuốc được phân tán trong môi trường dầu, hấp thu ở niêm mạc dạ dày hay ruột.
Huyền dịch:
Tinh thể thuốc được treo trong dung môi là nước, hấp thu qua niêm mạc.
Tuổi người bệnh
Lưu ý sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đặc điểm sinh lý cơ thể trên lứa tuổi này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.
Phái tính
Hoạt tính của dược phẩm cổ khi biến đổi theo phái, đặc biệt ở phái nữ trong thòi kỳ mang thai và cho con bú.
Cân nặng
Sự hấp thu và dự trữ thuốc thay đổi tùy theo lượng mô mỡ, cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc tan trong lipid. Đối vứi trẻ em, cân nặng có tính quyết định trong việc tính liều lượng thuốc.
Hiện tượng quen thuốc
Trạng thái của cơ thể chiu được những liều thuốc đáng lẽ gây độc hoặc không đáp ứng vửi liều có hoạt tính sinh học.
Di truyền
Một số đặc tính di truyền gây rối loạn dược động học, tác dung dược lý làm thay đổi quá trình hấp thu, chuyển hoá, và tác dụng chính của thuốc.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và nước uống ảnh hưởng tới dược động học, tác dụng và độc tính của thuốc như làm nhanh hoặc chậm thời gian hấp thu thuốc tại dạ dày, thành phần thuốc tạo phức với thức ăn hoặc đối kháng với thức ăn.
Thời điểm dùng thuốc
Tác dụng dược lý, hiêu quả điều trị liên quan nhiều đến thời điểm dùng thuốc do sự thay đổi của lưu lượng tuần hoàn ờ gan, thận, phổi thay đổi theo nhịp sinh học.
Trạng thái bệnh lý
Cơ thể mệt mỏi hoặc một người mắc phải nhiều bệnh khác nhau cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Môi trường
Như ánh sáng, nhiệt độ.
Hàm lượng
Số lượng thuốc có trong thành phần.
Liều lượng thuốc
Là số lượng thuốc dùng cho người bệnh có tác dụng điều trị mà không gây tác hại. Tùy theo cân nặng, tuổi, tình trạng bệnh, đường dùng thuốc người điều trị sẽ quyết định liều dùng phù hợp.
Quy chế về thuốc độc
Nhãn thuốc độc A và giảm độc A màu đen, độc B và giảm độc B màu đỏ.
Cách bảo quản
Thuốc cần được để nơi khô ráo, thoáng mát, và được phân loại cụ thể tiện lợi cho việc lấy thuốc. Những thuốc dùng không hết phải đậy nắp kín, bảo quản tốt và tránh nhiễm khuẩn.
Tác phong cần thiết của người điều dưỡng
Chính xác, khoa học và có trách nhiệm.
Sáng suốt khi nhận y lệnh.
Trung thành vói chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không thay đổi y lệnh, nếu nghi ngò phải hỏi lại.
Không thực hiện y lệnh qua miệng hoặc điện thoại.
Không pha trộn các loại thuốc với nhau khi không có y lệnh.
Sắp xếp thuốc theo thứ tự để dễ tìm và tránh nhầm lẫn.
Tủ thuốc phải để gần nơi làm việc.
Thuốc phải có nhãn rõ ràng, sạch sẽ.
Các loại thuốc độc bảng A, B phải được cất giữ đúng theo quy chế.
Thuốc nưóc để riêng với thuốc viên, thuốc uống để riêng với thuốc dùng ngoài da.
Kiểm tra thuốc hàng ngày để bổ sung đủ cơ số và xử lý những thuốc quá hạn sử dụng hoặc kém chất lượng.
Kiểm kê, bàn giao thuốc mỗi ngày, mỗi ca trực và ghi chép sổ rõ ràng.
Nghiêm chỉnh tuân thủ 3 kiểm tra, 5 đối chiếu.
Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Cách tính liểu thuốc
Ngay khi có y lệnh, điều dưõng phải kiểm tra hồ sơ thuốc và sao y lệnh thuốc, trước khi chuẩn bị thuốc cần phải tính được liều lượng thuốc chính xáe cần cho một người bệnh.
Đối vối thuốc viên:
Số lượng viên thuốc = Liều theo y lệnh/Hàm lượng của mỗi viên thuốc.
Đối vối thuốc dạng dung dịch:
Sô lương ml = Liều theo y lênh x đơn vi thể tích/ Hàm lượng thuốc quy định trong đơn vị thế tích.
Khi dùng thuốc cho trẻ điều dưỡng cần những thông tin sau:
Chỉ định liều thuốc được tính trên kg cân nâng của trẻ hay trên m2 da.
Liều thuốc dưới 1ml, nên dùng bơm tiêm 1ml (đã tháo kim) để rút thuốc chính xác.
Không nên pha thuốc vào sữa, dịch nuôi dưỡng, vì liều dễ bị mất do trẻ không ăn hết.
Thuốc dạng viên nên pha thêm đưòng cho trẻ dễ uống, chú ý dễ gây sâu răng cho trẻ.
Để thuốc xa tầm tay của trẻ để phòng trẻ lấy dùng.
Quy trình kỹ thuật
Nhận định người bệnh
Tiền sử dị ứng, tri giác, kiến thức kinh nghiệm về bệnh.
Hỏi kết quả dùng thuốc truớc đây của người bệnh có các dấu hiệu nổi mẩn, ngứa, buồn nôn, ớn lạnh, phù, khó thở.
Đánh giá tinh trạng tri giác của người bệnh.
Hỏi nguỡi bệnh:
Thông tin về bệnh, kết quả của việc dùng thuốc.
Tình trạng lệ thuộc vào thuốc.
Cảm nhận của người bệnh về thuốc.
Kiểm tra y lệnh và sao phiếu thuốc
Đọc y lệnh từ hồ sơ, kiểm tra thuốc lần 1, lấy phiếu thuốc và ghi nhận đầy đủ:
Tên người bệnh.
Tên thuốc, hàm lượng.
Liểu lượng thuốc.
Đường dùng thuốc.
Thài gian dùng thuốc
Chuẩn bi - Rửa tay thưởng quy
Theo quy trình rửa tay nội khoa.
Chuẩn bị thuốc
Chọn thuốc đúng theo yêu cầu, kiểm tra thuốc lần 2:
Đọc tên thuốc.
Hàm lượng thuốc.
Hạn sử dụng, chất lượng thuốc.
Chuẩn bị khác
Dụng cụ đo lường:
Cốc có chia vạch.
Thìa có vạch đo lường.
Ống đếm giọt.
Khay đếm thuốc.
Hộp tán thuốc viên.
Lưỡi cưa.
Thìa khuấy.
Hộp thuốc cá nhãn.
Giấy lau.
Lấy thuốc viên
Mở nắp chai đổ thuốc vào khay đếm thuốc hoặc vào nắp hộp thuốc.
Cho vào hộp đựhg thuốc của người bệnh.
Thuốc viên trong vỉ: mở vỉ thuốc cho vào hộp đựng thuốc của người bệnh.
Lấy thuốc dạng nước, dung dịch
Lắc nhẹ và đều chai thuốc trước khi rót.
Rót thuốc vào cốc có chia vạch, hay vật mẫu đo lường, có thể dùng bơm tiêm bỏ kim để rút thuốc.
Rót thuốc không để miệng chai chạm vào miệng cốc.
Lấy giấy lau bên ngoài cổ chai thuốc.
Đậy kín nắp chai và để vào chỗ cũ.
Thuốc dạng bột
Xé miệng bao thuốc.
Cho thuốc vào cốc có sẵn một ít nước ấm.
Dùng thìa khuấy đểu.
Thuốc viên dạng sủi bọt
Cho thuốc vào ly có nước uống được.
Chờ thuốc sủi bọt tan hoàn toàn.
Kiểm tra lại thuốc
Đọc nhãn thuốc lần 3 trước khi cất thuốc hay bỏ vỏ thuốc..
So sánh lại giữa y lệnh thuốc, phiếu thuốc và lọ thuốc .
Kiểm tra giờ dùng thuốc
Xem giờ dùng thuốc của người bệnh trên phiếu thuốc.
Đem thuốc đến giường bệnh
Mang khay thuốc hoặc xe thuốc
Đối chiếu đúng người bệnh
Xem tên trong phiếu thuốc với tên người bệnh ở đầu giường đồng thòi hỏi người bệnh:
Họ tên đẩy đủ -Tuổi.
Giải thích với ngưòi bệnh
Trình bày với NB: mục đích, tác dụng, tính chất của thuốc.
Phát thuốc cho người bệnh
Đưa hộp hoặc bao thuốc đã chia theo giờ và ghì rõ tên người bệnh, tên thuốc cho người bệnh.
Hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc: đường dùng, thời gian.
Giải thích những đấu hiệu của dị ứng, tác dụng phụ của thuốc.
Cho người bệnh ký tên vào phiếu công khai thuốc.
Dọn dẹp dụng cụ
Để phiếu thuốc vào ô giờ tiếp theo.
Để khay thuốc, xe thuốc về chỗ cũ.
Điều dưỡng rửa tay.
Ghi chép hổ sơ
Ngày giờ phát thuốc cho người bệnh.
Tên thuốc đã phát.
Đường dùng.
Phản ứng của người bệnh.
Trường hợp không phát thuốc được như người bệnh vẳng mặt, không hợp tác dùng thuốc, lý do người bệnh không dùng thuốc...
Tên điều dưỡng thực hiện.
Bài viết cùng chuyên mục
Thay băng rửa vết thương sạch
Vết thương sạch là vết thương ngoại khoa, không bị nhiễm khuẩn, không có biểu hiện viêm (không có dịch rỉ viêm), quá trình điều trị có tiến triển tốt, tổ chức hạt đang phát triển hoặc đang trong giai đoạn lên da non.
Kỹ thuật hút đờm rãi
Kỹ thuật hút mở là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống hút này được mở ra tại thời điểm hút, người điều dưỡng phải mang găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút.
Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn
Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi.
Dẫn lưu nước tiểu liên tục
Dẫn nước tiểu liên tục là dùng ống thông cố định, lưu giữ một thời gian để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn.
Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa
Rửa tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện các chăm sóc đặc biệt.
Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn y tế
Đảm bảo không cho vi sinh vật, bụi và hơi ẩm xâm nhập. Dụng cụ trong gói/hộp phải được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn từ sau khi tiệt khuẩn đến khi dùng.
Sử dụng bô vịt, bô bẹt cho bệnh nhân
Khi người bệnh không thể rời khỏi giường để đi đến nhà vệ sinh đi tiêu tiểu, người điều dưỡng cần cung cấp bô dẹt để họ sử dụng tại giường. Trong các dụng cụ sử dụng để bài tiết tại giường có hai loại bô dẹt là phù hợp.
Kỹ thuật thông tiểu nam
Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu đến bàng quang, ở nam, niệu đạo dài khoảng 20 cm dùng để vận chuyển nước tiểu và tinh dịch.
Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh
Mục đích của cọ rửa dụng cụ là để loại bỏ toàn bộ các chất bẩn dính trên dụng cụ, nơi ẩn náu của vi khuẩn tránh tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn.
Kỹ thuật thông tiểu nữ
Tính chất nước tiểu bình thường là trong. Nước tiểu mới bài xuất ra thường sạch, không có cặn lắng, nước tiểu dẫn lưu qua ống thông thường trong không có cặn lắng nhưng thỉnh thoảng có một vài mảnh vụn niêm mạc.
Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn
Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào người phụ giúp.
Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày
Trên lâm sàng thường gặp đặt ống thông dạ dày trong hỗ trợ việc nuôi dưỡng, cho thuốc người bệnh đối với những người bị mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.
Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân
Dịch vào bao gồm tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà, và toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gồm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.
Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh
Dinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của mỗi người, nhưng đối vối người bệnh do ảnh hưởng của bệnh tật nên thường cảm thấy ăn không ngon miệng nhất là những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh và toàn phát bệnh.
Kỹ thuật sơ cứu gãy xương
Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn.
Đặt ống thông vào trực tràng
Trong điều trị người ta đưa nước, chất dinh dưỡng, thuốc vào làm đại tràng giãn ra để làm lỏng phân và có thể đưa các chất dinh dưỡng, thuốc vào cơ thể qua đường ruột.
Kỹ thuật mang găng vô khuẩn
Trên lâm sàng người ta thấy một tỷ lệ lớn các mầm bệnh trong các bệnh phẩm đồng nhất với các vi khuẩn cư trú trên da tay, nó được coi như một chỉ số quan trọng trong việc xác nhận nhiễm khuân bệnh viện.
Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh
Điều dưỡng cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một bơm tiêm thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.
Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn
Vết thương nhiễm khuẩn là vết thương có dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, có dịch rỉ viêm chảy ra từ vết thương). Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có mủ hoặc tổ chức hoại tử.
Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân
Thụt tháo là một phương pháp làm sạch phân ở đại tràng, bằng cách kích thích nhu động ruột thông qua sự truyền một thể tích lớn dung dịch vào đại tràng, kích thích tại chỗ của trực tràng và đại tràng sigma.
Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh
Những người bệnh nặng không tự chăm sóc vệ sinh được. Hằng ngày ta cần giúp họ rửa sạch vùng hậu môn sinh dục, nhất là khi người bệnh dại, tiểu tiện không tự chủ.
Kỹ thuật băng
Khi sử dụng băng cuộn nếu băng không đúng sẽ gây ra các thương tổn vùng mô bên dưới, vùng lân cận hoặc tạo ra sự khó chịu cho nạn nhân.
Thở ô xy qua mũi và ống mở khí quản
Liệu pháp oxy được chỉ định cho các người bệnh có biểu hiện thiếu oxy (nồng độ oxy thấp hoặc độ bão hòa oxyhemoglobin trong máu động mạch thấp).
Kỹ thuật rửa bàng quang liên tục
Đối với người bệnh có bàng quang bị nhiễm trùng, rửa bàng quang bằng cách truyền nhỏ giọt dung dịch rửa kèm kháng sinh.
Các biện pháp cầm máu tạm thời
Trước khi tiến hành sơ cứu mạch máu, cần phải nhận định được vết thương mạch máu thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.