Hạ Calci máu

2016-01-07 12:45 PM

Hạ calci máu gây tăng tính kích thích của tế bào cơ, và thần kinh, nhất là của hệ tim mạch, và thần kinh cơ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Calci chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Nhưng chỉ có 1% số lượng calci là ở dạng hòa tan trong dịch cơ thể. Trong huyết thanh, chỉ có 50% calci hòa tan là ở dạng ion tự do, số còn lại gắn với protein (đặc biệt là albumin 40%), hoặc các ion điện tích âm, như citrat, bicarbonat và phosphat (10%). Nồng độ calci máu bình thường là 9 - 10,3 mEq/ 100 ml, trong đó 4,7 - 5,3 mg/ 100 ml là calci ion hóa là dạng cần thiết cho các hoạt động của chức năng thần kinh và co cơ. Protein nhậy cảm calci, một dạng protein thụ thể có khả năng đặc biệt phát hiện nồng độ ion calci ngoại bào, được phát hiện trong các tế bào tuyến cận giáp vả ở thận. Thiếu hụt protein này sẽ gây nên một số bệnh như hạ calci máu có tính gia đình hay tăng calci máu có giảm calci niệu có tính gia đình.

Các nguyên nhân chủ yếu gây hạ calci máu được nêu trong bảng.

Bảng. Các nguyên nhân chính gây hạ calci máu1

Các nguyên nhân chính gây hạ calci máu 

1Nồng độ ion calci bình thường.

Nguyên nhân hạ calci hay gặp nhất là suy thận do tăng phosphat máu và giảm tổng hợp dạng vitamin D3 hoạt hóa. Đôi khi là do suy cận giáp tiên phát do biến dị gen tổng hợp protein nhậy cảm calci làm tăng ức chế giải phóng hormon cận giáp dẫn tới hạ calci máu. Trong viêm tụy, hạ calci máu là dấu hiệu của bệnh nặng.

Biểu hiện lâm sàng

Dấu hiệu và triệu chứng

Hạ calci máu gây tăng tính kích thích của tế bào cơ và thần kinh, nhất là của hệ tim mạch và thần kinh cơ. Co thắt cơ vân gây chuột rút và tetani. Đau bụng, loạn cảm môi và đầu chi, co giật có thể gặp. Co thắt thanh quản và thở rít có thể làm tắc đường thở. Thường dễ tìm thấy các dấu hiệu Chvostek (co cơ mặt khi gõ vào thần kinh mặt trước tai) và dấu hiệu Trousseau (co dúm bàn tay khi dùng băng đo huyết áp bơm lên trên mức tối đa để làm tắc mạch cánh tay trong 3 phút). Có thể gặp đoạn QT kéo dài trên điện tâm đồ (do đoạn ST kéo dài) là điều kiện thuận lợi gây loạn nhịp thất. Trong suy cận giáp mạn tính, có thể gặp đục thủy tinh thể và vôi hóa các hạch nền sọ.

Dấu hiệu cận lâm sàng

Nồng độ Ca2+ thấp < 90 mg/L và thường tương ứng với giảm nồng độ albumin. Khi albumin máu tháp, cứ giảm 1g albumin sẽ làm hạ 0,8 - 1 mg Ca2+. Nồng độ phosphat huyết thanh thường cao. Magnesi máu cũng thường xuyên giảm làm giảm giải phóng hormon cận giáp và giảm đáp ứng của tổ chức với hormon này; kết quả là gây hạ calci máu. Trong nhiễm kiềm hô hấp, nồng độ calci bình thường nhưng calci ion hóa thấp. Trên điện tâm đồ có thể thấy đoạn QT kéo dài.

Điều trị

Hạ calci máu nặng có triệu chứng

Khi có tetani, co giật, loạn nhịp tim, cần tiêm tĩnh mạch chậm ngay 10 - 20 ml calci gluconat 10% trong 10 - 15 phút. Vì tác dụng ngắn, nên thường phải truyền tĩnh mạch, 10 - 15 mg/kg calci hoặc 6 - 8 ống 10 ml calci gluconat 10% trong 1 lít dung dịch đường 50% truyền trong 4 - 6 giờ. Cần kiểm tra nồng độ calci máu 4 - 6 giờ /lần để điều chỉnh sao cho nồng độ trong khoảng 7 - 8,5 mg/100 ml (70 - 85 mg/L). 

Hạ calci máu không có triệu chứng

Thường dùng calci và vitamin D uống. Calci bicarbonat vừa dễ hấp thu, vừa rẻ tiền hơn các loại viên calci khác. Hạ calci máu do hạ albumin máu không cần bồi phụ calci. Nếu có giảm magnesi máu phối hợp, cần điều trị để làm tăng nhanh calci máu.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm