- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh lỵ
- Cây seo gà
Cây seo gà
Còn gọi là phượng vĩ thảo, theo gà, phượng vĩ.
Tên khoa học Pteris multiỷida Poir. (P. Serrulata L.f.).
Thuộc họ Dương xỉ Poìypodiaceae.
Tên seo gà vì lá có một cái seo giống như seo ở đuôi con gà.
Mô tả cây
Cây seo gà
Seo gà là một loại cây nhỏ, thân cỏ, cao trung bình 15-25cm, có cây cao hơn. Lá bắt thụ có cuống mang dìa, dài 6-12cm, phiến lá dài 8- 25cm chia thành nhiều phiến nhỏ dài, mép có răng cưa, phiến nhỏ ở đầu lá dài hơn cả, thoạt nhìn trông giống như những cành của cây. Lá hữu thụ có cuống dài 10-50cm, phiến lá dài 10- 40cm, cũng chia thành nhiều phiến lá nhỏ. Giữa các phiến lá nổi rõ gân chính, từ gân này tỏa ra nhiều gân phụ hình lông chim, xếp song song với nhau. Hai bên mép phiến lá hữu thụ mang cơ quan sình sản gọi là ổ tử nang xếp thành một đường thẳng liên tục.
Phân bố, thu hái và chế biến
Seo gà mọc phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, thường gặp nhất ở trên những vách đá, vách đất, xung quanh thành giếng, ven đường dí, những nơi thoáng ẩm và mát. Còn thấy mọc cả ở Trung Quốc, Nhật Bản. Bộ phận dùng làm thuốc của cây là thân rễ và lá. Thân rễ nằm ngang dưới mặt đất, chừng 3-4cm, hình cong queo, sần sùi, nhiều .mấu, hơi cứng, vị hơi ngọt, đắng và tê, mùi thơm hắc. Đào về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
Rễ và lá được dùng làm thuốc chữa đi ỉa chảy, ỉa ra máu, lỵ dưới dạng thuốc sắc hay thuốc ngâm rượu, nước sắc đôi khi còn thấy ra giun.
Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em. Ngày uống cừ 12 đến 24g rễ hoặc lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Đơn thuốc có seo gà dùng trong nhân dán
Chữa kiết lỵ (trực trùng); Rễ và lá seo gà sao cho thơm 24g, nước 100ml, đun sôi, giữ sôi trong vòng 30 phút. Chia 2 hay 3 lán uống trong ngày chữa lỵ trực trùng.
Đơn thứ hai : Chè tươi 100g, seo gà khô 24g, nước 150ml, đun sôi giữ trong 30 phút. Chia hai hay ba lần uống trong ngày chữa lỵ trực trùng.
Bài xem nhiều nhất
Cây hoàng bá
Cây mộc hoa trắng
Cây đậu rựa
Cây đơn trắng (hé mọ)
Cây hoàng đằng
Cây hoàng liên
Cây sầu đâu rừng
Cây thổ hoàng liên
Cây hoàng đằng chân vịt
Cây bàng
Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng 1cm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô
Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư
Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong Bản thảo cương mục làm thuốc với tên đao đậu. Bản thào cương mục thập di ghi rễ dùng làm thuốc vứi tên dao đậu căn.
Rễ được dùng làm thuốc chữa đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lỵ, rắn cắn.
Mùa thu hoạch gần quanh năm. Có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi. Nhưng thường dùng cả thân và rể cắt thành từng đoạn
Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai, dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Tuy nhiên chưa đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét
Mô vỏ phần ngoài gồm những tế bào nhiều cạnh, hoặc hình chữ nhật, kéo dài đường tiếp tuyến, những tế bào phía trong nhiều cạnh, to nhỏ không đều, xếp lung tung
Người ta dùng thân cây và rễ cây hoàng đằng chân vịt. Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt
Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nèn người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.