Cây hoàng liên

2015-09-07 10:29 PM

Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai, dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Tuy nhiên chưa đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Hoàng liên (Coptis - Rhizoma Coptidis) là thân rễ phơi khô của nhiều loài hoàng liên chân gà như Coptis quinquesecta, Coptis sinensis Franch, Coptis teela Wall., Coptis teetoides c. Y. Cheng v.v... đều thuộc họ Mao lương Ranuncuìaceae.

Mô tả cây

 Cây hoàng liên

Cây hoàng liên

Hoàng liên là một loại cây cỏ nhỏ, sống lâu năm, cao độ 20-35cm. Lá mọc so le từ thân rễ, có cuống dài. Phiến lá gồm 3-5 lá chét. Mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy, mép có răng cưa to. Đầu mùa xuân sinh trục mang hoa dài chừng 10cm. Đầu trục có 3-4 hoa màu trắng, nhiều lá noãn rời nhau.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai, dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Tuy nhiên chưa đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.

Muốn trồng hoàng liên, chọn các quả già nhưng chưa nứt vỏ. Hái quả về phơi, khi vỏ nứt, sẽ chọn các hạt mập, chắc, có hạt phải tranh thủ gieo ngay, để lâu sẽ mất khả năng mọc. Nếu chưa gieo ngay phải lấy đất lẫn cát ẩm trộn với hạt. Trong vòng một tháng phải trồng, để lâu không mọc nữa.

Gieo hạt vào tháng 4-5. Đất gieo phải ở sườn núi cao 1.200-2.000m. Làm đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ. Luống đánh cao 10-15cm, dài 2m. Rấc hạt như gieo hạt rau, 1 kilôgam hạt giống cho chừng 10 vạn cây con. Khi mọc mầm thì rắc phân mục hoặc tro bếp (không dùng phân người), 1kg hạt cần độ 300kg phân. Khi cây đã có 3 lá thì tỉa bớt chỉ để cách nhau độ 3-4cm một cây.

Khi cây đã có 5-6 lá thì sẽ nhổ lên trồng cố định tại nơi khác.

Đất trồng cố định cũng phải ở trên cao 1.200- 2.000m có cây to che mát, nếu không có phải làm dàn che cao độ 1,80m. Mỗi héc ta trồng chừng hơn 8 vạn cây. Hằng năm làm cỏ. Bón bằng phân chuồng và phân xanh.

Sau 5 năm bắt đầu có thể thu hoạch. Cần thu hoạch vào thu đông, nếu để sang xuân chất lượng sẽ kém. Hoàng liên hái về, rửa sạch, phơi hay sấy khô là được.

Thành phần hóa học

Trong hoàng liên có chừng 7% ancaloit toàn phần trong đó chủ yếu là chất becbérin.

Ngoài ra còn có chất panmatin. coptisin, worenin, columbamin.

Tác dụng dược lý

D.v. Lebedev đã thí nghiệm và chứng minh hoàng liên có tác dụng đối với trùng Staphyfoccus aureus với Streptococ hemolytique, trực trùng ho gà, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, lao v.v...

Áp dụng ừên lâm sàng, tác dụng của hoàng liên so với Streptomyxin và cloromyxetìn thì mạnh hơn nhưng nếu dùng lâu có thể đưa đến hiện tựợng quen thuốc, nhưng kháng hoàng liên thì không kháng streptomyxin và cloromyxetin hoặc ngược lại.

Không có tác dụng đối với trùng sốt rét nhưng tác dụng rõ rệt với trùng Leishtnania tropica và Leishmania espundia (gây ra các bệnh mụn bouton d’orient và leishmaniose bresilienne).

Đôi với tiêu hóa: Chắt becberin tăng tạm thời trương lực (tonus) và sự co bóp của ruột. Hoàng liên có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ.

Độ độc: Becberin ít độc: 0,1g cho 1 kg thán thể. Bài tiết rất mau, một phần qua nước tiểu, một phần phá hủy trong cơ thể.

Đối với tim và tuần hoàn: Tác dụng giảm huyết áp và xỉu đối với hệ tim mạch.

Đối với hô hấp: Liều nhỏ kích thích sự hô hấp, liều cao làm cho hô hấp kém có thể đi tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tím vẫn tiếp tục đập.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo đông y: Vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh: tầm, can, đởm, vị và đại trường. Tác dụng tả hỏa, táo thấp, giải dộc, chữa sốt, tả lỵ, tâm phiền, nôn ra máu, tiêu khát, đau mất đỏ, loét miệng, ngộ độc do ba đậu, khinh phấn. Bệnh nhân huyết ít, khí hư, tùy vị hư nhược, trẻ con lên đậu, đi tả cấm dùng.

Tán bột chế thành thuốc viên 0,50g Chữa lỵ: cả lỵ amip và lỵ khuẩn đều có tác dụng. Ngày uống 3-6g chia làm 3 lần uống. Thời gian điều trị 7-15 ngày. Nếu lỵ có sốt, sau 2,3 ngày đầu giảm sốt, sau 5 ngày phân hết trùng lỵ.

Bài viết cùng chuyên mục

Cây thổ hoàng liên

Mô vỏ phần ngoài gồm những tế bào nhiều cạnh, hoặc hình chữ nhật, kéo dài đường tiếp tuyến, những tế bào phía trong nhiều cạnh, to nhỏ không đều, xếp lung tung.

Cây phượng nhỡn thảo

Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu.

Cây đơn trắng (hé mọ)

Rễ được dùng làm thuốc chữa đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lỵ, rắn cắn.

Cây hoàng đằng chân vịt

Người ta dùng thân cây và rễ cây hoàng đằng chân vịt. Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.

Cây đơn đỏ

Cây mọc hoang ở những vùng đồi trọc, dãi nắng. Nhiều nơi nhất là đình chùa hay trồng làm cảnh. Đừng nhầm cây mẫu đơn này hay đơn đỏ với cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa.

Cây tỏi

Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.

Cây san sư cô

Theo tài liệu cổ San sư cô có vị đắng, tính lạnh, vào 3 kinh tâm, phế và vị. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chủ trị yết hầu sưng đau, ho nhiệt mất tiếng.

Cây bàng

Do chỉ số iốt thấp và do không cho phản ứng hexabromua cho nèn người ta có thể kết luận dầu bàng không có glyxerit linoleic và thuộc loại dầu không khô.

Cỏ sữa nhỏ lá

Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5, 7 ngày.

Cây vàng đằng

Nhân dân những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này đé nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt.

Cây sầu đâu rừng

Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét.

Cây hoàng bá

Vỏ thân thường hái vào mùa hạ, cạo sạch vỏ ngoài, chỉ còn lớp trong dày chừng 1cm, sau đó cắt thành từng miếng dài 9cm, rộng 6cm, phơi khô.

Cây mộc hoa trắng

Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư.

Cây điều nhuộm

Bixin kết tinh trong axit axetic thành hình phiến màu đỏ tươi, tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khi thêm axit sunfuric đặc sẽ chuyển thành xanh.

Cây mơ tam thể

Có tác giả lấy được từ cây này hai chất aricaloit là paederin α và β, một chất tan trong ête kết tinh dưới dạng kim nhố, một chất vô định hình hơi tan trong rượu amylic.

Cây rau sam

Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu.

Cây gừng dại

Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc Việt Nam, Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên ngải, zơrong để chữa lỵ mãn.

Cây hoàng liên ô rô

Năm 1967, cây này mới được đoàn điều tra dược liệu của tỉnh Lào Cai, do Trường đại học dược khoa giúp về chuyên môn phát hiôn lần đầu tiên ở vùng núi cao.

Cây ba chẽ

Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt.

Vỏ lựu

Tại Trung Quốc người ta đã dùng thử nước sắc vỏ quả lựu, điều trị so sánh với lối chữa bằng rau sam, lá chè, becbêrin v.v... đã đi tới kết luận vỏ quả lựu có tác dụng tốt.

Cây seo gà

Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em. Ngày uống cừ 12 đến 24g rễ hoặc lá khô.

Cây vọng cách

Vọng cách chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá.

Cây cẩm xà lặc

Mọc hoang ồ khắp các tỉnh miền Bấc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào vì rắt nhiều gai nhọn. Còn thấy mọc ở Hoa Nam, Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á.

Cây đậu rựa

Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong Bản thảo cương mục làm thuốc với tên đao đậu. Bản thào cương mục thập di ghi rễ dùng làm thuốc vứi tên dao đậu căn.

Mộc nhĩ

Mọc hoang trên những cây, cành gỗ mục, ở trong rừng hay ở vùng đồng bằng trên một số cây như cây sung, cây duối, cây sắn, hòe, dâu tằm. Hiện được sản xuất công nghiệp.