- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh lỵ
- Cây đậu rựa
Cây đậu rựa
Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong Bản thảo cương mục làm thuốc với tên đao đậu. Bản thào cương mục thập di ghi rễ dùng làm thuốc vứi tên dao đậu căn.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn gọi là đậu kiếm, đậu mèo leo, đao đậu từ.
Tên khoa học Canavaha gladiata (Jacq) D. c.
Thuộc họ Cánh bướm F abaccae (Papilionaceae).
Mô tả cây
Cây đậu rựa
Cây thảo, leo cao tới 10m, sống hằng năm. Thân tròn có khía dọc. Lá kép 7 lá chét có cuống chung, xẻ rãnh ở trên, lá chét màu lục nhạt, hình trứng rộng, mềm và nhẵn. Lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình chùm ở nách lá, dựng đứng, có cuống 10, mang hoa ở một nửa trên. Hoa to màu trắng hay tím nhạt. Đài hình ống chia 2 môi. Cánh hoa có móng, nhị dính thành 1 bó mang 10 bao phấn màu vàng. Quả lớn, dẹt, hai mép song song, cong hình chữ S. Hạt 10 - 14, hình bầu dục dài dẹt màu đỏ. Cây ra hoa nhiều lứa từ tháng 6 đến 9, có quả già từ tháng 10-12.
Phân bố và thu hái và chế biến
Nguổn gốc ở Ấn Độ. Hiện được trồng ỡ hầu hết các nước nhiệt đới.
Người ta dùng hạt làm thuốc: Quả chín thu hái về phơi khô lấy hạt, phơi hạt cho thật khô. Hạt dài 2,5-3cm. rộng 1,5-2cm, dày lcm. Mặt ngoài bóng có những vết nhãn, mép có tễ màu xám dcn. dài 1,5-2min, rộng 2mm.
Thành phần hóa học
Hạt chứa khoảng 20% canavalin, một ít canavanin C5Hp03N4 (axit), men ureaza. Hạt chưa chín chứa giberellin A21 và A,, (Quàng Châu ihực vật đại từ điển, 1963, 255 và c. A. 1968, 68, 29.885g, c. v4. 1969. 71, 69500w).
Trong hat còn chứa chất gây vón hồng cầu với nồng độ 1:100.000.
Công dụng và liều dùng
Hạt đậu rựa lần đầu tiên thấy ghi trong Bản thảo cương mục làm thuốc với tên đao đậu. Bản thào cương mục thập di ghi rễ dùng làm thuốc vứi tên dao đậu căn.
Theo tài liệu cổ đậu rựa có vị ngọt, tính ôn, vào hai kinh vị và thận, có tác dụng ôn trung, hạ khí.
Thường dùng chữa chứng hư hàn mà sinh nác (nấc cụt). Ngày dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc. Có khi sao vàng tán bột. Ngày dùng 5-6g bột, dùng nước chiêu uống.
Nhân dân còn hay dùng hạt non nấu ăn vì nếu đợi hạt già thì mặc dầu nấu lâu cũng khỏng mềm dừ, lại hay đau bụng mặc dầu trong hạt không thấy có axit xyanhydric.
Còn được trồng làm phân xanh.
Vỏ quả cũng được dùng làm thuốc (đạo đậu xác). Trong tài liệu cổ có ghi vỏ đậu rựa có vị đắng, chát tính bình có tác dụng giáng khí, chỉ tả. Dùng chữa nấc cụt, lỵ mãn tính. Ngày dùng 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây cẩm xà lặc
Mọc hoang ồ khắp các tỉnh miền Bấc nước ta, đôi khi được trồng làm hàng rào vì rắt nhiều gai nhọn. Còn thấy mọc ở Hoa Nam, Trung Quốc, các nước nhiệt đới châu Á.
Cây ba chẽ
Ba chẽ là một cây mọc hoang ở nhiều nơi nhất là đồi núi ít cây vùng trung du. Nhân dân địa phương cắt cây về làm phân xanh hoặc làm củi đun. Có thể trồng bằng hạt.
Cây mơ tam thể
Có tác giả lấy được từ cây này hai chất aricaloit là paederin α và β, một chất tan trong ête kết tinh dưới dạng kim nhố, một chất vô định hình hơi tan trong rượu amylic.
Cây hoàng liên ô rô
Năm 1967, cây này mới được đoàn điều tra dược liệu của tỉnh Lào Cai, do Trường đại học dược khoa giúp về chuyên môn phát hiôn lần đầu tiên ở vùng núi cao.
Cây vàng đằng
Nhân dân những vùng có cây vàng đằng mọc hoang dại thường dùng thân và rễ cây này đé nhuộm màu vàng và dùng làm thuốc như vị hoàng đằng làm thuốc chữa sốt.
Cây phượng nhỡn thảo
Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu.
Vỏ lựu
Tại Trung Quốc người ta đã dùng thử nước sắc vỏ quả lựu, điều trị so sánh với lối chữa bằng rau sam, lá chè, becbêrin v.v... đã đi tới kết luận vỏ quả lựu có tác dụng tốt.
Cây mộc hoa trắng
Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư.
Cây sầu đâu rừng
Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét.
Cây hoàng đằng
Mùa thu hoạch gần quanh năm. Có thể thu hoạch cả cây, cắt thành từng đoạn thân hoặc có thể chỉ lấy rễ thôi. Nhưng thường dùng cả thân và rể cắt thành từng đoạn.
Cây săng lẻ
Theo kính nghiệm của nhãn dân, săng lẻ được áp dụng chữa bệnh nấm ngoài da bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần, kết quả thu được rõ hơn là dùng cồn chút chít và bạch hạc.
Cây thổ hoàng liên
Mô vỏ phần ngoài gồm những tế bào nhiều cạnh, hoặc hình chữ nhật, kéo dài đường tiếp tuyến, những tế bào phía trong nhiều cạnh, to nhỏ không đều, xếp lung tung.
Cây hoàng đằng loong trơn
Dây hoàng đằng loong trơn mọc hoang dại rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Trị trở vào, cả ở Campuchia. Trong cuốn Cây cỏ miền Nam Việt Nam.
Cây seo gà
Rễ, lá sao vàng, tán nhỏ đun với dầu vừng thành thuốc dầu bôi chữa một số bệnh ngoài da của trẻ em. Ngày uống cừ 12 đến 24g rễ hoặc lá khô.
Cỏ sữa nhỏ lá
Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5, 7 ngày.
Cây điều nhuộm
Bixin kết tinh trong axit axetic thành hình phiến màu đỏ tươi, tan trong các dung môi hữu cơ, trong dầu khi thêm axit sunfuric đặc sẽ chuyển thành xanh.
Cây gừng dại
Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc Việt Nam, Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên ngải, zơrong để chữa lỵ mãn.
Cây rau sam
Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu.
Cây đơn đỏ
Cây mọc hoang ở những vùng đồi trọc, dãi nắng. Nhiều nơi nhất là đình chùa hay trồng làm cảnh. Đừng nhầm cây mẫu đơn này hay đơn đỏ với cây mẫu đơn Paeonia suffruticosa.
Cây hoàng liên gai
Hoàng liên gai được dùng làm thuốc chữa đi lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày uống 4 đến 6 gam. Có thể tán bột mà uống.
Cây tỏi
Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.
Cây vọng cách
Vọng cách chỉ mới thấy được dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Ngoài công dụng làm thuốc, lá vọng cách được nhân dân dùng ăn gỏi cá.
Cây đơn trắng (hé mọ)
Rễ được dùng làm thuốc chữa đau răng, đau viêm tai. Còn dùng làm thuốc chữa băng huyết, đái ra máu, đắp vết thương, vết loét, chữa lỵ, rắn cắn.
Cây hoàng liên
Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1.500-2.000m tại Lào Cai, dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc. Tuy nhiên chưa đủ nhu cầu dùng trong nước và xuất khẩu.
Cây hoàng đằng chân vịt
Người ta dùng thân cây và rễ cây hoàng đằng chân vịt. Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Không phải chế biến gì đặc biệt.