Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

2017-06-04 04:44 PM
Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Là những biểu hiện bất thường bẩm sinh gặp ở vành tai hoặc ống tai ngoài, hai dị hình này thường phối hợp với nhau. Có thể ảnh hưởng tới chức năng nghe và thẩm mỹ.

Dị hình vành tai thường gặp hơn, nói chung ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ít hoặc không ảnh hưởng tới chức năng nghe.

Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai: có thể gặp ở một bên hay cả hai bên tai. Vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ, một cục. Hay gặp kèm theo tịt hoặc chít hẹp ống tai.

Vành tai to hay nhỏ quá: có thể gặp vành tai to quá (tai voi) hoặc nhỏ quá (tai chuột), nếu chỉ thấy một bên, tai bên kia bình thường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Dị hình nắp tai: nắp tai có thể quá to, không có sụn nắp hay có 2 - 3 nắp tai. Vành tai vểnh ra trước quá nhiều hay sụn quá mềm làm bẹp xuống, mất các gờ nếp.

Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

Phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại vành tai.

Dị hình ống tai

Thường gặp tịt ống tai ngoài hoàn toàn hay một phần làm chít hẹp ống tai. Dị hình ống tai thường gặp kèm với dị hình vành tai, đôi khi có kèm theo dị hình tai giữa.

Tịt hay chít hẹp có thể do đơn thuần hoặc cả sụn, xương ống tai, chỉ ở cửa ống tai hay dọc cả ống tai.

Tịt hoặc chít ống tai ngoài gây nghe kém dẫn truyền đơn thuần, có thể gây viêm vì chất tiết ở da ống tai không thoát được ra ngoài.

Cần chụp X quang để xác định tình trạng của tai giữa và hệ thống xương con.

Phẫu thuật tạo hình ống tai ngoài hay lấy bỏ u biểu bì bên trong chỗ hẹp, cần ghép da tốt vì dễ gây sẹo chít hẹp lại.

Rò bẩm sinh

Thường gặp nhất là rò gờ trước tai hay thường gọi là rò Helix.

Rò luân nhĩ.

Rò tai cổ: rò xuất phát từ tai chạy xuống vùng cổ.

Lỗ rò có thể thấy ở một bên hay cả hai bên, ở trên nắp tai, trước gờ rìa tai. Tiếp theo thường là đường rò, nhiều khi ngoằn ngoèo và đi xa, ra sau tai hoặc vào ống tai…

Do lỗ rò nhỏ, đường rò thường tiết nhầy nên khi bị viêm thường gây sưng tấy vùng trên trước nắp tai, có thể thành áp xe rồi vỡ mủ.

Nếu rò chưa bị áp xe có thể bơm chất ăn mòn như sút loãng (NaOH 20%), hoặc Betadin vào làm cháy lớp biểu bì để đường rò dính tịt lại.

Phẫu thuật cắt đường rò: bơm xanh mêthylen vào để theo dõi đường rò, qua đó phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ.

Khi bị áp xe nên chích rạch tháo mủ và dẫn lưu, không nên chích rạch quá rộng vì làm mất đường rò sau khó phẫu thuật lấy hết đường rò.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị bệnh Polyp mũi

Bệnh polyp mũi do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để có kết quả tốt đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II

Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em

Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.

Phác đồ điều trị u ác tính mũi xoang

Các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với viêm xoang mạn tính, hoặc polype mũi xoang, và có trường hợp không có triệu chứng mũi xoang.

Phác đồ điều trị ung thư lưỡi chuyên ngành tai mũi họng

Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch, hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng

Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang

Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Phác đồ điều trị nang rò giáp lưỡi

Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến, và tồn tại sau khi ra đời, gây nên dị tật nang giáp lưỡi, nang có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi.

Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng

Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang

Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.

Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản

Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp

Viêm cấp tính của tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, rất phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhưng không phổ biến ở người lớn.

Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính

Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mủ mãn tính

Nhiễm khuẩn mãn tính, các sinh vật gây bệnh chính là Pseudomonas aeruginosa, Proteus sp, tụ cầu, các vi khuẩn Gram âm và kỵ khí khác.

Phác đồ điều trị ung thư thanh quản

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.

Phác đồ điều trị điếc đột ngột

Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.

Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu

Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông.

Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.

Phác đồ điều trị rối loạn giọng

Thuốc tác động lên hệ thần kinh, đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm, đường toàn thân, đường tại chỗ.

Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (tai mũi họng)

Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương, và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố.

Phác đồ điều trị ù tai

Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.