- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc cầm máu
- Cây tam thất (sâm tam thất)
Cây tam thất (sâm tam thất)
Rễ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn có tên kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất.
Tên khoa học Panax Pseudo-ginseng (Burk). RH.Chen.
Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.
Tam thất (Radix pseudo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tên kim bất hoán (vàng không đổi) có nghĩa là vị thuốc rất quý, vàng không đổi được.
Tên tam thất có nhiều cách giải thích: Trong sách Bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải (?) do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói tam = ba có ý nói từ lúc nói gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất = bảy, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét.
Mô tả cây
Cây tam thất
Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lưỡng tính, cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. Nhị 5. Bấu hạ hai ngăn. Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng với một lượng ít ở tỉnh Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát Xát, Phà Lùng), Cao Bằng, ... tại các vùng núi cao 1.200-1.500m. Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm dàn che nắng và phải rào để bảo vệ chống chuột, sóc hay đến ăn củ. Đất phải được bón phân và chuẩn bị kỹ từ một năm trước, chia thành luống dọc cách nhau 1 mét. Tháng 10-11 chọn những hạt ở những cây đã moc 3-4 năm. Gieo ngay vào vườn ươm. Tháng 2-3 năm sau mới mọc. Một năm sau, vào tháng 1-2 có thể đào cây con, cắt bỏ lá gốc, trồng vào ruộng chính thức. Sau 3 đến 7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Thường cây càng lâu năm rễ củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rẽ con, đem phơi nắng cho hơi héo, đem làn, vò cho mém, lại phơi nắng và vò hoặc lăn; làm như vậy từ 3 đến 5 lần mới phơi cho khô hẳn. Có khi người ta cho vào túi gai lắc cho rễ thành đen bóng là được.
Giá trị thu mua căn cứ vào trọng lượng củ. Người ta chia ra:
Loại 1: 105-130 củ nặng 1kg.
Loại 2: 160-220 củ nặng 1kg.
Loại 3: 240-260 củ nặng 1kg.
Cây tam thất còn được trồng ở Trung Quốc: Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây. Vân Nam trồng nhiều nhất và tam thắt Vân Nam được coi là tốt nhất.
Thành phần hóa học
Năm 1937-1941, hai tác giả Trung Quốc Triệu Thừa Cổ và Chu Nhiệm Hoàng đã nghiên cứu và lấy được từ tam thất hai chất saponin: Arasaponin A và arasaponin B.
Arasaponin A là một chất bột, dễ tan trong rượu metylic, etylic và amylic, hơi tan trong nước, không tan trong ête và axeton, độ chảy 195- 210°C, năng suất quay cực +23°, kết hợp với axit axetic cho một chất có tinh thể có độ chảy 256°. Thủy phân bằng axit loãng sẽ cho arasapogenin A, đường và hai chất có tinh thể; một chất có độ chảy 244°, một chất có độ chảy 2520.
Arasaponin B cũng là một chất bột dẽ tan trong nước và rượu metylic, hơi tan trong rượu etylic 100° và rượu amylic, độ chảy 190-200°, độ quay cực +8°. Thủy phân bằng axit trong dung dịch rượu sẽ cho arasapogenin B có độ chảy 2470 và đường trong đó có glucoza.
Năm 1950, Hứa Thực Phương chiết dược từ tam thất ba chất saponin: Saponin A tan trong rượu amylic nóng và một saponin không tan trong rượu amylic nóng.
Kết hợp với axit axetic khô kiệt, sẽ được một chất có tinh thể) có độ chảy 216°.
Tác dụng dược lý
Nấm 1937, hai tác giả Triệu Thừa cổ và Chu Nhiệm Hoàng đă nhận xét thấy tính chất các saporun trong tam thất không giống các saponin thường: Rất ít độc đối với cá: Thả cá vàng vào dung dịch 1/1.000 hoặc 1/500 sau 24 giờ không có hiện tượng trúng độc. Tiêm vào chỗ đánh mê bằng ête, 1 -20mg arasaponin A hoặc B không thấy có sự thay đổi rõ rệt đối với huyết áp, với tim và hô hấp. Đốì với khúc một cô lập của thỏ và tứ cung cô lập của chuột bạch không có sự thay đổi.
Đoàn Thị Nhu, Vũ Thi Tâm và Nguyền Thị Thọ (Thông háo dược liệu, 1977, 4, 14-20, Hà Nội) đã nghiên cứu tác dụng của tam thất trên súc vật thí nghiệm và đã đi đến một số kết luận sau đây:
Rễ tam thắt làm tăng khả nãng hoạt động của súc vật thể hiện ở kéo dài thời gian bơi của lô chuột thử thuốc so với một lô đối chứng (những chuột này mang một cục chì nặng kẹp vào đuôi khi bơi để làm chóng mệt).
Rễ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp vượt ngoài giới hạn điều hòa của cơ thể.
Rễ tam thất có khả năng kháng lại hiện tượng giảm lượng prothrombin trong máu thỏ và giảm khả năng máu đông gày thực nghiệm với dicumarol.
Rễ tam thất khác với nhân sâm không có tác dụng gây tăng huyết áp.
Đối với tác dụng nội tiết:
Rễ tam thất thí nghiệm trên chuột cống cái non với liều 5g/kg uống trong 6 ngày đã làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa so với lô đối chứng, chứng tỏ tam thất có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật cái;
Rễ tam thất thí nghiệm trẻn chuột cống đực non với liều 5g/kg uống trong 6 ngày không làm thay đổi một cách có ý nghĩa trọng lượng tinh hoàn và tuyến tiền liệt so với chuột đối chứng, chứng tỏ tam thất không có tác dụng hướng sinh dục trên súc vật đực với liều này;
So sánh hoạt tính gây động đực của những rễ tam thất có độ tuổi khác nhau (3 năm và 5 năm) thì rễ tam thất 3 năm chỉ gây động dục 50% số súc vật thí nghiệm với liều 10g/kg trong khi rễ tam thất 5 năm gây cùng tác dụng này với liều 5g/kg. Điều đó chứng tỏ rễ tam thắt 5 năm có hoạt tính gây động dục 2 lần mạnh hơn rễ tam thất 3 năm,
Nghiên cứu hoạt tính gây động dục của lá và rễ phụ tam thất và căn cứ vào những liều có tác dụng gây động dục với tỷ lệ súc vật tương đương để so sánh thì thấy lá tam thất có hoạt tính yếu hơn khoảng 20 lần và rễ phụ tam thất có hoạt tính yêu hơn khoảng 8-10 lần so với rẽ củ tam thất 5 năm.
Nhận xét những kết quả trên đây chúng tôi thấy ràng liều 5g/kg nghĩa là 250g cho người nặng 50kg trong một ngày là không có trong thực tế. Thường nhân dân chỉ dùng 2-6g một ngày. Cho nên những dẫn liệu trên đây mới có giá trị tham khảo.
Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu co: Tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương.
Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ.
Tại những nơi trồng tam thắt, người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây rau ngổ (rau ngổ trâu)
Cây mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở Việt Nam. Còn thấy ở Ấn Độ, Inđônexya, Thái Lan. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.
Cây huyết dụ
Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung.
Cây nghể (thủy liễu)
Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành. Lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10 - 13mm.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Theo các nhà nghiên cứu trước, trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit đó là nicotin.
Cây cỏ nến (bồ hoàng)
Cây cỏ nến là một thứ cỏ cao từ 1,50-3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm, nằm trên cùng một trục chung.
Bách thảo sương
Bách thảo sương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và phế. Có tác dụng cầm máu, giúp sự tiêu hóa và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Cây trắc bách diệp (bá tử nhân)
Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam.
Cây thiến thảo (thiên căn)
Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát nhu Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Người ta đào rẽ vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Cây mào gà đỏ
Chữa lòi dom, ra máu: sắc cả hoa và hạt mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành thuốc viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Cây mào gà trắng
Nguồn gốc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc.
Cây vạn tuế (thiết thụ)
Hiện nay thường dùng lá chữa mọi chứng chảy máu, máu cam, chữa.lỵ, chữa những trường hợp đau nhức như đau dạ dày, đau lưng, đau nhức ở khớp xương.
Cây long nha thảo
Có tài liệu cũ nói trong long nha thảo có tanin, có phản ứng phloroiducotanoit, rất ít tính dầu, không có ancaloit, không có glucozit, không có chất béo, có sterol và một đường.
Cây địa du
Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu.