- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc và vị thuốc cầm máu
- Cây long nha thảo
Cây long nha thảo
Có tài liệu cũ nói trong long nha thảo có tanin, có phản ứng phloroiducotanoit, rất ít tính dầu, không có ancaloit, không có glucozit, không có chất béo, có sterol và một đường.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Còn có tên tiên hạc thảo.
Tên khoa học Agrimonia nepalensis D. Don (Agrimonia eupatoria auct. non L.).
Thuộc họ Hoa hồng Rosaceae.
Ta dùng toàn cây phơi hay sấy khô (Herba Agrinmoniae) của cây long nha thảo.
Mô tả cây
Cây long nha thảo
Loại cỏ cao 0,5-1,5m, toàn thân có vạch dọc và mang lông trắng, nhiều cành. Thân rễ mọc ngang, đường kính có thể đạt tới 1cm. Lá mọc so le, kép, dìa lẻ, lá chét hình trứng dài, mép có răng cưa to. Cạnh những lá chét to có nhiều lá chét nhỏ. Lá chét to dài chừng 6cm, rộng chừng 2,5cm, lá chét nhỏ có khi chỉ dài 5mm. Cả hai mặt lá đều mang nhiều lông. Hoa nhỏ mọc thành chùm mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả gồm 2-3 quả bế bọc xung quanh bời đế hoa có đài ở mép trên. Toàn bộ có nhiều gai.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở miền Bắc Việt Nam (quanh thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn), chưa được khai thác ở Việt Nam.
Tại các nước khác cũng có: Châu Âu„ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Thu hái: Thường nở hoa vào mùa hạ. Cây hái vào mùa thu. Phơi khô trong mát.
Thành phần hóa học
Nhiều người nghiên cứu, nhưng báo cáo chưa thống nhất.
Có tài liệu cũ nói trong long nha thảo có tanin, có phản ứng phloroiducotanoit, rất ít tính dầu, không có ancaloit, không có glucozit, không có chất béo, có sterol và một đường.
Năm 1939-1940 và 1950 Ngô Vân Thùy và Cừu Tác Lâm đã nghiên cứu lấy ở long nha thảo một chất màu đỏ nâu gọi là agrimonim (có c, H, N, O) và nhiều axit tanic.
Năm 1958, (heo báo Hóa học thế giới (1- 7-1958), các tác giả Hứa Thực Phương và Lưu Tinh Giai đã chiết xuất từ long nha thảo được các chất sau đây:
Chất agrimonin A có tinh thể màu trắng, độ chảy 2880-2900, có tính chất một sterol;
Chất agrimonin B tinh thể màu trắng, độ chảy 235°, có tính chất một axit nhấn vòng;
Chất agrimonin C đun tới 3400 thì bị phân giải, có tính chất phenol;
Một chất axit là một chất bột, vô định hình, màu nâu hòa tan trong dung dịch kiém rồi sấy khô tức là chất lưu hành trên thị trường với tên long nha thảo tố. Cả 4 chất trên thử dược lý đều không thấy tác dụng cầm máu.
Tác dụng dược lý
Long nha thảo có tác dụng tiêu viêm, săn, tăng sự dinh dưỡng của tế bào, tăng sức đông của huyết dịch.
Hai nhà nghiên cứu Ngô Vàn Thùy, Cừu Tác Làm đã tiến hành thí nghiệm tác dụng của long nha thảo trên chó, thỏ và ếch đã di đến một số kết luận sau đây:
Làm tăng huyết áp của chó và thỏ, có lẽ do tấc dụng co mạch.
Đối với ếch liều nhỏ có tác dụng làm tim đập mau (tăng tần số tim đập) và làm hẹp biên độ, liều lớn có lác dụng làm liệt tim.
Làm tăng tốc độ đông của huyết dịch.
Kích thích trung khu hô hấp, liều cao, lúc đấu gây hô hấp mau lên, nhưng về sau lại suy yếu. Liều độc đối với thỏ là 0,2g/kg thể trọng.
Đối với tử cung cô lập, liều nhỏ hơi có tác dụng hưng phấn, liều cao ngược lại, có tác dụng di hoãn.
Đối với cơ của xương thì có tác dụng hưng phấn, nhưng đối với thần kinh cơ ở các khớp thì lại hơi có tác dụng tê như hiện tượng trúng tên độc.
Hơi làm dãn đồng lử của ếch.
Tăng sức đề kháng của tế bào.
Làm hạ huyết đường.
Không có ảnh hưởng đối với trung khu thần kinh và thần kinh giao cảm.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân dùng long nha thảo làm thuốc cầm máu chữa bệnh đi ỉa ra máu, thổ huyết, ho ra máu, đổ máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày uống 6-15g dưới dạng thuốc sắc, chia nhiều lần uống trong ngày.
Còn dùng làm thuốc bổ tim, chữa mụn nhọt, chữa lỵ.
Các đơn thuốc có long nha thảo
Long nha thảo tố
Thuốc tiêm chế bằng thuốc sắc long nha thảo đã loại tanin, saponin, đường, protit. Sau đó dùng dung môi tinh chế nhiều lần được chất vô định hình thì chế thành thuốc tiêm, mỗi ống 5ml có 0,01 g long nha thảo tố.
Có khi chế thành thuốc nước hoặc viên, dùng trong các trường hợp bị thương băng huyết tử cung, xuất huyết, thay ecgotin.
Ái mẫu ninh
Long nha thảo tố và cao lỏng đương quy chế thành thuốc viên, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2-4 viên.
Dung dịch ái mầu ninh
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa con.
Bài viết cùng chuyên mục
Cây mào gà đỏ
Chữa lòi dom, ra máu: sắc cả hoa và hạt mà uống. Ngày uống 8-15g. Có thể phơi khô, tán nhỏ chế thành thuốc viên. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Cây rau ngổ (rau ngổ trâu)
Cây mọc phổ biến trong các ao hồ khắp các tỉnh ở Việt Nam. Còn thấy ở Ấn Độ, Inđônexya, Thái Lan. Thường hái lá non, dùng tươi hay phơi khô làm thuốc.
Cây tam thất (sâm tam thất)
Rễ tam thất có tác dụng làm tăng sức đề kháng của súc vật đối với yếu tố độc hại như liều độc uabain với tim, nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp.
Cây mào gà trắng
Nguồn gốc cây từ phía đông Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở Việt Nam để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và để lấy hạt làm thuốc.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Theo các nhà nghiên cứu trước, trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tanin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit đó là nicotin.
Cây địa du
Thành phần chủ yếu trong địa du là tanin, saponosit, flavon. Người xưa, dựa vào màu đỏ của hoa, liên hệ đến tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu.
Cây vạn tuế (thiết thụ)
Hiện nay thường dùng lá chữa mọi chứng chảy máu, máu cam, chữa.lỵ, chữa những trường hợp đau nhức như đau dạ dày, đau lưng, đau nhức ở khớp xương.
Bách thảo sương
Bách thảo sương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tâm và phế. Có tác dụng cầm máu, giúp sự tiêu hóa và giải độc. Dùng chữa chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Cây nghể (thủy liễu)
Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành. Lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10 - 13mm.
Cây thiến thảo (thiên căn)
Cây mọc hoang dại ở những vùng núi cao mát nhu Sapa, Nghĩa Lộ, Lai Châu. Người ta đào rẽ vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Cây huyết dụ
Nhân dân dùng làm thuốc cầm máu, chữa lỵ, lậu, xích bạch đới. Năm 1961, Bệnh viện Bắc Giang đã dùng trong những trường hợp băng huyết sau khi đẻ vì rò tử cung.
Cây trắc bách diệp (bá tử nhân)
Trắc bách diệp vị đắng, chát, hơi hàn, vào 3 kinh phế, can, đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, thanh huyết phận thấp nhiệt. Chữa thổ huyết, máu cam.
Cây cỏ nến (bồ hoàng)
Cây cỏ nến là một thứ cỏ cao từ 1,50-3m, có thân rễ. Lá dài, hẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, hợp thành bông riêng cách nhau 0,6-5,5cm, nằm trên cùng một trục chung.