- Trang chủ
- Thông tin
- Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt
- Mắm Huế hồn quê
Mắm Huế hồn quê
Khi ăn chỉ còn nghe hương vị mặn nồng ấm áp của mắm, âm thanh giòn tan, sần sật của cà. Vua và Hoàng hậu Thái Lan sau bữa tiệc đã hết lời khen ngợi.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Ở Huế bữa cơm ngày thường hay tiệc tùng, không bao giờ thiếu một thứ “hồn quê chân chất” là: mắm! Trong mâm cơm đãi khách ở Huế thường có thiỵ bò thui mắm nêm, thit lợn ba chỉ kẹp với tôm chua (một loại mắm), vả, khế, rau bắp chuối.
Từ miệt biển Thuận An, Tư Hiền, Mỹ Lợi, Lăng Cô... người dân một đời cơm khoai với mắm đã làm ra và mang mắm lên thị thành, rồi mắm vào cả cung vua, phủ chúa. Tương truyền, Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức sai người đưa mắm tôm chà và mắm nem tôm tận Gò Công ra cung vua để ăn cho đỡ nhớ nhà! Vua Tự Đức còn có bà Trung Phi họ Vũ ở trong cung lâu ngày, nhớ nhà nên xin cha cho mỗi năm vài lọ mắm nêm. Bà Trương Thị Bích, cháu dâu của vua Minh Mạng viết sách “Thực phổ bách thiên”, dạy nấu 100 món ăn phổ biến trong các gia đình quý tộc Huế xưa bằng thơ, trong đó có tới 14 món “mắm quý tộc”! Gần 150 năm Kinh Đô Đại Việt, Huế trở thành xứ sở của mắm. Nhà văn Trần Kiêm Đoàn kể, năm 1960, Quốc vương và Hoàng hậu Thái Lan đến thăm Cố Đô Huế. Trong bữa đại tiệc thết khách đó có 10 món ăn Huế đặc sắc được chế biến từ mắm, trong đó có món “mắm cà pháo cá ngừ” do đầu bếp Hà Thị Đa ở Tây Lộc chế biến. Món mắm này được chế biến bằng cách: ngâm cà với mắm ngừ, nêm thêm gia vị, riềng, ớt, tỏi, thêm chút đường phèn thắng vàng, rồi đem phơi nắng tới 20 ngày ròng; công phu và tinh tế đến độ làm cho trái cà pháo hấp thụ tinh chất của mắm cá ngừ và các loại gia vị, khi dọn ra bàn tiệc người ta chỉ dọn trái cà vỏ trắng, thịt vàng ươm. Khi ăn chỉ còn nghe hương vị mặn nồng ấm áp của mắm, âm thanh giòn tan, sần sật của cà. Vua và Hoàng hậu Thái Lan sau bữa tiệc đã hết lời khen ngợi. Sau đó, báo Thái Lan The Bangkok Temes đã tường thuật: “Tại bữa tiệc ở thành phố Huế, đức Vua đã thưởng thức một cách ngon lành các món mắm Huế được bày biện trong đĩa sành nhỏ xinh xinh”. Ngày nay, nhiều gia đình Huế cũng chế biến thứ “mắm quý tộc” ấy để dùng vào các dịp tiệc tùng. Như vậy mắm Huế không chỉ có mặt trong bữa ăn gia đình, trên mâm cỗ cúng, mà có mặt trong cả bữa tiệc ngoại giao sang trọng nhất!
Ở chợ Đông Ba có hẳn một “ phố mắm” ở đường Chương Dương cạnh bờ sông Hương với đủ thứ mắm thơm nức mũi. Các chợ ở Huế, chợ nào cũng có “dãy hàng mắm”, “phố mắm” như vậy. Người phụ nữ Huế mẫn cảm, chịu thương chịu khó đã chế biến ra hàng trăm thứ mắm. Nếu gọi theo tập quán ăn thì có mắm chay, mắm mặn. Mắm chay (như mắm cà, mắm rối...) làm bằng các thứ thực vật như su su, dưa chuột, dưa gang, cà rốt, củ cải, xơ mít, dứa, riềng, ớt, phù chúc, đậu phụ, cà chua, bột gạo rang.v.v... dùng cho các bữa cơm chay. Gọi theo tên loại thực phẩm thì có: mắm cá lục, mắm cà ngừ bột, mắm còng, mắm cá cơm thang, mắm cá cơm duội, mắm cá đối, mắm rươi, mắm gạch cua, mắm sò, mắm cá thu, mắm cá ngừ ruột, mắm nục bỏ ớt cà, mắm lòng pháo, mắm dưa, mắm dút (tép đồng).v.v...Gọi theo cách chế biến và công dụng thì có: Mắm nêm, mắm thính ngô, mắm thính gạo rang, hay mắm mặn, mắm chua, mắm ngọt.v.v...Mắm nêm chủ yếu dùng để nêm nấu khi chế biến món ăn và để làm nước chấm. Nấu canh rau khoai lang, canh mít xanh, canh lá lốt, chột nưa...mà không nêm chút mắm nêm sẽ không ra hương vị canh Huế. Huế mùa nào mắm nấy. Mùa đông xuân rét mướt thì mắm cá ngừ, mắm dút, mắm thính cá chuồn, mắm cá nục, cá trích; thu thì mắm nêm cá cơm, cá thu, mắm sò...; mùa hạ thì mắm dút, mắm dưa, mắm còng, mắm cà pháo...Sách thực phổ bách thiên dạy cách chế biến món mắm nêm cá nục nổi tiếng của Huế bằng thơ tứ tuyệt như sau: Nục nhỏ làm nêm lắm kẻ ưa/Đong ngang chục cá, muối hai, vừa/Ghè khô, nhận chặt phơi mươi bữa/Gió bảy mùi thơm biết chín chưa. Thật dễ hiểu và dễ làm, nhưng lại tạo ra một món ăn nhớ đời!
Thịt bê thui thì đâu cũng sẵn, nhưng thịt bê thui phải chấm mắm nêm mới thành món Huế. Cái mùi Huế, vị Huế ấy người đi xa không nhớ, không thèm sao đặng! Chan thìa mắm nục trộn với ớt cà lên bát cơm gạo mới nóng hổi, trộn đều, và miếng cơm, cắn miếng cà miếng ớt hít hà toát mồ hôi, nghe ngũ vị cay mặm chua chát ngọt thấm đến tận chân tóc, đến tận cuộc đời. Mắm ruốc (ruốc khuyếc) vắt chanh, tỏi ớt chấm môi mép bò, dạ trường lợn, cắn thêm miếng ớt xanh, không gì sánh bằng... Ấy là thứ “đặc sản” của nhà hàng nổi tiếng Ông táo, quán cơm Âm Phủ. Hay món thịt bê thui mắm nêm đã thành món chủ lực của hàng chục nhà hàng ở Huế chiều nào cũng đông nghẹt khách. Mắm dút cho thêm ít tỏi giã nhỏ, ớt xắt lát, chanh, mì chính trộn cơm, ăn no còn thèm. Thịt lợn ba chỉ chấm với mắm dút ấy kẹp thêm lát khế, miếng vả, ngon không kém gì ăn kẹp với tôm chua. Rau muống luộc, rau khoai lang luộc, không chấm mắm nêm ớt cay là không thành.
Bài viết cùng chuyên mục
Chuối chưng: hướng dẫn cách làm
Nếu không có sẵn vôi hoặc không thích dùng thì cứ cắt mỏng khoai rồi nấu và canh kỹ cho khoai vừa chín tới, đừng để khoai chín mềm. Để nguội, lột vỏ, cắt miếng vuông nhỏ chừng nửa ngón tay cái.
Sà lách quả bơ và trái hồng
Chẻ trái bơ ra làm hai, bỏ hột, gọt bỏ võ. Xắt trái bơ ra làm từng miếng dài. Vắt vào chút nước trái chanh, cho trái bơ không bị đỗi màu đen.
Hướng dẫn cách làm bánh tằm
Để làm món ăn chơi bánh tằm hay ăn kèm: Dừa khô nạo thành sợi nhỏ, trụng lại qua nước sôi, để thật ráo. Đậu phụng rang vàng, đải vỏ, giã nhỏ tùy ý, nêm với chút đường muối. Khi ăn trộn đều từng ít vào bánh tằm
Cá hồi nấu sữa
Luộc chín đậu, hạt sen và khoai tây. Phi tỏi thơm, cho cá vào xào. Khi thấy miếng cá săn lại, cho sữa tươi, kem tươi và một ít nước dùng vào.
Trám thu
Cái khó của cách làm trám là sao có thể xác định được độ nóng già của nước om một cách chính xác. Nước non chưa đủ độ thì quả trám coi như là sống nguyên, sượng ngầm ngầm.
Xốt cà chua
Làm sốt cà chua từ các nguyên liệu trên (bài căn bản) là chắc nui à (cho tất cả các món cá cũng như thịt).
Bún bung
Khi chân giò chín nhừ, cho quả chua + cà chua thái múi cau vào đun chín để quả chua tiết ra nước chua, vớt bỏ xác quả chua, nêm lại cho vừa ăn, nếu ăn theo kiểu Nam nên cho chút đường để dịu nước.
Kem bơ nước dừa
Khi đã xay xong hỗn hợp Bơ, ta lấy khuôn làm kem cây cho vào từng khuôn, cắm que kem vào giữa, nếu không có khuôn kem cây thì cho vào những hộp vuông, đặt tất cả vào ngăn đá.
Mắm kho chay
Bắt chảo nóng, cho 1/2 TSP dầu phi xả + ớt bầm , kế cho cà chua + đậu hũ + nấm xào hơi chín, nêm 1 TSP xì dầu + 2 tsp đường + 1/3 tsp muối + 1/2 tsp bột ngọt + 1 TSp nước lạnh, xào chín. Trút ra dĩa.
Bánh bò nướng
Cho đường vào nồi, chế nước cốt dừa vào, bắt lên bếp nấu cho tan đường, nhắc xuống để đường hơi nguôi, cho bột nổi và va-ni vào trộn đều.
Bánh Crepes
Đập 3 trứng gà đánh cho nổi với đường, sau đó để bột mì vào dánh cho đều, đổ sữa vào từ từ, vừa đổ sữa vừa quậy cho bột đừng bị ốc trâu, sau cùng để muối, dầu
Gà nướng bột muối
Lượng muối cho vào bột càng nhiều thì gà càng thấm mặn, nếu cho quá nhiều muối, bột sẽ không nhồi được. Và vì là nướng với bột + muối, nên gà, vịt không nên uớp thêm muối, sẽ bị mặn.
Xá xíu
Cắt thịt thành miếng dài ngang khoảng 1½ inches (4 cm) ướp với gia vị trên (thêm vài giọt màu đỏ nếu thích) để thấm qua đêm.
Bún cá ninh hòa
Xà lách, rau thơm, rau tía tô xắt nhỏ, bắp chuối xắt mỏng và giá. Chanh, ớt, hành, ngò, tiêu cà.
Mứt mận
Mận chọn những quả chín, không bị sâu và giập nát rồi rửa sạch và ngâm trong nước có pha muối loãng trong khoảng 40 phút rồi vớt ra để ráo
Gỏi xoài khô cá sặc
Rau thơm các loại như húng lủi, húng cay, ngò gai non. Lấy lá rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ. Người miền Nam thì hay dùng rau răm.
Mi vịt tiềm
Rửa xương heo, trụng nước sôi. Hành tây nướng sơ, gừng đập dập, tiêu nguyên hột rang sơ, chút muối, dường, bột ngọt cho tất cả vô nồi nấu nước lèo (hớt bọt thường xuyên).
Gỏi mít tôm thịt
Gỏi mít tôm thịt là một món ăn đặc trưng của miền Trung, với sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt giòn của mít non, vị tươi ngọt của tôm và thịt, cùng hương vị chua cay mặn ngọt đặc trưng của nước trộn.
Mì xào
Nưóc sôi, bỏ mì tươi vào trụng sơ qua, lấy ra để cho ráo nước, để vào vài muổng dầu mè, xốt lên cho đều.
Nước sen dừa
Cho hạt sen vào nồi cùng với nước lã, đun sôi hớt bọt, kéo nồi ra cạnh bếp đun sôi âm ỉ khoảng 1 tiếng cho sen chín mềm, vớt sen ra để riêng. Nước luộc sen lọc sạch lấy nước trong để nguội.
Dưa kim chi
Củ cải, cà rốt cũng làm y như vậy. Nếu muốn các thứ được giòn, sau khi xả nước lạnh, ngâm ngay vào nước có pha phèn chua độ 1 giờ, sau đó xả lại nước lạnh, vắt khô.
Hara Kiri
Cho đá viên đầy nửa cốc thuỷ tinh thấp kiểu cổ điển, đổ sirô dưa, rượu rum trắng, nước chanh nguyên chất vào cốc, khuấy đều.
Bánh mì bơ rau quả
Cho cà chua, dầu ôliu, rau húng quế, giấm, tiêu đen trong một chiếc tô lớn, trộn đều cho thấm gia vị, đặt bánh mì vào trong các miếng giấy nướng cho vào lò nướng ở nhiệt độ 400 độ F trong vòng khoảng 8 phút.
Cá diêu hồng chưng tương
Cá diêu hồng làm sạch, đánh vẩy, mổ bụng. Dùng dao nhọn xẻ sâu và dài 2 đường trên lưng cá nhưng không lấy vi (không lấy xưong sống) và tạo rãnh.
Đậu phụ chiên xù
Nước dùng heo, nấu 300g xương heo với 2 lít nước, 1 muỗng cà-phê muối, 100g hành tây, hầm nhỏ lửa lấy 1,5 lít nước dùng, vớt bỏ xác xương, hành.