Bánh lọt

2015-01-17 09:57 PM

500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chuẩn bị một cái rổ thưa đường kính khoảng 25 - 30cm, lỗ đáy rổ lớn bằng cỡ đầu đũa ăn cơm hoặc một vật dụng tương tự. Một cái nồi đường kính vừa bằng đường kính rổ. Vợt, rá. nước lọc.

Nước pha bột: Gồm nước lọc để pha bột cho màu trắng tự nhiên. Hoặc làm nước màu xanh theo cách dân dã VN bằng: 100gr lá dứa + lá bồ ngót rửa sạch, xay nhuyễn với 1/2 lít nước, lược qua rây bỏ xác, lấy phần nước màu xanh để sử dụng. Nếu ở nước ngoài khó tìm được lá dứa, lá bồ ngót các bạn chỉ cần vài giọt màu thực phẩm loại hay dùng để pha màu bánh kem. Dĩ nhiên sẽ không thơm mùi lá thiên nhiên được.

Nước đường: Nấu tan 1/2kg đường với 1/2 lít nước cho đặc lại, tùy thích cho thêm 2 hoặc 3 gram vani vào nước đường.

Nước cốt dừa: 500gr dừa nạo, cho vào một túi vải mỏng, châm vào 1,5 lít nước ấm, nhồi vắt kỹ lấy nước. Nếu không tiện có túi vải thì dùng một cái rây cũng được, đặt rây vào một cái tô, châm nước nóng vào, rồi nhồi ép lấy nước cốt dừa. Bắc lại nước cốt dừa lên bếp nấu sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, để nguội. Các bạn ở nước ngoài có thể sử dụng nước cốt dừa đóng hộp.

Phân lượng bột: Sử dụng 5 phần bột gạo + 1 phần bột năng.

Làm bánh lọt: Chuẩn bị rổ thưa, thố nước lọc nguội, sạch. Xẻng phẳng. Dùng phân lượng bột để làm một ít bánh lọt với: 500gr bột gạo + 100gr bột năng. Hoà tan bột với khoảng 1/2 lít nước, nếu làm màu trắng thì dùng nước lọc; màu xanh thì dùng nước lá dứa (hoặc màu thực phẩm), lược lại nước bột qua một cái rây. Bắc nước bột lên bếp, nấu nhỏ lửa, dùng đũa khuấy đều tay cho bột chín đặc, lưu ý lửa kẻo cháy nồi. Đặt một cái rổ thưa, rổ có lỗ nhỏ chừng đầu đũa ăn cơm, lên trên miệng một thau nước lọc nguội sạch, trút bột còn nóng ấm vào rổ, dùng một cái xẻng thẳng ( người miền Nam hay gọi là cái sạn) ép mạnh bột, bột chín đặc nhưng vẫn chảy lọt qua rổ thành từng khúc, canh chừng sợi bột dài chừng 3 - 5cm thì dừng tay ép hoặc gõ mạnh tay vào thành rổ cho sợi bột tự đứt quãng, khúc bột rơi vào nước lọc nguội đi, đông lại thành sợi bánh lọt (con bánh lọt) với hai đầu nhọn mới đẹp, đạt yêu cầu. Nấu bột sao cho có độ đặc đạt yêu cầu như vậy cần phải làm thử một vài lần với từng ít bột. Nếu bột loãng quá thì chỉ cần bắc lên bếp nấu nhỏ lửa lại cho đặc thêm. Vớt bánh lọt ra để riêng, thăm chừng thố nước lọc nếu lền bột quá thì phải thay nước khác.

Phụ gia ăn kèm nếu thích: Đậu xanh đã đãi vỏ, nấu chín như nấu cơm, tán mịn nhuyễn. Đậu đỏ vo sạch, nấu chừng 1 lon đậu với 2 hoặc 3 lon nước + 1 muỗng cà phê muối, nấu chín đậu, nước sấp mặt đậu là vừa. Sương sa, sương sáo, cắt nhỏ, hột lựu ngâm nước cho nở mềm.

Trình bày món ăn: Món bánh lọt truyền thống chỉ ăn với nước cốt dừa, nước đường thắng. Cho ít bánh lọt xanh trắng ra chén, châm vào ít nước cốt dừa với ít nước đường tùy ý muốn ngọt ít nhiều. Món bánh lọt cho thêm 1 - 2 muỗng cà phê đậu xanh tán là vừa ngon. Nếu cho thêm đậu đỏ, sương sa... nước đá bào thì người ta gọi là chè đậu đỏ bánh lọt.

Chú thích: Chất lượng bột sử dụng cùng độ chín đặc khi khuấy sẽ cho sợi bánh lọt mềm dẽo tự nhiên. Một số người làm theo cách như sau để làm cho sợi bánh lọt dai một cách khác hơn là pha vôi trắng ăn trầu với nước theo tỉ lệ 1 lít nước + 10gr vôi trắng, để nước lắng trong, dùng nước này ngâm gạo qua nửa ngày rồi mới đem xay gạo thành bột hoặc pha bột khô với nước ngâm vôi này. 

Bài viết cùng chuyên mục

Bánh xếp nhân tôm thịt

Châm nước sôi từng ít một vào bột, dùng vá nhồi trộn kỹ, trong khi nhồi trộn châm dầu ăn vào từ từ, bột nguội bớt, dùng tay nhồi cho bột thành khối dẻo mịn.

Tôm chiên xù

Cho tôm lăn qua bột năng khô, nhúng tôm qua hột gà, lăn tôm qua bột xù một lớp dầy, để tôm 15 phút cho bột dính vào tôm. Chảo dầu nhiều vừa nóng cho tôm vào chiên giòn, vàng vớt ra để ráo.

Súp gà kiểu Malaysia

Cho thịt gà, lòng trắng trứng gà và 40ml nước vào bát to, trộn đều để riêng trong 10 phút. Hòa tan bột mì trong 60ml nước.

Cách làm cá hồi xào cải thìa

Dầu nóng, phi thơm tỏi, cho cải vào xào với lửa lớn, để giữ được màu xanh của cảo, nêm gia vị vừa miệng, Cho cải ra đĩa, Chảo nóng, cho cá vào xào thơm.

Cá ngừ kho thơm

Cá ngừ làm sạch, cắt khúc dày cỡ 3 cm, ướp với tiêu, bột nêm, dọc hành đập giập. Thơm (dứa) gọt vỏ bỏ lõi, cắt lát.

Cua hấp bia

Để cua thấm khoảng 30 - 45 phút. Xếp cua vô xửng (khay) rồi đổ gạch cua lên trên. Đổ bia vào nồi, đậy kín. Bia sôi bắc xửng lên nồi hấp khoảng 12 phút lấy ra. ăn cua chấm với chanh muối tiêu là đúng vị nhất.

Mứt rau câu

Đường tan cho thạch cao phi + Thuốc tẩy đường. Nhắc xuống. Đổ rau câu vào khuôn nhôm một lớp khoảng 2 cm (Nếu dùng chanh thì không dùng thuốc tẩy)

Dê hầm ngũ vị

Để ý khi hầm thịt đừng để lửa cao quá, nước hầm sẽ bị cạn nhanh, canh chừng để châm thêm chút nước sôi vừa đủ cho nứơc hầm luôn sấp mặt thịt khi nấu xong.

Bánh chuối hấp miền nam

Nồi hấp nấu nước cho sôi, dùng khuôn có tráng dầu để vào. Đổ bột vào khuôn khoảng 1 cm hấp vừa chín, cho lớp chuối vào. Cứ một lớp chuối một lớp bột. Hấp khi thấy bột trong là được.

Canh rau đay nấu cua và Cá cơm mồm kho tiêu

Bổ chén gạch cua khêu được vào nồi nước cua, bắc lên bếp thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ sát đáy để riêu không đóng dưới đáy, một lát thấy riêu nổi lên đầy trên mặt.

Dinh dưỡng và ăn uống lành mạnh

Nắm vững các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng đến sự hiểu biết các khái niệm về thực phẩm và vai trò của chất xơ, cholesterol, chất béo và calo trong một chế độ ăn

Bánh Palets Bretons

Cắt bơ ta từng miếng nhỏ, để bơ vào từ từ, đánh cho bơ hòa đều với bột + trứng, để vào vài muỗng sửa tươi hay vài muỗng sửa đặc đã pha với nước ấm, để nguội.

Cua xào dầu hào

Cua mua về làm cho sạch sẽ. Chặt càng và chân cua, cắt bỏ mấy đầu nhọn của chân, sau đó dùng dao đập hơi dập. Mình cua thì chặt ra làm 4. Cho cua vô 1 cái tô lớn.

Bánh chocolat và cafe

Trong một cái tô, để 30g crème nước vào trong tủ lạnh 30 phút, bẻ chocolat ra từng miếng nhỏ, với 20g crème còn lại để vào một cái nồi nhỏ.

Gà hấp rau răm

Gà hấp rau răm là một món ăn truyền thống của Việt Nam , nổi tiếng với hương vị thơm ngon, thịt gà mềm ngọt, quyện cùng vị cay nồng của rau răm.

Cánh gà rang me

Cánh gà rửa sạch để ráo, dùng dao nhọn đâm đều cánh gà; ướp 1 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng soup đường, 1 muỗng soup tỏi bằm.

Trám om kho cá

Trám kho cá không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam , đặc biệt là ở các vùng quê.

Hủ tiếu nam vang chay

Hủ tiếu trụng nước sôi, xả nước lạnh, để ráo nước, thêm vào vài giọt dầu ăn để hủ tiếu không dính vào nhau.

Gà luộc xả tân lộc

Gọi là luộc nhưng có lẽ phải dùng từ hầm thì đúng hơn. Bởi theo lời chủ quán, nếu muốn gà chọi ngon phải luộc (với sả và củ cải) không dưới 1 tiếng đồng hồ.

Phở gà

Nước trong nồi gần sôi bỏ xương gà vào hầm, canh nước sôi hớt bọt và những lớp mỡ trên bề mặt nước dùng, sau đó bỏ củ cải trắng, hành tím, gừng vào.

Cách làm mứt lạc

Cho đường vào chảo với một nửa bát con nước, đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đường tan chảy. Khi đường chuyển mầu hơi ngà và bắt đầu châu lại trút lạc vào, dùng xạn đảo nhanh cho đường bám đều khắp mình lạc.

Cá hủn hỉn kho tiêu

Đặc biệt là phải để tiêu nhiều một chút, và cho nước màu vừa phải để khi kho xong cá, có màu vàng ngà trông ngon mắt.

Bồ câu quay da dòn

Cho bồ câu đã ướp vào lò, quay cho đến khi da bồ câu giòn và vàng đều, hoặc hấp chín bồ câu, vớt ra để nguộị, dầu sôi, xối lên mình bồ câu cho đến khi da vàng đều.

Gỏi xoài xanh rau thơm

Xoài xanh ta gọt vỏ xong, nên ngâm sơ trong nước thật lạnh (cho xoài dòn hơn) trước khi thái sợi. Thái xoài xong nên cho vào thố, dùng saran wrap bao lại và giữ trong tủ lạnh trong lúc ta sữa soạn các thứ khác.

Gỏi bao tử

Trộn chung bao tử, cà rốt, dưa leo, hành tây, 1/2 tôm, rau răm, hành tím, kiệu, muối, đường, bột ngọt, nước chanh, nước mắm, tỏi phi. Nêm lại chua ngọt vừa ăn.