- Trang chủ
- Sách y học
- Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng
- Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp
Xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp
Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý và chuẩn bị mẫu xét nghiệm, trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Trong chẩn đoán bệnh nội tiết, tiến hành các xét nghiệm kích thích nếu nghi ngờ giảm chức năng và các xét nghiệm ức chế nếu nghi ngờ cường chức năng của tuyến nội tiết sinh ra hormon đó. Các xét nghiệm ức chế sẽ ức chế các tuyến bình thường nhưng nó không ức chế sự tiết ra tự động (ví dụ chức năng của các u tăng sinh).
Sự chuẩn bị bệnh nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho các xét nghiệm hormon. Kết quả của chúng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như stress, vị trí tư thế, trạng thái dinh dưỡng, thời gian trong ngày, tình trạng ăn kiêng, các thuốc điều trị… Tất cả các điều này cần phải được ghi chép lại trong bệnh án và cần được thảo luận với các bác sỹ lâm sàng về kết quả xét nghiệm.
Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý (để lạnh) và chuẩn bị mẫu xét nghiệm (trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách chiết lấy huyết tương).
Không có một xét nghiệm riêng lẻ nào có thể phản ánh đầy đủ tình trạng của các tuyến nội tiết trong các điều kiện cụ thể mà cần phải phối hợp nhiều xét nghiệm trong đánh giá chức năng của một tuyến nội tiết.
Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp
Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:
T4 toàn phần (Thyroxin - tetraidothyronin).
T4 tự do (Free T4).
T3 (Triiod thyronin).
TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).
Xét nghiệm T4 toàn phần
Bình thường, T4 toàn phần = 50 - 150 nmol/l.
Tăng trong:
Cường chức năng tuyến giáp.
Phụ nữ khi mang thai.
Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, hormon giáp, TSH, amiodaron, heroin, amphetamine, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).
Hội chứng “ Yếu tuyến giáp bình thường”.
Tăng trong TBG (globulin gắn kết với thyroxin) hay TBPA (thyroxin gắn kết với albumin).
Giảm trong:
Nhược năng tuyến giáp.
Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).
Dùng thuốc (phenytoin, triiodthyronin, testosteron, ACTH, corticoid…).
Xét nghiệm T4 tự do
Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như:
Phụ nữ mang thai.
Dùng thuốc (adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).
Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).
Tăng trong:
Cường giáp.
Điều trị nhược giáp bằng thyroxin.
Giảm trong:
Nhược giáp.
Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin.
Xét nghiệm T3 máu
T4 và FT4 (chỉ số T4 tự do) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. T3 là hormon tuyến giáp hoạt động mạnh nhất ở máu. Nó tăng hay giảm thường đi đôi với các trường hợp T4 và có giá trị trong một số trường hợp như:
Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.
T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.
Kiểm tra nguyên nhân cường giáp.
Bình thường T3 = 1 - 3 nmol/l.
Xét nghiệm TSH máu
TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, là một glucoprotein. Nó có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như: oxy hóa glucose, tăng tiêu thụ oxy, tăng tổng hợp phospholipid và ARN. Xét nghiệm TSH dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát (phù niêm) với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên).
Kỹ thuật xét nghiệm mới nhất là IRMA (Immuno radio metric aasay).
Kỹ thuật này có thể đo được các nồng độ thấp hơn rất nhiều so với kỹ thuật RIA (phương pháp miễn dịch-phóng xạ).
Bình thường (theo RIA - WHO Standard): TSH huyết tương = 3,9 ± 2 àU/ml.
Tất cả các xét nghiệm này không tương đương nhau nên người làm xét nghiệm cần biết kỹ thuật nào cần được sử dụng và các giá trị giới hạn khác nhau của mỗi kỹ thuật.
Giá trị giới hạn của IRMA:
Tuyến giáp bình thường: 0,4 - 6,0.
Nhược giáp: > 6,0.
Cường giáp: < 0,1.
Giới hạn thấp: 0,1 - 0,39.
Vai trò của xét nghiệm TSH:
Chẩn đoán hội chứng nhược giáp.
Điều trị nhược giáp (các phương pháp điều trị cần đưa TSH về giá trị bình thường).
Phân biệt nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).
Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.
Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.
Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.
Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.
Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.
Ý nghĩa
Tăng trong:
Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.
TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.
Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.
Dùng thuốc:
Các thuốc có chứa iod (acid iopanoic, ipodate,…).
Kháng dopamin (metochlopramide, domperidone, haloperidol,…).
Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.
Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.
Kháng thể kháng TSH.
Giảm trong:
Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.
Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:
Bệnh tâm thần cấp.
Bệnh gan.
Suy dinh dưỡng.
Bệnh Addison.
Bệnh to cực chi.
Các bệnh nội khoa cấp tính.
Nôn mửa nhiều do ốm nghén.
Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.
Xét nghiệm chức năng tuyến cận giáp
Thông thường, người ta hay xét nghiệm canxi toàn phần huyết tương để đánh giá chức năng tuyến cận giáp.
90% bệnh nhân tăng canxi máu là do cường chức năng tuyến cận giáp, u tuyến cận giáp hay u hạt.
Giảm canxi máu trong sarcoidosis, suy thận và cường chức năng tuyến giáp thường được phát hiện sau khi các triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ rệt.
Bài viết cùng chuyên mục
Xét nghiệm hoá sinh về bệnh thận tiết niệu
Độ thanh lọc của một chất là số lượng ảo huyết tương đã được thận lọc và đào thải hoàn toàn chất đó ra nước tiểu trong 1 phút
Xét nghiệm hoá sinh rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch
Rối loạn lipid máu nói chung và các rối loạn lipoprotein là yếu tố nguy hại lớn liên quan tới sự phát triển bệnh tim mạch
Xét nghiệm sinh hóa rối loạn cân bằng acid base
Thiếu oxy máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến rối loạn các quá trình oxy hóa sinh học, kết quả là gây thiếu năng lượng tế bào, dẫn đến hủy diệt tế bào.
Xét nghiệm sinh hóa trong tăng huyết áp
Các xét nghiệm cận lâm sàng đôi khi phát hiện được nguyên nhân của bệnh tăng huyết áp. Nếu phát hiện được nguyên nhân gây tăng huyết áp thì bệnh có thể điều trị được.
Các xét nghiệm sinh hóa máu trong nhồi máu cơ tim cấp
Các xét nghiệm cần được làm nhắc lại ở các thời điểm hợp lý để phát hiện các triệu chứng tái phát, các triệu chứng mới
Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư
Người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh và phương pháp hóa sinh thông qua việc xác định dấu ấn ung thư
Các xét nghiệm hoá sinh về bệnh tiểu đường
HbA1C là dạng kết hợp của glucose với HbA1, Nó chiếm hơn 70 phần trăm lượng hemoglobin được glycosyl hóa. Nồng độ HbA1C tương quan với nồng độ đường máu.
Đơn vị SI dùng trong xét nghiệm y học
Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.
Xét nghiệm hoá sinh máu bệnh đường hô hấp
Bicarbonat thực là nồng độ thực tế bicarbonat của mẫu máu lấy trong điều kiện không tiếp xúc với không khí, nó tương ứng với pH và PaCO2 thực của mẫu máu.
Lưu ý lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm sinh hóa
Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.
Xét nghiệm sinh hoá bệnh tuyến tụy
Hai xét nghiệm amylase, lipase huyết thanh là 2 xét nghiệm chính để đánh giá tổn thương chức năng tuyến tuỵ. Lipase chỉ do tuỵ sản xuất, còn amylase ngoài tuỵ còn do tuyến nước bọt sản xuất.
Xét nghiệm sinh hoá về bệnh gan mật
Gan là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa các chất protid, glucid, lipid; là nơi sản xuất protein (albumin, fibrinogen) cho máu; tạo bilirubin liên hợp có vai trò khử độc ở gan.