Các chỉ dẫn không cố gắng hồi sức giai đoạn cuối đời

2016-01-02 01:39 PM

CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các bác sỹ có thể khuyến khích bệnh nhân bày tỏ các mong muốn của họ đối với việc sử dụng hồi sức tim phổi. Đáng tiếc là hầu hết các bệnh nhân và nhiều bác sỹ lại không được thông báo hoặc được thông báo nhầm về đặc điểm và sự thành công của hồi sức tim phổi. Mặc dù sự miêu tả đáng khích lệ về hồi sức tim phổi trên phương tiện thông tin đại chúng, song chỉ khoảng 15% trong tổng số người bệnh đã trải qua hồi sức tim phổi sống sót để ra viện. Hơn nửa, trong số các nhóm bệnh nhân nào đó đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh toàn thân không phải là bệnh tim khả năng sống sót để ra viện sau khi hồi sức tim phổi có thể bằng không hoặc rất nhỏ (bảng).

Người bệnh có thể yêu cầu bác sỹ ra chỉ định rằng không cần phải thử hồi sức tim phổi (CPR- cardiac pulmonary resuscitation) cho họ. Mặc dù chỉ định này lúc đầu được xem như là một chỉ định “không hồi sức" (Do not resuscitate- DNR), song nhiều bác sỹ ngày nay thích dùng thuật ngữ “không cố gắng hồi sức” (Do not attempt resuscitation-DNAR) hơn để nhấn mạnh một khả năng hồi sức thành công thấp.

Bảng. Sống sót để ra viện sau hồi sức tim phổi của các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác nhau

Các tình trạng có tỷ lệ song sót cao nhất

Rung thất 26- 46%.

Phản ứng thuốc hoặc quá liều 22- 28%.

Loạn nhịp thất 19- 50%.

Các tình trạng có tỷ lệ sống sót thấp nhất     

Bệnh ác tính 0- 3.5%.

Bệnh thần kinh 0- 6,7%.

Suy thận 0- 10%.

Bệnh lý hố hấp 0- 7%.

Nhiễm trùng huyết 0- 7%.

Nuôi dưỡng tại nhà 0-1,7%.

Ngừng tim phổi ngoài bệnh viện 0,6%.

Ngoài các thống kê về tỷ lệ tử vong, các bệnh nhân quyết định lựa chọn CPR cũng còn được thông báo về những hậu quả khi sống sót sau CPR. CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Với một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời, các quyết định về CPR không phải chỉ là sống hay chết mà còn để họ quyết định xem sẽ chết ra sao. Các bác sỹ nên chỉnh lại quan niệm sai lệch rằng từ chối CPR trong các hoàn cảnh thích hợp là tương đương với việc không làm tất cả mọi việc, còn nước còn tát hay việc “để ai đó chết”. Thường thì, CPR không cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh đang chết hay không thể thay đổi được tiên lượng của người bệnh. Khi mà quyền lợi sau cùng của người bệnh vẫn là để đưa ra quvết định và giữ trong đầi các định kiến và các thành kiến của họ thì bác sỹ nên đưa ra các lời khuyên rõ ràng về chỉ định DNAR và theo cách này sẽ bảo vệ người bệnh sắp chết và gia đình họ khỏi các cảm giác tội lỗi và tránh khỏi nỗi đau đi kèm với các hy vọng mong manh. Sau cùng, các bác sỹ nên khuyến khích người bệnh và gia đình họ đưa ra các quyết định tích vực trước về cái gì là cần thiết trong chăm sóc giai đoạn cuối hơn là chỉ chú trọng đến cái gì không thực hiện được.

Các danh mục

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già

Tiếp cận bệnh nhân dự phòng và các triệu chứng chung

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư

Chẩn đoán và điều trị bệnh da và phần phụ

Chẩn đoán và điều trị bệnh mắt

Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng

Chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp

Chẩn đoán và điều trị bệnh tim

Chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu và bạch huyết

Chẩn đoán và điều trị bệnh máu

Chẩn đoán và điều trị bệnh đường tiêu hóa

Chẩn đoán và điều trị bệnh tuyến vú

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa

Chẩn đoán và điều trị sản khoa

Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng

Đánh giá trước phẫu thuật

Chăm sóc giai đoạn cuối đời

Chẩn đoán và điều trị bệnh gan mật và tụy

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nước điện giải

Chẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị bệnh thận

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ niệu học

Chẩn đoán và điều trị bệnh hệ thần kinh

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm thần

Chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết

Chẩn đoán và điều trị rối loạn dinh dưỡng

Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm

Chẩn đoán và điều trị bệnh do ký sinh đơn bào và giun sán

Chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm