- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Xoắn khuẩn giang mai (treponema pallidium)
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh cho người, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát 3 loại xoắn khuẩn.
Các Treponema.
Các Leptospira.
Các Borrelia.
Họ vi khuẩn Treponema bao gồm nhiều loài, có thể chia làm 2 loại.
Loại không gây bệnh: Loại này chiếm số đông, chúng sống nhiều nơi khác nhau trong cơ thể như ở đường sinh dục có T.genitale; ở hốc miệng có T.macrodentium.
Loại gây bệnh: gồm loài T. carateum gây bệnh pinta, loài T.pallidum với dưới loài T. pallidium subspecies pallidum gây bệnh giang mai hoa liễu thường gặp ở người, và thường được gọi tắt là T. pallidum.
Đặc tính sinh vật học
Đặc tính hình thái
Vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn mảnh dài 8 - 20 µm, rộng 0,1 - 0,2 µm vi khuẩn có từ 8 đến 14 vòng xoắn đều, mổi vòng xoắn cách nhau khoảng 1 µm. Vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà bằng sự uốn khúc các vòng lượn và quay quanh trục của nó.
Vi khuẩn giang mai có thể bắt màu thuốc nhuộm Giemsa, nhưng vi khuẩn bắt màu tốt nhất là phương pháp nhuộm thấm bạc, nên đây là phương pháp thông dụng dùng để nhuộm xoắn khuẩn, xoắn khuẩn giang mai bắt màu nâu đen trên một nền màu nâu nhạt.
Treponema pallidum cho đến hiện nay vẫn chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân tao, cách giữ chủng duy nhất hiện nay là tiêm truyền nhiều lần qua tinh hoàn thỏ.
Tính chất đề kháng
Xoắn khuẩn giang mai đề kháng rất kém, ra khỏi cơ thể động vật vi khuẩn chết nhanh chóng. Các chất sát khuẩn thông thường như iod, thủy ngân, xà phòng dể dàng giết chết vi khuẩn, ở nhiệt độ 42 0C vi khuẩn bị giết chết trong khoảng 30 phút, trong huyết thanh cất giử ở nhiệt độ 4oC vi khuẩn sống được 1 ngày, ở âm 70oC vi khuẩn tồn tại được nhiều năm. Vi khuẩn nhạy cảm với các thuốc kháng sinh như penicillin, tetracyclin.
Tính chất kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn giang mai ít được biết, thân vi khuẩn chứa phức hợp protein, lipid và polysaccharide. Ở những bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong huyết thanh có chứa một loại kháng thể có thể cho phản ứng với hợp chất lipit chiết xuất từ tim bê gọi là cardiolipin, đây là cơ sở cho phản ứng huyết thanh học cổ điển xác định bệnh giang mai.
Khả năng gây bệnh
Dịch tễ học
Vi khuẩn được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc sinh dục giữa người lành và người bệnh bị giang mai, khả năng lây truyền cao nhất lúc bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn I. Các đường lây truyền khác gồm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng hoặc qua da bị xây sát. Ở phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây giang mai bẩm sinh, mặt khác đứa trẻ của các bà mẹ này cũng có thể bị nhiễm trùng khi sinh, lúc trẻ đi qua đường sinh dục bà mẹ. Vi khuẩn giang mai cũng có thể được truyền qua đường truyền máu.
Đặc điểm sinh bệnh và bệnh lý
Giang mai mắc phải
Vi khuẩn giang mai xâm nhập nhanh qua niêm mạc toàn vẹn hoặc đã bị xây sát. Sau vài giờ vi khuẩn có ở hệ thống bạch huyết và vào máu. Thời gian thế hệ của vi khuẩn giang mai là 30-32 giờ. Thời gian ủ bệnh tỷ lệ với số lượng vi khuẩn đưa vào. Nói chung nồng độ vi khuẩn phải đạt 107 vi khuẩn/ 1 gam tổ chức trước khi xuất hiện tổn thương lâm sàng. Thực nghiệm cho thấy chích trong da số lượng vi khuẩn 106 có thể gây nên tổn thương bệnh lý sau 72 giờ, khi chích liều thấp thời gian dài hơn.
Trong nhiễm trùng tự nhiên ở người thời gian ủ bệnh trung bình 21 ngày. Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ.
Giang mai giai đoạn I: giai đoạn này kéo dài 2 đến 6 tuần lễ, biểu hiện bởi tổn thương tiên phát thường ở bộ phận sinh dục là săng giang mai. Vi khuẩn giang mai có nhiều ở tổn thương nên khả năng lây nhiễm cao.
Giang mai giai đọan II: từ 2 tháng đến 1 năm biểu hiện chính trong giai đoạn này là ban đỏ trên da và các tổn thương cơ quan nội tạng phát triển.
Giang mai giai đoạn III: tổn thương đã hình thành ở các cơ quan nội tạng như tim, mạch máu, xương, tổ chức thần kinh dưới dạng gôm giang mai. Tổn thương ở hệ thống thần kinh trung ương gây liệt và tàn phế.
Giang mai bẩm sinh
Ở phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây bệnh cho thai nhi, đứa bé có thể chết khi còn trong bụng mẹ hoặc có thể sống đến khi sinh. Ở những đứa trẻ này trong cơ thể đã có các tổn thương giang mai ở cơ quan làm cho đứa trẻ có thể bị tàn phế.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm tùy theo giai đoạn của bệnh. Hai phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm chính thường dùng.
Phương pháp chẩn đoán trực tiếp
Phương pháp này chỉ áp dụng với giang mai giai đoạn I khi có nhiều vi khuẩn ở tổn thương săng giang mai. Bệnh phẩm là chất tiết dịch từ tổn thương và phát hiện được sự hiện diện của vi khuẩn bằng các kỹ thuật sau.
Khảo sát vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen.
Nhuộm nhuộm thấm bạc
Nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
Xác định DNA của xoắn khuẩn giang mai bằng kỹ thuật PCR.
Phương pháp chẩn đoán gián tiếp
Bằng dùng các thử nghiệm huyết thanh học có hai loại phản ứng huyết thanh học được dùng. Loại phản ứng huyết thanh với kháng nguyên không đặc hiệu và loại phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu.
Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai không đặc hiệu
Trong loại phản ứng này kháng nguyên dùng là hợp chất lipid từ tim bê (cardiolipin). Có các loại phản ứng.
Phản ứng lên bông như phản ứng VDRL, RPR. Đây là các phản ứng dễ thực hiện, cho kết quả nhanh và thường dùng hiện nay ở các phòng thí nghiệm
Phản ứng ELISA (VISUWELL) kháng nguyên dùng là kháng nguyên trong phản ứng lên bông. Đây là kỹ thuật chẩn đoán mới cho kết quả tin cậy.
Phản ứng cố định bổ thể được dùng trước đây, hiện nay không còn dùng.
Phản ứng lên bông và phản ứng cố định bổ thể có khi cho những kết quả dương tính giả trong một số trường hợp như bệnh sốt rét, bệnh thận hư nhiễm mở, bệnh lupus ban đỏ, phụ nữ có thai.
Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu
Các phản ứng được dùng gồm.
Phản ứng hấp thụ kháng thể huỳnh quang giang mai (Fluorescent treponema antibody-Absorption: FTA-Abs) phản ứng này dương tính rất sớm trong bệnh giang mai và vẫn còn dương tính kéo dài ngay sau khi bệnh đã được điều trị hiệu quả.
Phản ứng kháng thể ngưng kết hồng cầu giang mai (TPHA).
Phản ứng ELISA xác định IgM: kháng thể kháng IgM (anti-IgM) được gắn lên các giếng, kháng thể này sẽ bắt IgM có trong huyết thanh của bệnh nhân, tiếp theo kháng nguyên giang mai thuần khiết sẽ xác định IgM đặc hiệu, phức hợp này sẽ được xác đinh khi cho kháng thể đơn dòng gắn enzyme. Phản ứng rất hửu ích để chẩn đoán giang mai bẩm sinh ở trẻ em.
Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum Immobilization:TPI). Huyết thanh bệnh nhân chứa kháng thể có thể làm bất động kháng thể giang mai. Phản ứng này cần dùng vi khuẩn giang mai sống nên không dùng trong chẩn đoán ở phòng thí nghiệm.
Các phản ứng huyết thanh với kháng nguyên đặc hiệu chính xác, nhưng đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền nên khó áp dụng rộng rải. Các phản ứng đặc hiệu dương tính sớm ngay trong thời gian cuối giang mai giai đoạn I nên đây là loại phản ứng có thể dùng để chẩn đóan sớm bệnh giang mai. Tuy nhiên do độ nhạy cao các phản ứng này ít được dùng để theo dỏi đáp ứng với điều trị. Sau khi điều trị có hiệu quả chuẩn độ kháng thể trong phản ứng VDRL giảm nhanh: giảm 4 lần sau 3 tháng và giảm 8 lần sau sáu tháng nên phản ứng này thường được dùng để theo dõi đáp ứng với điều trị.
Phòng bệnh và điều trị
Phòng bệnh
Chủ yếu dùng các biện pháp chung như bài trừ mại dâm, giáo dục phòng bệnh STD, vệ sinh trong hoạt động sinh lý tình dục..
Điều trị
Kháng sinh penicillin hiện nay vẫn còn là thuốc chọn lọc để diều trị bệnh giang mai, các thuốc kháng sinh như tetracyclin, erythromycin có thể dùng cho các trường hợp dị ứng với penicillin hoặc cho trẻ em.
Bài viết cùng chuyên mục
Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.
Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.
Vi khuẩn bạch hầu (corynebacterium diphtheriae)
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh.
Coronavirus gây bệnh cho người
Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.
Vaccine phòng chống bệnh nhiễm trùng
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết.
Virus HIV AIDS (human immunodeficiency viruses)
Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa ARN chuỗi đơn.
Trực khuẩn lao (mycobacterium tuberculosis)
Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12 - 24 giờ trong khi của E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R.
Tụ cầu khuẩn gây bệnh (staphylococci)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người.
Haemophilus trực khuẩn gram âm
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.
Khả năng gây bệnh của virus
Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh
Legionella pneumophila trực khuẩn gây viêm phổi
Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp.
Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.
Huyết thanh phòng chống bệnh nhiễm trùng
Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.
Phản ứng kết hợp bổ thể của kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Trong hệ thống 1, kháng nguyên được cho tác dụng với kháng thể. Nếu kháng nguyên và kháng thể phản ứng đặc hiệu thì tất cả lượng bổ thể kết hợp vào phức hợp kháng nguyên kháng thể.
Escherichia coli vi khuẩn đường ruột
E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose; indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm tính.
Nuôi cấy virus trong vi sinh y học
Tùy theo loài virus có thể sử dụng những động vật cảm thụ khác nhau như chuột nhắt còn bú, chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ
Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh
Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế khác nhau.
Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.
Khả năng gây bệnh của vi sinh vật
Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực.
Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người
Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.
Sinh lý của vi khuẩn
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp chất.
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Các chất kháng sinh và vi khuẩn
Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp.
Cytomegalovirus virus gây nhiễm trùng thai nhi
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người.
Vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thịt (clostridium botulinum)
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.