- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện
Vi sinh học nhiễm trùng bệnh viện
Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhiễm trùng bệnh viện là nhiễm trùng xảy ra lúc người bệnh nằm điều trị ở bệnh viện, nhiễm trùng này không biểu hiện cũng không ở thời kỳ ủ bệnh lúc người bệnh vào viện. Những nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện nhưng chỉ biểu hiện sau khi người bệnh rời bệnh viện cũng được kể vào. Mặc dù nhiều nhiễm trùng bệnh viện có thể phòng ngừa nhưng có một số không thể phòng ngừa nên nhiễm trùng bệnh viện không tương đương với nhiễm trùng do thầy thuốc tức là nhiễm trùng do can thiệp chẩn đoán hoặc điều trị như đặt ống thông niệu đạo hoặc thông tĩnh mạch. Nhiễm trùng cơ hội xảy ra ở những bênh nhân mà cơ chế bảo vệ bị suy giảm và thường gây nên do những tác nhân nhiễm trùng bình thường không gây bệnh ở người khỏe mạnh. Nhiễm trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc hoặc những cơ chế bảo vệ khác của người bệnh.
Vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện
Thường gặp nhất là vi khuẩn hiếu khí Gram âm, tụ cầu, liên cầu ruột.
Trực khuẩn Gram âm quan trọng nhất trong các vi sinh vật gây nhiễm trùng bệnh viện vì chúng là tác nhân chính của nhiễm trùng đường tiểu và còn gây bệnh ở những vị trí khác. Những trực khuẩn đường ruột như E. coli, Klebsiella thường tìm thấy trong nhiễm trùng bệnh viện ở những bệnh nhân mà cơ chế bảo vệ bị suy giảm. Nhiều trực khuẩn Gram âm như Pseudomonas và Klebsiella có nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu nên có thể tạo nên những ổ bệnh ở môi trường bệnh viện cũng như ở người bệnh. Các trực khuẩn Gram âm phát triển sự đề kháng thuốc nhanh hơn các cầu khuẩn Gram duơng, trực khuẩn Gram âm trở nên kháng thuốc qua thu hoạch plasmid R. Ngoài ra Enterobacter, Pseudomonas và Serratia còn có cơ chế đột biến nhiễm sắc thể đề kháng penicillin và cephalosporin.
Trong các cầu khuẩn Gram dương S. aureus hiện nay vẫn còn là tác nhân gây bệnh quan trọng. Nó thường gây nhiễm trùng vết thương phẩu thuật, bỏng và thông tĩnh mạch. Tụ cầu vàng tìm thấy khắp nơi, ở da, tóc, tị hầu của người bệnh và nhân viên bệnh viện, ở tay nhân viên bệnh viện, ở dụng cụ và ở hầu hết đồ vật tìm thấy ở bệnh viện. Nhiều chủng S. aureus kháng thuốc được tìm thấy ở nhiều bệnh viện, chúng có thể gây nên những vụ dịch nhiễm trùng ở những đơn vị chăm sóc tích cực. Chúng đề kháng với erythromycin, clindamycin và aminoglycoside. Những chúng tụ cầu kháng methicillin (MRSA: methicillin resistant S. aureus ) cũng là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện gặp khá phổ biến nhiều nơi trên thế giới: ở Đan Mạch gặp với tỷ lệ 0,1%, Thuỵ Điển 0,3%, Hà Lan 1,5%, Thuỵ Sĩ 1,8%, ở một số nước khác tìm thấy cao hơn 20% chủng tụ cầu kháng methicillin như ở Áo 21,6%, Begium 25,6%, Tây Ban Nha 30,3%, Pháp 33,6% Những chủng S. epidermidis cũng mang những gen đa đề kháng và có thể truyền những gen đó cho S. aureus.
Liên cầu ruột được biết từ lâu là một tác nhân nhiễm trùng bệnh viện quan trọng về đường tiểu, nó là tác nhân có ý nghĩa ở vết thương của những người bệnh điều trị với các cephalosporin. Đặc biệt nhiều chủng enterococci đề kháng aminoglycoside như gentamicin và vancomycin
Danh sách những vi sinh vật quan trọng trong nhiễm trùng bệnh viện đang tăng lên đáng kể. Những nhiễm trùng cơ hội gây nên bởi những vi khuẩn độc lực thấp (S. epidermidis) và nấm (Aspergillus, Candida) cũng thường gặp. Viêm ruột kết do Clostridium difficile là hậu quả của sự biến đổi khuẩn chí đường ruột do điều trị kháng sinh.
Virus đường hô hấp như virus hợp bào đường hô hấp và virus cúm, gần đây virus corona gây bệnh SARS (severe acute respiratory syndrome) là các tác nhân nhiễm trùng bệnh viện. Những virus khác như virus viêm gan, HIV liên hệ đến nhiễm trùng do truyền máu hoặc các sản phẩm máu, do tai biến. Cytomegalovirus, virus varicella-zoster và rotavirus cũng giữ một vai trò đáng kể trong nhiễm trùng bệnh viện, những tác nhân này gây nhiễm trùng bệnh viện ở những người suy miễn dịch, ở những bệnh nhân ghép cơ quam .
Ổ chứa
Nhân viên y tế, bệnh nhân và những người đến thăm là ổ chứa đầu tiên.
Hầu hết nhiễm trùng bệnh viện xuất phát từ vi khuẩn sống trên cơ thể người bệnh
Các vi khuẩn gây bệnh thường cư trú ở các vị trí gồm: hốc mũi như tụ cầu vàng, tụ cầu kháng methicillin; trên da S. epidermidis; ở đường tiêu hoá như enterococci, các vi khuẩn họ đường ruột, các loài Candida. Ở đường sinh dục tiết niệu enterococci, vi khuẩn họ đường ruột.
Những bệnh nhân bị nhiễm trùng hay ở tình trạng mang các vi khuẩn đề kháng như enterococci đề kháng thuốc, tụ cầu kháng methicillin, Clostridium difficile sẽ làm nhiễm bẩn môi trường. Và môi trường bị nhiễm bẩn lại trở thành ổ chứa thứ phát. Một số môi trường là ổ chứa đầu tiên một số vi khuẩn gây bệnh như: nước chứa vi khuẩn Legionella, các loài Pseudomonas; thức ăn chứa các vi khuẩn đường tiêu hoá
Sự lây truyền vi sinh vật trong nhiễm trùng bệnh viện
Lây trực tiếp
Trong bệnh viện, tay nhân viên y tế thường bị nhiễm bẩn tạm thời và thường là môi giới truyền vi khuẩn từ người này đến người khác. Những nhân viên y tế khoẻ mạnh thường mang các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, Streptococcus pyogenes, Salmonella enteritidis và truyền các vi khuẩn này cho người bệnh.
Lây qua dụng cụ
Các dụng cụ như nhiệt kế điện tử, thuốc men, các loai dịch chuyền tĩnh mạch, thức ăn, sữa, các loai dung dịch uống có thể truyền các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện cho người bệnh.
Lây qua không khí
Không khí trong bệnh viện, hệ thống thông khí có thể truyền các tác nhân như M. tuberculosis, virus varicella-zoster, virus corona gây SARS, các loài nấm Aspergillus. Bụi nước bị nhiễm bẩn có thể truyền các vi khuẩn Legionella
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm trùng bệnh viện
Cũng như phần lớn những nhiễm trùng, NTBV là hậu quả của sự tương tác giữa 2 nhân tố
Yếu tố vi sinh vật
Độc lực và khả năng lan tràn của vi sinh vật gây bệnh,
Sự đề kháng của người bệnh
Tuổi, chứng bệnh, sự toàn vẹn của niêm mạc và da và tình trạng miễn dịch là những nhân tố chính quyết định tỷ lệ bệnh và hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện. Những cơ chế bảo vệ cơ thể: vật lý (suy giảm trong trường hợp bỏng hoặc chấn thương), hóa học (thiếu HCl dịch vị, cắt dạ dày làm giới hạn axit dịch vị) hoặc miễn dịch (bệnh Hodgkin, hóa liệu pháp chống ung thư.v.v...) ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiễm trùng bệnh viện.
Ngoài người bệnh và vi sinh vật, những nhân tố khác liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện bao gồm các biện pháp chẩn đoán thăm dò chức năng, những phương thức điêu trị, những bệnh nhân nhiều nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện là những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân điều trị với thuốc làm giảm sức bảo vệ (corticosteroid .v.v...) và bệnh nhân trong quá trình điều trị là đối tượng với nhiều lần can thiệp. Sử dụng ngày càng nhiều những phương pháp chân đoán gây chấn thương làm tăng xác suất nhiễm trùng bệnh viện.
Nhân viên bệnh viện cũng có nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, nhân viên ở phòng xét nghiệm có mẫu nghiệm máu có thể mắc bệnh viêm gan virus, HIV và ở những khoa lây (lao, ho gà...).
Bài viết cùng chuyên mục
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Coronavirus gây bệnh cho người
Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình thái và cấu trúc hóa học. Các Coronavirus của người gồm Coronavirus chủng 229E và Coronavirus chủng OC43.
Phản ứng miễn dịch huỳnh quang trong chẩn đoán vi sinh
Trước hết cho kháng nguyên cố định lên tiêu bản rồi cho tác dụng với huyết thanh bệnh nhân, rửa để loại bỏ kháng thể thừa sau đó nhỏ một giọt globulin người gắn Fluorescein rồi quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang.
Nuôi cấy virus trong vi sinh y học
Tùy theo loài virus có thể sử dụng những động vật cảm thụ khác nhau như chuột nhắt còn bú, chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ
Lịch sử phát triển của vi sinh vật học
Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho công nghệ sinh học trở thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế thế giới
Vi khuẩn gây bệnh uốn ván (clostridium tetani)
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram dương, kỵ khí, sinh nha bào. Vi khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là các vi khuẩn sống hoại sinh.
Lậu cầu khuẩn gây bệnh (neisseria gonorrhoeae)
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1 đến 2 giờ.
Các hình thái của sự nhiễm trùng
Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật, môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được.
Vi khuẩn tả (vibrio cholerae)
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol, maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính.
Ảnh hướng của nhân tố hóa học đến sự phát triển của vi sinh vật
Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần.
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Vi khuẩn dịch hạch (yersinia pestis)
Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch, là bệnh của một số loài động vật, lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.
Phản ứng miễn dịch Enzyme trong chẩn đoán vi sinh vật
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch. Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả khách quan và rất nhạy.
Coxsackievirus và Echovirus
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Phản ứng miễn dịch phóng xạ trong chẩn đoán vi sinh vật
Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các phương pháp chụp ảnh thông thường.
Trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm trùng cơ hội.
Phân loại virus trong vi sinh y học
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
Hantavirrus
Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero.
Huyết thanh phòng chống bệnh nhiễm trùng
Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh.
Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc
Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.
Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh
Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.
Các phản ứng trung hòa vi sinh vật của kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Độc tố nói ở đây là ngoại độc tố. Nêú một liều chí mạng hay lớn hơn độc tố được hỗn hợp với một lượng thích nghi kháng độc tố đối ứng rồi tiêm hỗn hợp vào một động vật nhạy cảm thì con vật không bị nguy hiểm.
Trực khuẩn phong (mycobacterium leprae)
Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt màu thuốc nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu.
Trực khuẩn than (bacillus anthracis)
Trực khuẩn than đi đến các hạch lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết và xâm nhập vào các cơ quan.
Ảnh hướng của nhân tố vật lý đến sự phát triển của vi sinh vật
Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.