- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng vi sinh y học
- Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh
Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cơ thể con người phải đối phó rất nhiều loài vi sinh vật. Chúng khác nhau về cấu trúc, thành phần hóa học, cách xâm nhiễm cũng như hoạt động ở trong cơ thể con người. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu được huy động đầu tiên để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập cơ thể hoặc giảm số lượng cũng như khả năng gây nhiễm của chúng. Trong quá trình chống vi sinh vật có sự phối hợp chặt chẽ của cơ chế bảo vệ không đặc hiệu với cơ chế bảo vệ đặc hiệu cũng như cơ chế miễn dịch thể dịch và cơ chế miễn dịch tế bào.
Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu có thể họat động độc lập nhưng thường tác động hợp đồng với cơ chế miễn dịch đặc hiệu, do đó làm tăng hiệu quả của cơ chế miễn dịch đặc hiệu lên rất nhiều, nhất là đối với các vi sinh vật có độc lực cao. Các cơ chế bảo vệ đặc hiệu chỉ có được khi cơ thể đã tiếp xúc với các kháng nguyên của một vi sinh vật gây bệnh nào đó (do nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin). Cơ chế bảo vệ đặc hiệu gồm có miễn dịch dịch thể bảo vê và miễn dịch tế bào bảo vệ.
Cơ chế miễn dịch dịch thể bảo vệ
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm. Kháng thể có những tác dụng khác nhau đối với vi sinh vật .
Ngăn cản vi sinh vật bám
Đối với nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, việc bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp là bước quan trọng để chúng có thể gây bệnh như E.coli, lậu cầu, vi khuẩn tả, Mycoplasma, các lọai virus. Các kháng thể thường là IgA tiết ( IgAs ) có khả năng ngăn cản các vi sinh vật bám vào niêm mạc.
Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên trên, đã làm cho các virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme mất khả năng gây bệnh.
Làm tan các vi sinh vật trong trường hợp có bổ thể tham gia
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên là các vi sinh vật đã hoạt hóa bổ thể đẫn tới làm tan tế bào vi sinh vật (vi khuẩn Gram âm, virut ).
Ngưng kết vi sinh vật và kết tủa các sản phẩm hòa tan của vi sinh vật
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các vi sinh vật đã gây ngưng kết các vi sinh vật này, khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa của các sản phẩm này.
Opsonin hóa
Lúc opsonin hóa tức là kết hợp với kháng thể và bổ thể vi sinh vật dễ dàng bị bạch cầu trung tính và đại thực bào thâu tóm vì trên bề mặt của bạch cầu trung tính và đại thực bào có các thụ thể dành cho Fc của kháng thể và C3b của bổ thể và do đó bị tiêu diệt nhanh chóng hơn. Qua opsonin hóa sự thực bào ngay cả với những vi sinh vật có độc lực cũng được thực hiện mạnh mẽ.
Hiện tượng gây độc tế bào do tế bào phụ thuộc kháng thể (Antibody dependent cellular cytotoxicity: ADCC)
Gọi tắt là hiệu quả ADCC. Các tê bào gây nên hiện tượng này là các lympho K còn gọi là tế bào Null. Ngoài ra đại thực bào và tế bào mono cũng gây ra hiệu quả trên đây. Cho đến nay chưa hiểu hết cơ chế làm tan tế bào do hiệu quả ADCC. Một số nghiên cưú cho rằng hiện tượng tan tế bào do hiệu quả ADCC có điểm giống tan tế bào do lympho T gây độc, một số khác lại cho rằng hiện tượng tan tế bào này dẫn đến vỡ màng tế bào giống như sự tác đụng của kháng thể và bổ thể. Hiệu quả ADCC liên quan đến tế bào ung thư, nhưng các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo cơ chế này. Tuy in virto người ta đã chứng minh khả năng giết vi khuẩn và tế bào nhiễm virus theo cơ chế của hiệu quả ADCC nhưng cho đến nay chưa hiểu hết tầm quan trọng của hiệu quả này. Trong bệnh viên gan B có thể hiệu quả ADCC có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào gan nhiễm virus. Ở trẻ em bị sởi hiệu quả ADCC cũng có tác dụng diệt tế bào nhiễm virus nhưng chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của hiệu quả này.
Cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào bảo vệ
Một số vi khuẩn như vi khuẩn lao, vi khuẩn phong cũng như Listeria, Brucella và tất cả các virus có khả năng sống và tiếp tục phát triển ở bên trong tế bào nên kháng thể không thể tiếp cận với các vi sinh vật này. Chính cơ chế miên dịch qua trung gian tế bào gọi tắt là đáp ứng miên dịch tế bào có vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật ký sinh bên trong tế bào . Có hai hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào: Một hình thức do lympho T gây quá mẫn muộn (Delayed-typee hypersensitivity T lymphocyte: Lympho TDTH) và đại thực bào phụ trách, một hình thức do lympho T gây độc (Cytotoxicity T lymphocyte: lympho Tc) phụ trách.
Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho T gây quá mẫn muộn (lympho TDTH: Delayed-type hypersensitivity) và đại thực bào phụ trách
Gồm hai giai đọan: Trong giai đọan đầu xảy ra sự tương tác gữa đại thực bào làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên với các lympho TDTH để cho các lympho TDTH nhận diện các quyết định kháng nguyên. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho TDTH còn nhận sự kích thích của Interleukin 2 do Lympho T cảm ứng tiết ra. Sau khi nhân hai kích thích, một của quyết định kháng nguyên, một của Interleukin 2, lympho TDTH trở thành dạng họat hóa và phân chia để tăng sinh. Trong giai đọan 2, lympho TDTH họat hóa tiết ra các lymphokin, đó là những chất hòa tan có tác dụng trên các hoạt động của các tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu trung tính...Sau khi được họat hóa bởi lymphokin, các đại thực bào trở nên có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nội bào như vi khuẩn lao, Brucella, Listeria, Salmonella typehi.
Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho T gây độc (lympho Tc: Cytotoxicity) phụ trách
Những nghiên cứu trên tế bào người cho thấy ở người cũng có hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho Tc đảm nhận. Lympho Tc của người bị sới có thể diệt các tế bào đích nhiễm virus in vitro. Lúc lympho Tc và tế bào đích lấy từ một cơ thể thì khả năng tiêu diệt tế bào đích đạt tối đa.
Lympho Tc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích bị nhiễm virus (sởi, cúm, Epstein Barr....) khi các lympho Tc nhận diện cả kháng nguyên virus lẫn kháng nguyên phù hợp tổ chức trên bề mặt tế bào đích. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho Tc còn nhận sự kích thích của interleukin 2. Sau khi nhận hai kích thích, một của kháng nguyên, một của Interleukin 2, tiền lympho Tc được họat hóa thành lympho Tc họat động có khả năng diệt tế bào đích nhiễm virus. Cơ chế lympho Tc diệt các tế bào đích nhiễm virus hiện nay chưa được sáng tỏ.
Bài viết cùng chuyên mục
Ảnh hướng của nhân tố sinh vật đến sự phát triển của vi sinh vật
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
Phản ứng kết hợp bổ thể của kết hợp kháng nguyên kháng thể trong chẩn đoán vi sinh
Trong hệ thống 1, kháng nguyên được cho tác dụng với kháng thể. Nếu kháng nguyên và kháng thể phản ứng đặc hiệu thì tất cả lượng bổ thể kết hợp vào phức hợp kháng nguyên kháng thể.
Ứng dụng của Bacteriophage trong y học
Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.
Virus vêm gan E (hepatitis e virus HEV)
Nhiễm trùng do virus viêm gan E trước đây được cho là viêm gan do virus không A- không B truyên qua đường tiêu hóa, virus này trước đây được xếp vào họ Caliciviridae, hiện nay được tách riêng và đang được xếp loại trong thời gian tới.
Các vi sinh vật gây bệnh trên cơ thể người
Khuẩn chí bình thường gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định.
Chlamydia vi khuẩn gây bệnh
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas -Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu.
Sự nhân lên của virus
Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống.
Liên cầu khuẩn gây bệnh (streptococci)
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu tố phát triển.
Adenovirus gây bệnh đường hô hấp
Adenovirus là những virus chứa DNA hai sợi, kích thước virus từ 70 đến 80 nm đường kính, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome.
Nguồn gốc các đường truyền bệnh nhiễm trùng
Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng.
Helicobacter pylori (vi khuẩn gây viêm loét dạy dày)
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có hình cong khác như Campylobacter.
Virus dengue
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
Proteus vi khuẩn đường ruột
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus.
Tiệt trùng và khử trùng trong y học
Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần khiết.
Vi khuẩn dịch hạch (yersinia pestis)
Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch, là bệnh của một số loài động vật, lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.
Trực khuẩn than (bacillus anthracis)
Trực khuẩn than đi đến các hạch lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết và xâm nhập vào các cơ quan.
Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc
Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.
Những đặc điểm của virus
Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất có thể lọt qua các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính cơ bản của một sinh vật.
Virus vêm gan D (hepatitis d virus HDV)
Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus - WHV) để phát triển.
Burkholderia pseudomallei (trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông - Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
Klebsiella pneumoniae vi khuẩn đường ruột gây bệnh cơ hội
Klebsiella pneumoniae hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander là loại vi khuẩn rất phổ biến trong thiên nhiên, nó ký sinh ở đường hô hấp trên.
Các kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn tả, và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột, độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA tiết tại ruột.
Khả năng gây bệnh của virus
Nhiễm virus không biểu lộ, nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể một thời gian ngắn và thải trừ nhanh
Sự né tránh với đáp ứng miễn dịch của vi sinh vật gây bệnh
Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể.
Hình thể của vi khuẩn
Các cầu khuẩn hợp thành đám như chùm nho, phân chia theo mặt phẳng, một số loại gây bệnh cho người và thường phát triển nhanh chóng tính đề kháng với nhiều kháng sinh.