Phế cầu khuẩn gây bệnh (streptococcus pneumoniae)

2017-10-07 07:31 PM

Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh mủ đều Gram dương.

Phế cầu thường gặp ở vùng tị hầu của người bình thường với tỷ lệ khá cao (20 - 40%).

Đặc điểm sinh vật học

Hình thể

Phế cầu là cầu khuẩn Gram dương, hình ngọn nến, xếp thành đôi, 2 đầu giống nhau nhìn vào nhau tạo thành hình mắt kính hay số 8. Trong môi trường nuôi cấy, phế cầu thường xếp thành chuỗi ngắn dễ nhầm với liên cầu. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nuôi cấy giàu albumin thì vi khuẩn tạo vỏ. Nuôi cấy lâu ngày ở môi trường nhân tạo thì không có vỏ. Vi khuẩn không có lông, không tạo nha bào. Những enzyme tự ly giải làm cho vi khuẩn mất màu Gram rồi ly giải.

Tính chất nuôi cấy

Phế cầu là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy ý, mọc tốt ở môi trường giàu chất dinh dưỡng và ở khí trường 5 - 10% CO2. Nhiệt độ thích hợp 370C, pH 7,2 - 7,6. Ở thạch máu khuẩn lạc sau 24 giờ nhỏ, tròn, bờ đều, trong, lúc đầu lồi, sau đó lõm ở giữa với bờ cao xung quanh, tạo vòng tan máu a xung quanh khuẩn lạc.

Tính  chất sinh hóa

Phế cầu lên men nhiều loại đường, không sinh hơi, catalase âm tính, phản ứng Neufeld dương tính (tan trong dung dịch mật hay muối mật), không mọc ở môi trường có optochin.

Sức đề kháng

Phế cầu dễ bị giết chết bởi những chất sát khuẩn thông thường (Phenol, Cl2Hg) và nhiệt (60 0C trong 30 phút). Trong quá trình giữ chủng, vi khuẩn dễ bị giảm độc lực hoặc biến đổi từ dạng khuẩn lạc S sang dạng R (không có vỏ). Phế cầu không chịu được nhiệt độ quá lạnh và qua nóng. Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18 0C – 30 0C.

Cấu trúc kháng nguyên

Kháng nguyên vỏ:

Bản chất polysaccharide. Dựa vào kháng nguyên vỏ, phế cầu được chia thành 85 typ huyết thanh. Vỏ giữ vai trò quan trọng trong độc lực của vi khuẩn.

Kháng nguyên thân:

Bao gồm carbohydrat C đặc hiệu nhóm và protein M đặc hiệu typ tương tự như ở liên cầu A.

Khả năng gây bệnh

Phế cầu thường gặp ở tị hầu với tỉ lệ khá cao. Lúc đường hô hấp bị thương tổn, phế cầu xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm thùy phổi, thường do  typ 1, 2, 3 gây nên. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, có thể trở thành dịch đặc biệt về mùa đông. Nó cũng thường gây viêm phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ.

Phế cầu còn là một tác nhân thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em.

Ngoài ra phế cầu còn gây các nhiễm khuẩn  khác như viêm xoang, viêm tai, viêm họng,  viêm kết mạc mắt, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

Chẩn đoán vi sinh vật

Nhuộm Gram, nếu thấy nhiều cầu khuẩn Gram dương hình ngọn nến xếp từng đôi đồng thời với bạch cầu đa nhân và đại thực bào sơ bộ chẩn đoán viêm do phế cầu và có thể bắt đầu điều trị. Đồng thời nuôi cấy để chẩn đoán xác định. Định danh vi khuẩn  dựa vào đặc điểm hình thể, khuẩn lạc và một số thử nghiệm để phân biệt với liên cầu tan máu như neufeld dương tính, optochin dương tính.

Định typ phế cầu bằng phản ứng phình vỏ.

Phòng bệnh và điều trị

Phòng bệnh

Hiện nay vaccine polysaccharide vỏ chưa phổ biến. Chủ yếu là phòng bệnh chung: lúc sức đề kháng của cơ thể giảm như bị cúm cần bồi dưỡng sức khỏe, trẻ em người già yếu dễ bị phế viêm cần mặc ấm về mùa đông, lúc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ.

Điều trị

Cần điều trị sớm. Phế cầu nhạy cảm với erythromycin, penicillin, ampicillin, chloramphenicol, bactrim.

Các danh mục

Sổ tay cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý

Triệu chứng học nội khoa

Triệu chứng học ngoại khoa

Bệnh học nội khoa

Bài giảng bệnh học nội khoa

Bệnh học ngoại khoa

Bệnh học nhi khoa

Bài giảng sản phụ khoa

Bài giảng truyền nhiễm

Bệnh học và điều trị đông y

Bài giảng tai mũi họng

Bài giảng răng hàm mặt

Bài giảng nhãn khoa

Bài giảng da liễu

Thực hành chẩn đoán và điều trị

Bệnh học nội thần kinh

Bệnh học lao

Đại cương về bệnh ung thư

Nội khoa miễn dịch dị ứng

Sách châm cứu học

Bài giảng sinh lý bệnh

Bài giảng miễn dịch

Bài giảng giải phẫu bệnh

Gây mê hồi sức

Sinh lý y học

Phôi thai học

Bài giảng dược lý lâm sàng

Chẩn đoán hình ảnh

Y pháp trong y học

Sách điện tâm đồ

Các bài thuốc đông y hiệu nghiệm

Sách siêu âm tim

Xét nghiệm sinh hóa trong lâm sàng

Tâm lý học và lâm sàng

Thực hành tim mạch

Cẩm nang điều trị

Thực hành chẩn đoán điện tâm đồ bệnh lý

Điều dưỡng học nội khoa

Phương pháp viết báo trong nghiên cứu y học

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Điều dưỡng truyền nhiễm

Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản

Giải phẫu cơ thể người

Bài giảng huyết học và truyền máu

Những kỹ năng lâm sàng

Bài giảng vi sinh y học

Bệnh nội khoa: hướng dẫn điều trị