- Trang chủ
- Sách y học
- Bài giảng nhãn khoa
- Tác dụng phụ tại mắt của một số thuốc điều trị toàn thân
Tác dụng phụ tại mắt của một số thuốc điều trị toàn thân
Nhiều thuốc dùng để điều trị các bệnh toàn thân có thể gây ra những tổn hại ở các cấu trúc khác nhau của mắt, bao gồm: võng mạc, thị thần kinh, thể thủy tinh, giác mạc. Dưới đây là một số thuốc thường có ảnh hưởng đối với mắt:
Thuốc điều trị bệnh tim mạch
Amiodaron (điều trị rối loạn nhịp tim): có thể gây ra những lắng đọng màu vàng ở kết mạc, giác mạc, và thể thủy tinh.
Digitalis (điều trị suy tim, rối loạn nhịp tim): có thể gây rối loạn sắc giác (nhìn mọi vật có màu vàng).
Guanethidin (điều trị cao huyết áp): có thể gây giảm thị lực, hạ nhãn áp, sụp mi, song thị, co đồng tử.
Thuốc điều trị bệnh thần kinh
Hình. Đục thể thủy tinh do Chlorpromazin và
Hình. Teo biểu mô sắc tố võng mạc do phenothiazin (trái – Phải)
Phenothiazin (Chlorpromazin, thioridazin): có thể gây giảm thị lực, lắng đọng ở mặt trước thể thủy tinh và giác mạc, biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc.
Amphetamin: có thể gây giảm thị lực, glôcôm góc đóng, ảo thị.
Chloroquin và hydroxychloroquin: có thể gây lắng đọng trên giác mạc, biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc (bệnh hoàng điểm hình bia).
Thuốc điều trị sốt rét
Quinin: có thể gây tổn hại võng mạc (phù và co mạch võng mạc), phù đĩa thị, giãn đồng tử.
Chloroquin và hydroxychloroquin: có thể gây lắng đọng trên giác mạc, biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc (bệnh hoàng điểm hình bia).
Hình. Bệnh hoàng điểm hình bia do chloroquin
Thuốc điều trị lao
Ethambutol, isoniazid, và streptomycin: có thể gây viêm hoặc teo thị thần kinh, biến đổi thị trường, sắc giác.
Thuốc điều trị bệnh khớp
Chloroquin và hydroxychloroquin: có thể gây lắng đọng trên giác mạc, biến đổi biểu mô sắc tố võng mạc (bệnh hoàng điểm hình bia).
Ibuprofen: có thể gây viêm thị thần kinh, song thị, giảm sắc giác.
Indomethacin: có thể gây lắng đọng trên giác mạc, giảm thị lực, song thị, tổn hại thị trường.
Bài xem nhiều nhất
Chấn thương đụng dập nhãn cầu
Bệnh học chấn thương mắt
Các thuốc tra mắt thường dùng
Các phương pháp điều trị tại mắt
Bệnh học bỏng mắt
Bệnh võng mạc trẻ đẻ non
Bệnh học ung thư võng mạc
Bệnh mắt liên quan với bệnh vi rút
Bệnh mắt liên quan với bệnh thần kinh
Bệnh mắt liên quan với bệnh tự miễn
Chấn thương đụng giập nhãn cầu có thể gây dãn đồng tử hoặc co đồng tử (ít gặp hơn), phản xạ đồng tử có thể trở nên chậm chạp.
Mi mắt sưng nề và bầm tím, khó mở mắt, khi có tụ máu mi mắt, cần chú ý tới thời gian xuất hiện, xuất hiện ngay sau khi đụng dập.
Thuốc sát trùng là những thuốc diệt khuẩn không đặc hiệu, có phổ tác dụng rộng và ít gây độc tại chỗ. Trước kia, thuốc sát trùng được dùng rất rộng rãi để điều trị các bệnh viêm của mi mắt và kết-giác mạc.
Trong nhiều bệnh của mắt, để tăng cường hiệu quả của điều trị, ngoài việc tra thuốc tại chỗ người ta thường phải phối hợp các phương pháp tiêm mắt
Bệnh cảnh lâm sàng của bỏng mắt do hoá chất rất phong phú, tuỳ thuộc vào nồng độ của hoá chất gây bỏng, thời gian được đưa đến bệnh viện
Cần phân biệt bệnh võng mạc trẻ đẻ non với các bệnh có dấu hiệu đồng tử trắng như: đục thể thủy tinh, bệnh Coats, ung thư võng mạc, viêm màng bồ đào
Nếu khối u lớn và đe dọa sinh mạng thì cần phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu với thị thần kinh dài. Tiên lượng tốt nếu u chưa phát triển ra ngoài qua thị thần kinh.
Vi rút zona (H. zoster) chủ yếu gây bệnh ở người già và những người bị suy giảm miễn dịch. Biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, nổi hạch, đau tăng dần và xuất hiện những mụn rộp ngoài da trán.
Nhiều nguyên nhân toàn thân có thể gây rối loạn phản xạ đồng tử. Những dấu hiệu đồng tử thường gặp nhất là hội chứng Claude-Bernard-Horner và đồng tử Argyll-Robertson.
Viêm khớp dạng thấp thường gây ra những tổn thương ở các mô chứa nhiều collagen, đặc biệt là viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc