- Trang chủ
- Thuốc A - Z
- Một số vấn đề dược lý học
- Phân loại thuốc theo mã giải phẫu điều trị hóa học
Phân loại thuốc theo mã giải phẫu điều trị hóa học
(Anatomical therapeutic chemical code) (mã ATC)
Giới thiệu chung
Từ năm 1981 Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải phẫu - Ðiều trị - Hoá học (gọi tắt là hệ thống phân loại theo mã ATC) cho những thuốc đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và khuyến khích các nước trên thế giới cùng sử dụng.
Trong hệ thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa trên các đặc trưng: Bộ phận cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng, đặc tính điều trị của thuốc và nhóm công thức hóa học của thuốc. Mã ATC giúp cho các bác sĩ, dược sĩ trước khi chỉ định hoặc phân phối thuốc hiểu một cách tổng quát tác dụng của thuốc tác động vào hệ thống cơ quan trong cơ thể, tác dụng điều trị và nhóm công thức hóa học của thuốc để định hướng việc sử dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh, tăng cường hiệu quả và tránh nhầm lẫn.
Cấu trúc mã ATC
Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc (theo tên chung quốc tế), được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu, ví dụ Paracetamol được mã hóa là N02B E01.
Nhóm ký hiệu đầu tiên (ký hiệu giải phẫu): Ðể chỉ cơ quan trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm giải phẫu, mỗi nhóm được qui định ký hiệu bằng một chữ cái tiếng Anh. Danh sách 14 nhóm ký hiệu như sau:
Nhóm ký hiệu thứ hai: Là một nhóm hai chữ số, bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một phần về điều trị. Như trong nhóm các thuốc tác động trên hệ thần kinh (N) thì N01 là các thuốc tê mê, N02 là các thuốc giảm đau, hạ nhiệt, N03 là các thuốc chữa động kinh.
Nhóm ký hiệu thứ ba: Là một chữ cái bắt đầu từ chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý của thuốc. Ví dụ: Trong nhóm N01 thì N01A là thuốc gây mê toàn thân, N01B là thuốc gây tê tại chỗ, N02A là các thuốc nhóm opioid.
Nhóm ký hiệu thứ tư: Là một chữ cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý/hoá học của thuốc. Ví dụ: Trong N01A là thuốc gây mê toàn thân, có N01A A là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm ether, N01A B là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm halogen, N01A F là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm bacbiturat.
Nhóm ký hiệu thứ năm: Là nhóm gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể ứng với công thức hóa học, tác dụng điều trị đối với hệ thống cơ quan cụ thể trong cơ thể. Ví dụ N02B E01 là paracetamol có công thức hóa học thuộc nhóm anilid, có tác dụng điều trị giảm đau, hạ nhiệt.
N02B E01 trong đó : N là thuốc tác động lên hệ thần kinh
02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt
B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện
E là thuốc thuộc nhóm có công thức hóa học nhóm anilid
01 là thuốc có tên paracetamol.
Nguyên tắc phân loại
Các dược phẩm được phân loại dựa trên tác dụng điều trị chính của hoạt chất, trên nguyên tắc cơ bản là chỉ có một mã ATC cho mỗi công thức thuốc.
Vì mã ATC được xếp theo tác dụng điều trị và cơ quan thuốc tác động, nên một thuốc có thể có nhiều mã ATC nếu thuốc đó có nhiều chỉ định điều trị khác nhau, hoặc có các nồng độ, các công thức điều chế với những tác dụng điều trị khác nhau rõ. Ví dụ: Prednisolon có mã C (tim mạch), D (ngoài da), R (hệ hô hấp), S (giác quan).
Một thuốc phối hợp với một thuốc khác cũng có mã riêng. Ví dụ: Prednisolon kết hợp với kháng sinh để dùng ngoài da thì cũng có mã khác.
Thuốc được bào chế trong một hỗn hợp nhiều thành phần cũng có mã riêng. Ðiều đó giúp cho các thầy thuốc có định hướng chi tiết hơn khi sử dụng.
Những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần được mã hóa theo tác dụng chủ yếu, nhưng mã thứ năm của thuốc thường xếp từ 50 trở đi.
Bài mới nhất
Biến đổi hình thái sóng: mất sóng x xuống
Biến đổi hình thái sóng: sóng v nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a nhô cao
Biến đổi hình dạng sóng tĩnh mạch cảnh: sóng a đại bác
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): hình dạng sóng bình thường
Tăng áp lực tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Áp lực tĩnh mạch cảnh (JVP): Dấu hiệu Kussmaul
Tổn thương Janeway: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Pranstad: thuốc điều trị đái tháo đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin
Pradaxa: thuốc phòng ngừa huyết khối động mạch tĩnh mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và xuất huyết võng mạc
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vi phình mạch
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và vệt bông
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và dấu hiệu dây bạc và dây đồng
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp và bắt chéo động tĩnh mạch
Gan to trong bệnh tim: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Permixon: thuốc điều trị rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt
Phản hồi gan tĩnh mạch cảnh: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Dấu hiệu Ewart: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân
Picaroxin: thuốc Ciprofloxacin chỉ định điều trị nhiễm khuẩn
Ozurdex: thuốc điều trị phù hoàng điểm và điều trị viêm màng bồ đào
Oztis: thuốc điều trị triệu chứng viêm khớp gối nhẹ và trung bình
OxyNeo: thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư và sau khi phẫu thuật
Ossopan: thuốc điều trị thiếu can xi khi đang lớn, có thai và cho con bú
Xanh tím và xanh tím ngoại biên: dấu hiệu triệu chứng và nguyên nhân