Dưa kiệu

2015-02-08 07:06 AM

Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng (1 ngày nắng tốt).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Vật liệu

1 ký củ kiệu.

200 g đường.

1/2 lít dấm.

Muối, vôi trắng, phèn chua, tro bếp.

Chuẩn bị

Kiệu đem cắt bớt rễ và lá.

Hoà 1 muỗng cà phê phèn chua + 1 lít nước ấm để cho nước nguội.

Hoà 1 muỗng cà phê vôi trắng, (có bán ở hàng cau, trầu)

1 lítre nước để vôi lắng , lấy nước trong..

Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.

Cách làm

Bỏ kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm cho kiệu bớt hăng xả kiệu lại với nước lạnh để ráo. Trộn kiệu với 1 muổng súp muối hột, đem phơi nắng (1 ngày nắng tốt).

Qua ngày sau xả kiệu với nước lạnh , đem ngâm kiệu vào nước phèn chua , phơi ra nắng độ 4 giờ (tốt nhất là nắng buổi sáng).

Sau đó vớt kiệu , xả sạch đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.

Đổ kiệu ra rổ rồi đem phơi ngoài nắng , vừa phơi, vừa cắt rể và lá lại cho sạch sẻ, lột bớt vỏ ngoài.

Phơi kiệu hơi héo mặt đem dội qua nước cho sạch bụi.

Để kiệu thật khô, xóc kiệu với 50 g đường, đậy khăn vải mùng lên mặt kiệu đem phơi thêm một nắng cho kiệu thấm đường (nên xóc đường và bày kiệu ra mâm phơi tốt hơn).

Lấy một keo thủy tinh thật sạch, xếp kiệu vào.

Nấu giấm + số đường còn lại để nguội.

Lọc nước giấm đường qua khăn thưa cho sạch, đem đổ vào keo kiệu.

Nếu muốn nước kiệu trong hơn thì ngâm kiệu độ 5 ngày, nấu nước giấm đường khác thay nước cũ. Từ lúc ngâm kiệu vào nước giấm, để 10 ngày sau là dùng được (nếu làm theo cách giản tiện thì mua kiệu, đem cắt rể, lá cho sạch sẽ).

Đem kiệu ngâm vào nước phèn chua 1 đêm.

Sau đó xả lại nước lạnh, phơi kiệu hơi héo mặt

Xếp kiệu vào keo thủy tinh, nấu nước giấm đường lót đầy cào keo để độ 10 hôm sau là dùng được. Nhưng làm theo kiểu trên, thì kiệu sẽ ngon, giòn hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Cách làm rau càng cua trộn cua

Đảo nhanh thịt nạc cua với hỗn hợp gia vị vừa trộn, Khi nước sanh sánh, tắt bếp, Cho cua lên trên đĩa rau càng cua đã xếp sẵn

Cá mối chiên sả ớt và Bầu luộc

Giã củ sả, tỏi và hành tím cho nhuyễn với một chút muối cho dễ giã, lấy một miếng vải thưa cho các thứ đã giã vào vắt kiệt lấy nước cốt

Lẩu cá kèo miền nam

Cả hai món này đều được chấm với mắm me, một loại mắm đặc trưng của vùng Nam bộ có vị chua chua ngọt ngọt rất lạ miệng

Mứt gừng dẻo

Gừng gọt vỏ, xắt sợi ngâm với nửa trái chanh trong 1 tiếng. Sau đó rửa sạch, luộc sơ trong nước nóng với 1/2 trái chanh, xả nước lạnh và để ráo.

Bánh tét ngũ sắc

Bắc chảo lên bếp, cho từng thứ nước vào đun sôi, cho nếp vào xào đều, khi nếp đổ nhựa, cạn nước là được. Lá chuối cắt từng miếng cạnh độ 40 cm.

Bún mộc, Hướng dẫn cách làm

Trụng lại từng phần bún trong nước sôi, cho vào tô, sắp vào 1 miếng sườn non, 4, 6 miếng giò chiên, giò nấm, giò mộc, hai lát giò lụa, giò quế, 1 hoặc 2 hành củ trụng

Trám om kho cá

Trám kho cá không chỉ là món ăn ngon mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam , đặc biệt là ở các vùng quê.

Bò xào mông cổ

Chảo dầu nóng cho tỏi phi cho thơm, cho thịt bò vô xào hơi chín, cho hành tây, ớt khô vô xào chín, rồi cho hành lá vô, tắt bếp.

Cách làm cà muối

Nếu là cà đĩa thì chỉ cần cắt bỏ cuống cho sát vào thân cà rồi xẻ dính hay còn gọi khía trái cà ra làm bốn, có nghĩa là cắt sâu vào thân cà thành bốn múi.

Bún vịt xáo măng

Trước khi sữa soạn ăn, xếp bún vào mỗi tô, cho trên trên ít măng xào sẵn, rắc ít tiêu bột, cho lên trên dúm lá răm thái nhỏ, xong cho nước lèo nấu sôi lên trên.

Mứt khoai lang

Pha mỗi lít nước, 20g vôi trắng, để qua đêm cho lắng trong, lấy phần nước lắng trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm qua 3 giờ

Cơm cháy

Ngâm gạo 2 tiếng sau đó đãi sạch, để ráo nước, Khi cơm nếp đã chín, đổ cơm ra khay rồi dùng muôi ướt vừa ấn dàn thật mỏng sao cho chúng giống như một miếng cháy thật.

Cách làm đậu phụ mắm tôm

Cho tỏi, ớt vào mắm tôm, vắt chanh cho mắm nổi bọt, đánh tan đều, Cho thêm vào một ít đường, nêm vừa miệng.

Thạch ngô: hướng dẫn cách làm

Thạch ngô là một món tráng miệng độc đáo và ngon miệng. Dựa vào nguyên liệu bạn đã liệt kê, hãy thử làm món thạch ngô.

Bánh chuối hấp miền trung

Thoa dầu vào khuôn, xếp xen kẽ một lớp chuối, một lớp bột. Hấp bánh chín trong, để nguội.

Bánh Pudding Noel (hướng dẫn cách làm)

Ấn thấp khuôn vào nước đang sôi và luộc trong 6 giờ, tiếp tục cho nước đang sôi vào chảo để giữ cho nước luôn ngập 3/4 khuôn bánh. Lấy bánh ra và để ít nhất 1 tuần trước khi dọn

Sữa đậu nành

Xay chung đậu phộng, đậu nành, đậu xanh với lượng nước khoảng 1,5lít, sau đó dùng vải mùng lọc thật kĩ (loại bỏ bã đậu).

Chuối cuộn xôi nếp

Gạo nếp vo sạch, trộn với 1 phần 4 thìa muối, đồ hấp chín, lá chuối rửa sạch, lau khô, xé miếng vừa gói.

Bánh đập

Nó đơn giản chỉ là hai miếng bánh tráng gạo. Một miếng tráng xong, rắc hột vừng và phơi khô, sau đó đem nướng bếp than sao cho bánh vàng đều, và phải giòn rôm rốp.

Cách làm lẩu hải sản

Đậu nành ngâm nước cho nở mềm, xay nhuyễn. Lấy một nửa lọc lấy nước sữa đậu nành sống trộn với 50 gr bột năng và một ít dầu ăn để nặn thành những con mực.

Tiết canh vịt

Bắt vịt, giữ chắc hai chân vịt, bắt chéo hai cánh, vặt chút lông nơi cổ vịt, phần trên chỗ cuống họng, là gáy, như vậy mới không bị lầm với cuống dẫn thực phầm hay thực quản.

Chè sâm bổ lượng

Nhãn khô rửa sơ rồi ngâm cho nở, vớt nhãn ra chao cho sạch bụi bặm. Lấy nước ngâm nhãn lóng kỹ lại.

Lẩu cá kèo lá giang

1,5 lít nước lạnh nấu sôi cho lá giang vào , nêm gia vị 1m muối + 2 m đường + 1m bột ngọt + 1m nước mắm ngon. Khi sôi nhắc xuống, nước dùng có vị chua ngọt là được.

Gỏi ngó sen tôm thịt

Tôm luộc với ít nướccho chút đường muối vào nước luộc tôm, chín tới lấy ra dội nước lạnh, bóc vỏ, chẻ đôi, ngâm vào chút mắm, đường chanh.

Gà xào miến

Gà luộc chặt miếng vừa ăn. Ngâm miến vào nước cho mềm, trụng sơ qua nước sôi để ráo. Rửa sạch nấm hương, thái lát mỏng. Rửa sạch ớt chuông và cần tây, thái vừa ăn. Bóc vỏ hành tây, rửa sạch, thái mỏng.