- Trang chủ
- Thông tin
- Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt
- Dưa cải muối
Dưa cải muối
Trộn đều dưa với hành cho vào lọ thủy tinh, ém cho vừa, đừng chặt tay quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa, gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Món dưa cải muối chua (còn gọi là: dưa cải món) chúng ta phải dùng loại cải mà ở Việt nam vẫn gọi là cây cải… muối dưa. Loại cải này có lá và cuống đều dày, cứng chắc, vị cay nồng hơn cải bẹ xanh (cả lá và cuống đều xốp, nhẹ).
Vật liệu
Lọ, hủ thủy tinh sạch, miệng rộng, có nắp đậy, thể tích khoảng 5 - 10 lít. Vài nan tre mỏng hoặc dĩa sứ nặng có thể bỏ lọt vào hủ.
3kg cải xanh dùng muối dưa, chọn cải thật xanh, tươi. Lặt từng lá cho sạch phần dập héo, úng sâu, rửa xả nhiều lần với nước lạnh, cắt khúc ngắn chừng 3cm (không nhất thiết phải phơi nắng). Vẩy ráo nước.
50gr củ hành tím, lột vỏ, cắt lát mỏng.
Thực hành
Trộn đều dưa với hành cho vào lọ thủy tinh, ém cho vừa, đừng chặt tay quá nước muối sẽ khó thấm đều vào dưa, gài vài nan tre ngang mặt dưa sao cho khi châm nước vào dưa sẽ không nổi lên hoặc dùng một dĩa sứ nặng dằn trên mặt dưa.
Nấu sôi 2 lít nước với: 50gr muối bọt + 100gr đường. Nấu tan muối đường, để nước muối đường nguội bớt, chỉ còn hơi nóng.
Châm nước muối đường còn hơi nóng vào hủ dưa, dưa sẽ dịu xuống nhanh và ửng sắc tươi lên, để cho đến khi dưa dịu hẳn, châm thêm nước muối cho cao hơn mặt dưa ít nhất 5cm.
Tùy lượng cải muốn làm, kích cở hủ…để tăng phân lượng nước muối đường lên.
Để qua một ngày là dưa bắt đầu chua, ngày thứ hai trở đi dưa chua nồng nhưng có thể dùng ăn kèm vài món ăn tùy khẩu vị; qua 4 - 5 ngày dưa chua dịu, có sắc vàng trong và thơm.
Mỗi khi lấy dưa ra ăn, luôn nhận dưa còn lại trong hủ chìm dưới mặt nước muối.
Sau khi ăn hết dưa, nếu muốn làm liền hủ khác thì giữ lại một ít nước muối cũ, sau khi làm hủ dưa mới và châm nước muối mới vào, cho thêm vào chừng 1 chén nước muối cũ, thời gian dưa trở chua sẽ nhanh hơn.
Nếu dưa để qua 5 - 6 ngày mà nước dưa có váng mốc là do thiếu muối. Lưu ý muối ướt có độ mặn kém muối khô dù dùng cùng trọng lượng.
Bài viết cùng chuyên mục
Mứt khoai lang
Pha mỗi lít nước, 20g vôi trắng, để qua đêm cho lắng trong, lấy phần nước lắng trong để ngâm khoai, nước phải ngập khoai hoàn toàn, ngâm qua 3 giờ
Tôm đậu hủ xào rau
Bắt chảo lên, đổ vào chút dầu, bỏ tàu hủ vào chiên vàng (hay chiên tàu trước cũng được) Khi tàu hủ vàng, bỏ tôm vào , bỏ chút muối, tiêu vào.
Tôm chua Huế
Loại tôm nào cũng đều làm được, tôm càng tươi càng ngon. Đặc biệt là tôm rằn, lúc chín, có màu đỏ tự nhiên rất hấp dẫn. Chọn tôm tươi sống, đều con, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra để ráo.
Cách làm canh hến nấu chua
Hến rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi luộc cho tới khi mở miệng, đổ ra rá để ráo nước rồi đãi vỏ, Nước hến để lắng rồi gạn lấy phần nước trong bên trên.
Canh hoa bí riêu cua
Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi, khi nước bắt đầu sôi,hớt bọt cho nước dùng được trong, khoảng 20 hay 30 phút, hớt lấy xác cua cho ra tô.
Tiểu long trầm thuỷ
Xếp thịt lươn vào trong búp hoa sen, buộc túm lại, đặt vào trong hấp chín. Khi lươn chín, dỡ ra ngoài, để nguội, dùng tay xé thịt lươn thành từng sợi dài. Dùng thịt lươn này làm món gỏi lươn thì tuyệt.
Cá thu chiên tỏi
Làm nước mắm tỏi ớt, ăn cá thu chiên tỏi với cơm nóng thì thật là ngon; dưa leo, rau sống ăn kèm, nếu có thời gian chuẩn bị thì làm xốt cà chua hành ngò
Cách làm đậu hũ
1 cup đậu + 2 cups nước, cho vô máy xay sinh tố (blender) xay cho thật nhuyễn . tiếp tục như trên cho đến hết đậu. Rồi dùng miếng vải lọc sữa đậu, xác đậu nành (bã đậu) bỏ.
Canh cải xanh
Cải xanh sau khi tách lá, cắt khúc vừa ăn. Cá rô rữa, để ráo, cho vào nồi nấu nêm với muối, đường, bột ngọt (có thể không dùng).
Chè chuối
Chuối tây chọn quả chín, có vị ngọt đậm, ăn không chát. Chuối bóc vỏ, bổ làm tư theo chiều dọc và chiều ngang quả.
Phượng hoàng ấp trứng
Gà chặt chân , xát muối (5 phút) rửa sạch, để ráo nước. Tôm ngâm nước tro (10 phút) (1 TSP + 3 cup nước) rửa sạch, bằm, hoặc xay nát.
Bồ câu cuốn mỡ chài
Lấy cây lụi cứ một miếng thịt bồ câu thì một miếng ba rọi cho vào trong miếng mỡ chài với thịt đem chiên vàng.
Chả gà
Nướng chả phải bằng than hoa, nếu là than của cây nhãn và thêm một vài quả thông vào thì càng tốt. Chả gà là món lạ, độc đáo, không thể ăn bỗ bã như các thứ khác.
Cá hồng hấp chanh
Chọn cá còn sống (nếu cá chết nhưng mang còn đỏ tươi vẫn có thể chế biến nhanh được). Lấy bỏ mang cá, rửa sạch (để nguyên vây cá), ướp cá với chút gia vị và đặt vào xửng hấp.
Sa lát rau trộn
Chia hỗn hợp trên thành 4 phần cho vào 4 đĩa, Phía trên đặt thịt hun khói, Dùng thìa trộn pho mát khô và pho mát không béo vào một tô nhỏ, đổ lên trên rau diếp.
Gà tần sâm
Sâm tươi loại nhỏ, nếu không có sâm thì có thể thay bằng đẳng sâm, rửa sạch cắt miếng vừa. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt. Hạt dẻ bóc vỏ nếu hạt to bổ làm 2 hoặc 4 phần.
Bò sốt gan
Hành tây băm nhỏ, đậu Hoà Lan luộc chín, xào hành tây, tỏi cho thơm, cho gan gà vào xào cho đến khi chín, cho xốt cà chua, đậu Hoà Lan hạt, đường, nếu nhạt cho thêm muối.
Kem xoài
Đặt bát trứng lớn chảo nước nóng đun nhỏ lửa, dùng máy đánh trứng đánh tiếp cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì nhấc khỏi bếp, đánh thêm khoảng 1 phút nữa cho nguội hẳn.
Thịt heo kho tộ
Cho thị heo + hành + 1 tsp nước màu + tiêu + nước sốt + 1/2 cup nước lạnh vô 1 cái tộ, nấu sôi rồi vặn lửa nhỏ lại, nâu cho đến khi nước thịt nổi bọt khoảng 2 phút là được.
Bánh khoái nước lèo
Dùng chảo thật dày, như chảo gang hột mè chẳng hạng, nếu muốn khói nhiều thì dùng loại chảo lép, không mép của Việt Nam
Súp măng tây chay
Củ Sắn: gọt vỏ, rửa sạch thái chỉ, sau đó đem nấu với chút muối để lấy nước dùng (độ 2 lít). Hớt bọt cho nước được dùng trong.
Súp yến
Xương gà bỏ vào nồi với 3 lít nước lạnh, nước sôi, hớt bọt thường xuyên cho nồi nước dùng được trong, để vào 1 củ hành to, và một củ gừng chừng 30 g
Càng cua xốt nấm miền trung
Nạc cua ướp 1 phần 4 muỗng cà phê muối, tiêu, dầu mè, nửa muỗng cà phê đầu hành lá, để ngấm gia vị 15 phút, xào cua với nửa muỗng canh dầu.
Cách làm mắm huế xào thịt
Mắm ruốc Huế là một trong các nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, Món này ăn nóng hay nguội đều ngon, bởi hương thơm đặc trưng của nó.
Chè khoai mì
Khoai mì lột vỏ, ngâm nước cho ra mủ. Đem ra mài nhuyễn, vắt ráo nước, vò viên tròn (nếu muốn màu thì pha tí nước cốt lá dứa). Bắc nồi nước sôi, với tí muối, vặn lửa nhỏ xuống, luộc khoai mì cho chín, vớt ra để nguội.