- Trang chủ
- Phác đồ - Test
- Phác đồ điều trị bệnh lý tai mũi họng
- Viêm tai giữa cấp tính trẻ em
Viêm tai giữa cấp tính trẻ em
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Nhận định chung
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm nhiễm trong khoang tai giữa. Bệnh cảnh của viêm tai giữa cấp tính thay đổi tùy theo tuổi tác của bệnh nhân, tùy theo vi trùng gây bệnh, tùy theo thể địa... thời gian kéo dài dưới 3 tháng. Tình trạng viêm nhiễm này có thể lan đến xương chũm, các tế bào quanh mê đạo và đỉnh xương đá.
Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu, ít khi viêm nhiễm xâm nhập bằng đường máu hoặc đường bạch huyết. Sự viêm nhiễm này có thể gây ra bởi các bệnh nhiễm trùng toàn thân như cúm, sởi... hoặc những bệnh cục bộ như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, u vòm mũi họng, hoặc nút mũi sau để quá lâu. Nói chung viêm tai giữa cấp tính thường gặp ở trẻ em có VA hoặc có thể địa bạch huyết.
Rách màng nhĩ do chấn thương cũng là một nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính.
Viêm tai giữa cấp tính trẻ em
Nguyên tắc điều trị
Đây là bệnh lý cấp tính ảnh hưởng đến toàn thân và đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần phối hợp điều trị kháng sinh, kháng viêm phối hợp dẫn lưu tại chỗ.
Phác đồ điều trị
Màng nhĩ chưa thủng: Chích rạch màng nhĩ.
Màng nhĩ đã thủng: Làm thuốc tai.
Điều trị bệnh lý mũi họng kèm theo.
Điều trị phòng ngừa biến chứng.
Điều trị cụ thể màng nhĩ chưa thủng
Điều trị bằng thuốc tại chỗ
Dùng một số thuốc nhỏ tai có tác dụng giảm sung huyết tại chỗ: Polymycin…
Chích rạch màng nhĩ
Chúng ta phải chích rạch màng nhĩ trong những trường hợp sau đây:
Triệu chứng toàn thân xấu: nhiệt độ cao, mất ngủ, bộ mặt nhiễm trùng.
Ở trẻ nhỏ bị viêm tai, khi có triệu chứng sốt, nôn, tiêu chảy.
Triệu chứng chức năng quá rõ rệt: đau tai, nhức nửa bên đầu và nghe kém.
Triệu chứng thực thể nói lên có mủ trong hòm nhĩ: màng nhĩ căng phồng như mặt kính đồng hồ đeo tay.
Có những phản ứng đáng ngại như triệu chứng màng não, triệu chứng mê nhĩ, triệu chứng viêm xương chũm.
Viêm tai giữa cấp tính đã kéo dài trên bốn ngày và không tự vỡ.
Nói chung trong trường hợp nghi ngờ có mủ cũng nên chích rạch màng nhĩ, thà chích rạch không có mủ còn hơn là để cho viêm mủ tiến vào xương chũm.
Điều trị cụ thể màng nhĩ đã thủng
Sau khi màng nhĩ đã thủng tự nhiên hoặc thủng do chích rạch cần phải làm thuốc tai hàng ngày. Thầy thuốc hút rửa tai và nhỏ tai các loại thuốc có kháng sinh, kháng viêm như Hydrocortisol và Chloramphenicol.
Nhiệm vụ của thầy thuốc là phải theo dõi tình hình của lỗ thủng và các triệu chứng toàn thân. Nếu thấy lỗ thủng đóng lại nhưng bệnh nhân sốt và đau tai thì phải chích rạch lại để dẫn lưu.
Nếu sau bốn tuần mà mủ vẫn tiếp tục chảy, phải nghĩ đến các nguyên nhân sau đây và tìm cách giải quyết: viêm mũi xoang, viêm vòm mũi họng (V.A), viêm xương chũm, thể trạng suy nhược.
Điều trị toàn thân
Kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta lactam, Cephalosporin, Macrolid… tốt nhất vẫn theo kháng sinh đồ. Trong khi dùng kháng sinh, nên chụp X quang xương chũm để phát hiện viêm xương chũm tiềm tàng.
Thuốc kháng viêm Corticoid, kháng viêm dạng men.
Hạ sốt, giảm đau.
Bài viết cùng chuyên mục
Phác đồ điều trị u ác tính mũi xoang
Các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với viêm xoang mạn tính, hoặc polype mũi xoang, và có trường hợp không có triệu chứng mũi xoang.
Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp (tai mũi họng)
Với ung thư thể nhú, và nang: thường gặp ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, phẫu thuật là hàng đầu, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết.
Phác đồ điều trị bệnh Polyp mũi
Bệnh polyp mũi do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để có kết quả tốt đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.
Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp
Viêm lan tỏa của ống tai ngoài, do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Các nguyên nhân phổ biến của viêm tai ngoài là ngâm nước, chấn thương ống tai hoặc sự hiện diện của dị vật hoặc các bệnh da liễu.
Phác đồ điều trị viêm xương chũm cấp tính
Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng, khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc.
Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)
Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.
Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính
Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.
Phác đồ điều trị xốp xơ tai
Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.
Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)
Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.
Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ
Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.
Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính
Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang do nấm
Các sợi nấm phát triển trong chất hàn răng, là oxit kẽm có trong eugenat đi qua đỉnh răng vào trong xoang, đến khi chẩn đoán do nấm từ vài tháng đến vài năm.
Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em
Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.
Phác đồ điều trị ngạt mũi
Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.
Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính
Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V A hoặc nạo V A nóng.
Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)
Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.
Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.
Phác đồ điều trị lao thanh quản
Vi khuẩn lao ở người có tên là M tuberculosis với đặc điểm kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm.
Phác đồ điều trị rối loạn giọng
Thuốc tác động lên hệ thần kinh, đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm, đường toàn thân, đường tại chỗ.
Phác đồ điều trị Polyp mũi
Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi, hoặc xoang, nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng, hoặc bằng dao cắt hút.
Phác đồ điều trị ung thư lưỡi chuyên ngành tai mũi họng
Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch, hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính
Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút.
Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em
Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.
Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản
Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.