Khám cột sống

2011-10-27 11:16 PM

Cột sống chứa tuỷ sống, thần kinh trung ương, trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhắc lại giải phẫu

Cột sống gồm 32 đốt sống nối ghép nhau tạo nên trục của thân mình. Các thành phần chính của đốt sống gồm có:

Thân đốt sống.

Bảng sống.

Các mấu gai, mấu khớp.

Chân cung (cuống).

Đĩa sống (đĩa đệm)

Để giữ vững cột sống có hệ thống các dây chằng

Dây dọc trước.

Dây dọc sau.

Dây chằng vàng.

Dây chằng liên gai. 

Cột sống chứa tuỷ sống (thần kinh trung ương) trong ống sống và cho ra các rễ thần kinh (thần kinh ngoại biên) qua lỗ liên sống để chi phối các hoạt động của cơ thể (cảm giác, vận động, phản xạ…) ở các đốt sống thấp tuỷ sống không nằm cùng một bặc với đốt sống cùng tên.

Cột sống được chia làm 4 đoạn

Cổ (cervical: C).

Ngực, lưng (Thoracic: T; Dorsal: D).

Thắt lưng (Lumbar: L).

Cùng (Sacrum: S) và xương cụt ( Coccy: Co).

Các vận động cột sống gồm có

Cúi (gập trước).

Ngửa.

Xoay.

Gập bên (nghiêng).

Chấn thương làm gẫy cột sống thường thường gặp nhiều ở cổ và ngực - thắt lưng.

Khám lâm sàng và x quang cột sống

Việc khám cột sống cần thực hiện theo nguyên tắc

Theo trình tự nhất đinh: Nhìn, sờ, gõ, vận động cột sống.

Khám hình thể cột sống.

Khám thần kinh.

Khám X quang cột sống.

Khám hình thể cột sống:

Nhìn thẳng:

Xác định trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 - giữa nếp lằn mông.

Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai chậu sau trên, bình thường là 2 đường thẳng.

Đánh giá sự cân bằng của 2 vai. Khi vẹo cột sống mất bù, vai sẽ lệch nhau.

Nhìn nghiêng: Khảo sát đường cong của cột sống, phát hiện gù cột sống.

Sờ:

Xác định các vị trí các đốt sống.

Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống.

Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng. 

Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau.

Khám vận động:

Động tác cúi.

Động tác ưỡn ngực

Động tác nghiêng.

Động tác xoay. 

Sờ nắn:

Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản xạ lên các gai sống: bình thường không đau. 

Dồn gõ:

Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau. 

Vận động:

Có 3 cặp vận động:

Cúi - ngửa.

Xoay (trái) – xoay (phải).

Gập bên (trái) - gập bên (phải).

Các chỉ số bình thường:

Cột sống cổ:

Cúi cổ: Cằm chạm ức ( khoảng 450).

ngửa cổ: Mắt nhìn thẳng trần nhà ( khoảng 450).

Gập bên (nghiêng): Tai – vai ( khoảng 45 – 600).

Xoay (trái) – xoay (phải): 450.

Cột sống lưng - thắt lưng:

Cúi: Đầu ngón tay chạm đất hoặc cách đất vài cm ( khoảng 90 độ). Hình dạng cột sống đều hài hoà (trong viêm dính cột sống, cột sống thẳng đơ). Hai nửa lống ngực cong đều, ngang bằng ( trong vẹo cột sống cấu trúc hai nửa này không cân xứng)

Gập bên (nghiêng trái và phải): Hai tay giữ mào chậu cho khung chậu đứng thẳng, cho bệnh nhân nghiêng trái và nghiêng phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 45o

Xoay: Giữ khung chậu như trên và cho bệnh nhân xoay người sang trái và sang phải. Bình thường mỗi bên khoảng 30 – 450.

Khám cột sống ở tư thế nằm:

Nằm sấp:

Đặt bệnh nhân nằm sấp ngay ngắn trên giường phẳng, mặt úp xuống.

Kiểm tra các mốc xương và các tiêu chuẩn khám trong tư thế đứng.

Xác định lại trục cột sống (một số bệnh lý ở chi dưới làm lệch vẹo cột sống khi bệnh nhân đứng nhưng sẽ hết khi bệnh nhân nằm).

Tìm các điểm đau trên gai sống.

Sờ nắn các cơ cạnh cột sống, vuốt dọc các cơ này, bình thường cơ mềm mại, không đau, da không nổi đỏ ( khi có rối loạn dinh dưỡng, các cơ này co cứng, da nổi đỏ theo ngón tay khi vuốt)

Ấn khớp cùng chậu hai bên và tìm các điểm đau dọc đường đi của dây thần kinh toạ (thần kinh hông to). Bình thường không đau.

Nằm ngửa:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa ngay ngắn trên giường phẳng. Bình thường cột sống giảm độ cong sinh lý. Không thể đút lọt bàn tay dưới thắt lưng bệnh nhân (khi cột sống bị ưỡn quá mức sẽ đút lọt bàn tay dưới thắt lưng).

Chú ý:

Bệnh nhân bị chấn thương cột sống chỉ khám ở một tư thế nằm. Người khám phải dùng tay luồn dưới lưng bệnh nhân để tìm điểm đau, gù…

Các nghiệm pháp.

Đo chỉ số Schober:

Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu khoảng giữa gai sống L4, L5, đo lên trên một đoạn 10 cm, đánh dấu.

Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 – 5 cm (trong viêm dính cột sống độ chênh lệch này < 2 cm)

Nghiệm pháp Lasegue (straight leg raising test).

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, hai chân duỗi thẳng, cổ chân trung tính.

Người khám một tay cầm cổ chân bệnh nhân giơ cao dần chi dưới (gấp háng thụ động, tay kia đặt trước gối giữ ở tư thế duỗi thẳng. Nâng cao dần chi dưới đến khi háng gấp 90o, chân còn lại vẫn duỗi thẳng. Bình thường không đau.

Dấu hiệu dương tính khi háng gấp dưới 60o thì bệnh nhân cảm thấy đau buốt từ hông, mông và mặt sau đùi. Dấu hiệu này gặp trong một số bệnh lý viêm nhiễm thần kinh toạ, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm các mỏm khớp cột sống, viêm khớp cùng chậu và gân các cơ sau đùi.

Khám thần kinh:

Khám vận động:

Nhớ các mốc chi phối vận động:

Gấp háng: tuỷ và rễ ở L1 và L2.

Gấp gối: L5 – S1.

Duỗi gối: L3 – L4.

Đánh giá cơ lực theo bảng:

Điểm

Mức độ

0

Không co cơ

1

Co cơ không phát sinh động tác

2

Co cơ thắng trọng lượng chi

3

Co cơ không thắng được sức cản

4

Co cơ

5

Vận động bình thường.

Khám cảm giác:

Dùng vật nhọn để khám cảm giác đau, viên đá để khám cảm giác nóng lạnh.

Các mốc cảm giác cần nhớ:

Ngang vú: T4

Ngang rốn: T 10

Mào chậu: T 12

Giữa đùi: L2

Mặt ngoài cẳng chân: L5

Mặt ngoài bàn chân: S1

Phân loại tổn thương thần kinh theo Frankel (1969):

Loại

Chức năng

A

Mất hoàn toàn cảm giác và vận động dưới mức thương tổn.

B

Còn cảm giác, mất vận động

C

Còn cảm giác, cơ lực chi đạt đến 2/5

D

Còn cảm giác, cơ lực chi đạt 3/5 ; 4/5

E

Vận động và cảm giác bình thường.

 Khám phản xạ:

Phản xạ hành hang.

Phản xạ cơ thắt.

Phản xạ gân xương. 

Các hội chứng tuỷ: tuỳ vào vị trí tuỷ bị tổn thương mà biểu hiện lâm sàng khác nhau.

Hội chứng tuỷ trung tâm: liệt đồng đều 2 bên.

Hội chứng tuỷ trước: tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân bị liệt vận động nhưng vẫn còn cảm giác.

Hội chứng tuỷ sau: có vận động nhưng mất cảm giác.

Hội chứng đuôi ngựa: rối loạn cơ tròn và cảm giác.

Khám X ray:

Chụp X ray quy ước: Đánh giá trên phim thẳng và nghiêng, xác định: khảo sát đường cong sinh lý cột sống, cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, vị trí tổn thương đốt sống, chiều cao thân đốt, trục dọc của cột sống, trật đốt sống, vỡ các thành phần của đốt sống, vẹo cột sống.

Chụp tuỷ cản quang: Đánh giá chèn ép tuỷ và rễ thần kinh.

Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá chính xác tổn thương xương.

Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: Đánh giá chính xác tổn thương tuỷ và phần mềm.

Bài viết cùng chuyên mục

Mũi hình yên ngựa: tại sao và cơ chế hình thành

Phá hủy vách ngăn mũi hay các sụn chống đỡ. Các chấn thương trực tiếp hay phẫu thuật trước đó làm ảnh hưởng trực tiếp sự toàn vẹn cấu trúc chống đỡ dẫn đến kết quả sụp phần giữa của sống mũi.

Nghiệm pháp e sợ xương bánh chè: tại sao và cơ chế hình thành

Vẫn còn thiếu bằng chứng liên quan đến giá trị của các nghiệm pháp trên xương bánh chè như một phát hiện cho xương bánh chè không ổn định. Một nghiên cứu nhỏ đã được hoàn thành, cho thấy độ nhạy chỉ 39%.

Nghiệm pháp McMurray: tại sao và cơ chế hình thành

Mục đích của nghiệm pháp là để kiểm tra vị trí rách của một trong hai sụn chêm hướng về phía lồi cầu xương đùi và bắt nó. Bằng cách mở rộng đầu gối trong khi xoay, các lồi cầu xương đùi đang di chuyển trên xương chày và sụn chêm.

Nghiệm pháp cánh tay rơi: tại sao và cơ chế hình thành

Dây chằng khớp vai hiện tại và cơ trên gai hoặc là trực tiếp bị hư hỏng hoặc va chạm gián tiếp, khả năng của cánh tay để duy trì tư thế dạng bị suy yếu và cánh tay sẽ rơi.

Biến dạng Boutonnière: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Biến dạng boutonnière có thể phát triển thứ phát sau chấn thương hoặc tiến triển thứ phát sau viêm khớp. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả ngón tay của bệnh nhân biểu hiện uốn cong bệnh lý ở khớp.

Hạt Bouchard và hạt Heberden: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Các gai xương ở khớp ngón tay gần móng tay nhất được gọi là các hạt Heberden. Các gai xương ở khớp giữa của ngón tay được gọi là các hạt Bouchard.

Dấu hiệu Fowler (nghiệm pháp e sợ đặt lại vị trí): tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Nếu nghiệm pháp cánh tay quay dương tính cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.

Nghiệm pháp cánh tay quay: tại sao và cơ chế hình thành triệu chứng

Sự xáo trộn bất kỳ của các cấu trúc mở đương cho nghiệm pháp cánh tay quay trên bệnh nhân dương tính và bất ổn chung.

Chiều dài chức năng chân không tương ứng: cơ chế triệu chứng

Một chân dài hơn rõ ràng, hoặc chức năng bất bình đẳng, có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào, từ hồi tràng đến mép thấp nhất của bàn chân, cho một số lý do.

Nghiệm pháp cào lưng của Apley: cơ chế triệu chứng

Thực hiện bằng cách yêu cầu bệnh nhân xác định và ‘cào’ vào xương bả vai đối diện, cả hai phía từ phía trên và phía dưới. Đau, hạn chế hoặc không đối xứng khi thực hiện các động tác này có thể được coi là “dương tính”.

Nghiệm pháp Apley: cơ chế triệu chứng

Bệnh nhân nằm sấp, đầu gối gấp 90 độ, tiến hành ép mạnh vào gót chân từ trên xuống dưới, ép xương chày xuống xương đùi. Sau đó người thực hiện tiến hành xoay xương chày vào trong hoặc ra ngoài.

Dấu hiệu ngăn kéo trước: cơ chế triệu chứng

Kiểm tra ngăn kéo trước là kiểm tra sự ổn định của dây chằng chéo trước của đầu gối. Các bác sĩ có thể sử dụng cùng với hình ảnh và các xét nghiệm khác, để xác định xem có bị thương dây chằng chéo trước hay không và đề xuất các lựa chọn điều trị.

Triệu chứng trật khớp

Dấu hiệu hõm khớp rỗng: Đây là một dấu hiệu chắc chắn của trật khớp, dễ phát hiện ở những khớp nông như là khớp vai, khớp khuỷu, khó phát hiện ở các khớp lờn như khớp háng.

Triệu chứng gãy xương

Các xương nối với nhau qua các khớp, làm chỗ dựa vững chắc cho các cơ hoạt động, Hai đầu xương dài là nguyên uỷ và bám tận của các cơ, khi bị kích thích hoặc do thần kinh chỉ huy.

Khai thác những triệu chứng lâm sàng ngoại khoa

Muốn phát hiện được những triệu chứng chính xác cần hướng bệnh nhân vào những câu hỏi phục vụ cho mục đích chẩn đoán. Đầu tiên cần làm cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái,cần lắng nghe tìm hiểu lý do bệnh nhân đi khám bệnh.

Khám mạch máu ngoại vi

Học khám mạch máu ngoại vi (hay mạch chi) chủ yếu để biết cách khám và phát hiện triệu chứng học của các bệnh mạch máu ngoại vi. Nhưng bệnh học mạch máu ngoại vi là một lĩnh vực chuyên khoa rất rộng.

Khám chi trên chi dưới

Trường hợp đứt dây chằng chéo trước sẽ thấy xương chày nhô ra phía trước và khi đứt dây chắng chéo sau thì xương chày tụt ra sau.

Khám chấn thương vết thương ngực

Chấn thương, vết thương ngực là một nhóm cấp cứu ngoại khoa thường gặp tuỳ theo cơ sở ngoại khoa, chiếm khoảng 10, 15 phần trăm

Hội chứng tắc ruột

Tắc ruột là một hội chứng do ngừng lưu thông thông của hơi và dịch tiêu hoá trong lòng ruột gây ra. Tắc ruột do các cản trở cơ học nằm từ góc Treitz đến hậu môn là tắc ruột cơ học.

Hội chứng tắc mật

Vi khuẩn có thể xấm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn máu, đây là giai đoạn rất nặng của tắc mật, nguy cơ tử vong cao, Tắc mật lâu ngày dẫn đến xơ hoá khoảng cửa

Hội chứng chảy máu trong

Tràn máu trong các khoang tự nhiên, nhưng máu không chảy ra ngoài, Trường hợp tràn dịch màng tim không gây hội chứng chảy máu nhưng gây hội chứng chèn ép tim cấp.

Phương pháp, triệu chứng, biến chứng gây mê, gây tê

Gây mê là phương pháp điều trị đặc biệt, nó làm cho bệnh nhân ngủ, không gây đau, không lo sợ, không nhớ gì về cuộc mổ.

Đại cương về bỏng

Bỏng là một cấp cứu thường gặp trong cuộc sống đời thường. Thỉnh thoảng phải cấp cứu bỏng hàng loạt. Đến 80 % tổng số bệnh nhân là bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể.

Cách khám ngoại khoa bụng

Khám bệnh phải được xây dựng thành một trình tự logic để thành một thói quen và nhờ thói quen này mà người thày thuốc giỏi ít khi bỏ sót dấu hiệu có thể phát hiện ra các triệu chứng không đáng bỏ qua.

Bệnh án ngoại khoa

Nếu bệnh nhân bị bệnh từ lâu, tái đi tái lại, phải vào viện nhiều lần, lần này bệnh nhân vào viện với biểu hiện như mọi lần là mọi việc diễn ra trước khi có biểu hiện bệnh.