Định hướng điều trị bệnh tim bẩm sinh bằng siêu âm doppler

2011-12-17 06:33 PM

Đinh hướng điều trị bệnh tim bẩm sinh có tím, bệnh tim bẩm sinh không có tím, bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thông liên thất

Nhận định chung

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

20% các loại tim bẩm sinh.

85% các ca là thông liên thất phần màng, 15% phầu phễu, các phần khác hiếm gặp hơn: phần tiếp nhận, phần cơ bè (với khả năng có nhiều lỗ nhỏ).

Lỗ thông vài mm, hiệu số áp lực thất trái - thất phải  không thay đổi. Nếu lỗ thông lớn hơn nhưng < 10 mm => áp lực thất phải  tăng. Nếu lỗ thông > 10 mm gây tăng áp thất phải và động mạch phổi đưa đến cân bằng áp lực thất trái - thất phải.

Thông liên thất có đường kính lỗ thông > đường kính vòng van động mạch chủ: luồng thông trái - phải giảm theo thời gian rồi đảo shunt do tăng kháng lực động mạch phổi và hẹp động mạch phổi thứ phát thường tại phễu (giảm rồi đảo gây ra hội chứng Eisenmenger rồi cuối cùng giống T4F trên bệnh cảnh lâm sàng).

Trước 2 tuổi biến chuyển thay đổi kháng lực mạch phổi và hẹp phễu thường xảy ra.

Thông liên thất sau 30 - 40 tuổi rất ít gặp vì đa số thông liên thất lỗ nhỏ đều đóng bít theo thời gian.

Siêu âm: lỗ thông > 3 mm, trên 2D có thể thấy trường hợp khác có thể dùng Doppler và Doppler mầu để phát hiện.

Điều trị

Tuổi thích hợp phẫu thuật là 2 tuổi, trường hợp nhũ nhi phẫu thuật khi có tăng áp động mạch phổi (≥ 70mmHg, phẫu thuật khoảng 9 - 12 tháng) hoặc có rối loạn hô hấp (động mạch phổi giãn và tăng áp).

Thông liên thất có thể tự đóng, có thể biến chứng Eisenmenger.

Thông liên thất lỗ nhỏ: không tăng áp động mạch phổi => không cần phẫu thuật, phẫu thuật khi có triệu chứng.

Thông liên thất lỗ nhỏ có áp lực động mạch phổi ≥ 70mmHg kèm suy tim không đỡ dù điều trị nội khoa => cần phẫu thuật. Nếu điều trị nội suy tim đỡ thì kiểm tra lúc 6 tháng tuổi, nếu áp lực động mạch phổi ≥ 70 mmHg => phẫu thuật , nếu < 70 mmHg kèm thông liên thất nhỏ lại => hẹn 6 tháng sau kiểm tra lại.

Thông liên thất với áp lực động mạch phổi < 70 mmHg kèm không suy tim hoặc suy tim điều trị nội ổn định => kiểm tra siêu âm 6 tháng/lần.

Thông liên thất ở độ tuổi 4 - 5 với áp lực động mạch phổi ≤ 55mmHg kèm QP/QS ~ 1,5 -2 => phẫu thuật, nếu < 1,5 => siêu âm 6 tháng/lần.

Người lớn có thông liên thất lỗ nhỏ kèm áp lực động mạch phổi bình thường với QP/QS < 1,3 => điều trị nội, nếu QP/QS ~ 1,3 - 1,5 => xem xét phẫu thuật, nếu QP/QS > 1,5 và áp lực động mạch phổi ≤ 55mmHg => cần phẫu thuật.

Người lớn với thông liên thất lỗ lớn với áp lực động mạch phổi ≥ 70mmHg nhưng QP/QS thấp: không nên phẫu thuật.

Thông liên nhĩ

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

Chiếm khoảng 15% tim bẩm sinh.

Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất: gần vòng nối nhĩ thất, kích thước có thể lớn tới như nhĩ chung. Tổn thương thường kèm là thông liên thất vùng nhận hoặc Nhĩ thất chung.

Thông liên nhĩ lỗ thứ hai: gần lỗ bầu dục (cần phân biệt vì có thể gặp lỗ bầu dục thông thường ở 10 - 35% người bình thường). Kích thước lỗ thông liên nhĩ từ 1 - 3 cm, bất thường kèm theo thường là phình vách nhĩ.

Thông liên nhĩ vùng xoang tĩnh mạch: khuyết ở chỗ đổ vào nhĩ phải của tĩnh mạch chủ. Vùng tĩnh mạch chủtrên nhiều hơn, vùng tĩnh mạch chủdưới rất hiếm. Kèm theo bất thường không hoàn toàn tĩnh mạch phổi có thể gặp.

Thông liên nhĩ vùng xoang vành: khuyết vùng lóc xoang vành gây một thông liên nhĩ giữa nhĩ trái và xoang vành, luồng thông sẽ quan trọng hơn nếu có tĩnh mạch chủtrên trái đổ vào xoang vành.

Siêu âm 2D, Doppler sẽ cho biết vị trí, kích thước, phân loại, chiều luồng thông.

Doppler xung cho hình ảnh một dòng xoay liên tục có ít nhất 3 đỉnh từ giữa tâm thu đến cuối tâm trương.

Kích thước thất phải, nhĩ phải, chuyển động nghịch thường vách liên thất nói lên buồng tim phải tăng tải thể tích.

Đo kích thước động mạch phổi, áp lực động mạch phổi tâm thu, tâm trương và trung bình. Chú ý khảo sát vị trí tĩnh mạch phổi.

Điều trị nội khoa

Đóng lỗ thông bằng dù.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cho tất cả thông liên nhĩ có QP/QS ≥ 1,5 dù có hay không triệu chứng cơ năng.

Nên phẫu thuật ở độ tuổi 3 - 5, thông liên nhĩ có thể tự đóng 14 - 66% do đó không nên phẫu thuật ở độ tuổi < 1 ngoại trừ suy tim hay tăng áp động mạch phổi không kiểm soát được.

Thông liên nhĩ phát hiện ở tuổi già vẫn có thể đóng được.

Thông liên nhĩ thường biến chứng tăng áp động mạch phổi ở tuổi 30 - 40, còn phẫu thuật được khi sức cản mạch phổi < 14 đơn vị/m2 và độ bão hoà O2 máu động mạch ≥ 92%, nếu thông liên nhĩ kèm hở 2 lá nặng có thể phẫu thuật được dù cản sức mạch phổi > 14 đơn vị/m2 (nên sửa van).

Không phẫu thuật khi áp lực động mạch phổi ~ áp lực động mạch chủ, độ bão hòa O2 lúc nghỉ < 92%.

Thông liên nhĩ ở người 50 - 60 tuổi có áp lực động mạch phổi ~ 50mmHg vẫn cho kết quả tốt.

Còn ống động mạch

Bệnh tim bẩm sinh không tím.

Chiếm 10% tim bẩm sinh.

15 giờ sau sinh của bé đủ tháng, lớp trung mô co thắt dẫn đến tắc nghẽn ống động mạch cơ năng.

Cuối tuần 8, ống động mạch đóng 90% các trường hợp với sự vỡ xuất huyết của lớp dưới nội mô và hình thành lớp xơ bít lòng ống động mạch, đóng bắt đầu từ phía đầu động mạch phổi. Đôi khi ta thấy giãn giả phình ống động mạch ở giai đoạn sơ sinh, nó sẽ giảm tự nhiên.

Ống động mạch dài 2 - 15mm, rộng 5 - 15mm

Ống động mạch ≤ 7mm: áp lực động mạch phổi tăng nhẹ, khi có tăng áp lực động mạch phổi thì thường kích thước lỗ thông > 7mm.

Khi có luồng thông 2 chiều hoặc thông phải - trái thì chống chỉ định phẫu thuật.

Điều trị nội khoa

Dùng Indometacin.

Điều trị ngoại khoa

Cần đóng ống trước khi có biến chứng tăng áp động mạch phổi cơ học làm thay đổi chiều shunt (Eisenmenger).

Trẻ sơ sinh biến chứng suy tim cần điều trị nội tích cực, nếu không kiểm soát được thì bít ống thông bằng thông tim hoặc phẫu thuật.

Điều trị nội kiểm soát được suy tim, áp lực động mạch phổi ≥ 70mmHg cần siêu âm lại vào lúc 5 tháng tuổi. Nếu áp lực động mạch phổi vẫn > 70mmHg, cần đóng trước tháng thứ 6 để tránh đảo shunt. Nếu áp lực động mạch phổi giảm thì kiểm tra lại vào tháng thứ 12, còn ống động mạch thì đóng khi 1 - 2 tuổi.

Suy tim hoặc trẻ không lớn dù đã điều trị nội tích cực có thể đóng ở bất kỳ tuổi nào kể cả sơ sinh.

Sức cản mạch phổi > 10 đơn vị/m2 không có chỉ định đóng ống.

Ống động mạch ngắn, vôi hoá nhiều cần phẫu thuật tim hở.

Bít ống động mạch không bằng phẫu thuật

Cửa sổ phế chủ

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

0,3% tim bẩm sinh

Khuyết vách xoắn ốc ngăn chia động mạch chủ- động mạch phổi nằm trên van sigma từ vài mm đến 2cm, đường kính từ 5 - 30mm.

Chỉ định điều trị giống ống động mạch.

Kênh nhĩ thất

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

Kênh nhĩ thất toàn phần: thông liên thất, thông liên nhĩ và tổn thương van nhĩ thất nặng, van 2 lá và 3 lá có chung một lỗ van nhĩ thất chung và thường có 5 mảnh.

Kênh nhĩ thất bán phần: thông liên nhĩ kiểu lỗ thứ 2 hoặc tâm nhĩ độc nhất. Van 2 lá thường có kẽ chia van làm 3 mảnh. Van nhĩ thất chung trước sau được nối bằng một mảnh nhỏ mô van do đó chia lỗ nhĩ thất thành 2 lỗ riêng biệt.

Siêu âm:

Vách liên nhĩ, vách liên thất. Van nhĩ thất: xem khe van, van nhĩ thất có gắn vào vách liên thất (kênh nhĩ thất bán phần) hay không gắn (toàn phần).

Thông liên nhĩ có thể ở dạng lỗ thứ nhất hay tâm nhĩ độc nhất ở dạng thông liên nhĩ lỗ thứ nhất có thể phối hợp với lỗ thứ 2. Khi xoang vành giãn rộng do tồn tại tĩnh mạch chủ trên trái đổ vào có thể lầm với thông liên nhĩ lỗ thứ nhất. thông liên nhĩ lỗ thứ nhất thường nhìn rõ vào kỳ tâm thu.

Thông liên thất trong kênh nhĩ thất do vị trí nằm sát với các dây chằng nên có thể bị che lấp ở kỳ tâm trương, do đó nhìn rõ ở kỳ tâm thu.

Van nhĩ thất chung thường là năm mảnh hoặc có một lưỡi mô sợi nối từ vòng nhĩ thất tới lá van, bắc cầu phía sau do đó chia ra 2 lỗ van nhĩ thất và 2 bộ van nhĩ thất.

Khe van 2 lá sẽ hướng về phía vách liên thất buồng nhận, còn khe của van 2 lá thực sự sẽ hướng về vách liên thất  của buồng tống.

Cột cơ nằm ở 2h và 4h thay vì 4h và 8h.

Kênh nhĩ thất hoàn toàn: Tiên lượng xấu, trẻ thường chết 2 năm đầu, cần mổ sớm trước 6 tháng tuổi, sau 1 tuổi không còn chỉ định phẫu thuật.

Kênh nhĩ thất bán phần: Tiên lượng tốt hơn, cần mổ trước khi tăng áp động mạch phổi cơ học.

Hẹp van động mạch phổi

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

10% tim bẩm sinh.

Van động mạch phổi có 3 lá: lá trước, lá sau phải và sau trái.

Hẹp tại van: lá van dầy, dính nhau ở mép nên tạo thành một cái chóp chồi ra , ở đầu chóp thành một lỗ nhỏ đường kính vài mm.

Hẹp trên van: hiếm hơn hẹp van, có thể vị trí ngay trên van, có thể hẹp tại thân động mạch phổi nơi phân chia các nhánh gần hoặc tại các nhánh xa.

Hẹp dưới van: hẹp tại phễu hay ngay trong lòng thất phải.

Hẹp van động mạch phổi trẻ nhỏ, trẻ lớn và người lớn: được coi là nhẹ khi độ chênh áp lực thất phải / động mạch phổi ≤ 25mmHg; nặng vừa từ 25 - 50mmHg, can thiệp càng chậm càng hẹp nặng hơn do vùng phễu phì đại.

Sơ sinh hẹp van động mạch phổi nặng: truyền prostaglandine E1 giúp ống động mạch thông thương để có máu lên phổi, vào ngày ổn định thì chỉ định nong bóng hoặc phẫu thuật ngay.

Trẻ nhỏ (1 tháng - 12 tháng): hẹp van động mạch phổi nặng dù chưa có triệu chứng cơ năng cần nong bóng hoặc phẫu thuật ngay, không can thiệp khi hẹp nhẹ, hẹp vừa cần xem xét từng trường hợp. Ví dụ: dù hẹp vừa nhưng giảm sản thất phải  cần phẫu thuật ngay.

Hẹp van động mạch phổi ở trẻ lớn và người lớn ở thể nặng,vừa ít tiến triển đến nặng do đó ít cần can thiệp tuy nhiên nếu kèm giảm sản thất phải  cũng cần phẫu thuật sớm.

Tóm lại: chỉ định phẫu thuật khi: bé < 2 tuổi nếu hẹp khít; 8 - 12 tuổi với áp lực thất phải  ≥ 70mmHg, áp lực thất phải  < 70mmHg với áp lực cuối tâm trương thất phải  > 10mmHg.

Hẹp eo động mạch chủ

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

7,5% các loại tim bẩm sinh.

Đơn thuần

Phát sinh tăng huyết áp thượng lưu khi lòng động mạch chủ < 50% bình thường.

Chỉ định phẫu thuật các ca có đường kính động mạch chủ < 50% và giảm hay mất mạch bẹn hoặc có tăng huyết áp thượng chi huyết áp ≥ 150mmHg. Tuổi thích hợp phẫu thuật là 2 - 5 tuổi.

Hội chứng

Hẹp eo động mạch chủ không thích ứng gây suy tim sớm. Không có sự khác biệt giữa huyết áp thượng chi và hạ chi vì tổn thương phối hợp là một shunt (ống động mạch).

Thông liên thất kèm theo làm suy tim sớm.

Tử vong > 50% ở tuổi sơ sinh.

Tóm lại

95% ở phần trên động mạch chủ xuống, ngay sát động mạch dưới đòn trái, người ta phân biệt: trước ống động mạch, sau ống động mạch.

Trẻ sơ sinh hẹp eo động mạch chủ nặng (suy tim, biến dưỡng máu, mất mạch đùi, sốc) truyền prostaglandine E1 giúp mở ống động mạch, phẫu thuật hoặc nong bóng ngay giờ thứ 6 - 12 hay ngay sau đó.

Phẫu thuật, thời gian tuỳ triệu chứng suy tim. Trẻ sơ sinh suy tim nặng => can thiệp ngay sau khi tạm ổn huyết động. Trẻ nhỏ không triệu chứng suy tim, độ chênh áp lực tâm thu trên 40 mmHg, một số tác giả chủ trương nên phẫu thuật vào 3 - 6 tháng tuổi không nên quá 6 tháng tuổi.

Phình xoang Valsava

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

0,15 - 0,35% tim bẩm sinh

Phình xoang bắt nguồn từ đáy tim lan ra các buồng tim.

Xoang vành trái không có nguồn gốc từ vách hành thất nên hiếm phình.

Siêu âm 2D phát hiện túi phình, kết hợp Doppler để xác định đã vỡ?

Vùng phình xoang sẽ lớn và mất cân xứng.

Nếu không vỡ theo dõi định kỳ bằng siêu âm.

Phẫu thuật khi có biến chứng hay thể tích tim tăng.

Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối khi vỡ.

Cần điều trị tổn thương kèm theo.

Không tương hợp nhĩ - thất - đại động mạch

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

1% tim bẩm sinh.

Dạng đơn độc

Nhĩ trái nối thất phải  qua van dạng 3 lá.

Nhĩ phải nối thất trái  qua van dạng 2 lá.

Động mạch chủ từ thất phải , động mạch phổi từ thất trái .

Có thể van 3 lá dạng Ebstein, van 2 lá bất thường.

Dạng kèm thông liên thất

Ngoài bất tương hợp còn kèm theo thông liên thất.

Điều trị: Xiết bớt ddppngj mạch phổi, để bảo vệ mạch máu phổi, chờ 18 - 24 tháng thì đóng thông liên thất.

Dạng kèm thông liên thất và hẹp động mạch phổi

Ngoài bất tương hợp còn kèm thông liên thất và hẹp động mạch phổi.

Dưới 2 tuổi: tím nặng kèm hồng cầu > 6,5 triệu. Sửa tạm thời bằng nối động mạch dưới đòn và động mạch phổi.

Trên 2 tuổi: không có tổn thương phối hợp, đặt ống nối thất trái - động mạch chủ, thất phải - động mạch phổi.

Không lỗ van động mạch chủ

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

1 - 2% tim bẩm sinh.

Tâm thất trái không phát triển.

Chẩn đoán bằng hình ảnh bởi các mặt cắt cơ bản.

Không lỗ van động mạch phổi

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

Khối u tim

Là bệnh tim bẩm sinh không tím.

75% là lành tính (myxome), 25% là ác tính(sarcome).

Myxom

75% ở nhĩ trái, thường bám vào nội tâm mạc, đáy rộng, có cuống, đường kính u từ 1 - 15cm.

U nhầy thường không đồng nhất trên siêu âm 2D và khong có từng lớp nhu huyết khối, hay nằm ở phần trước và giữa của nhĩ trái trong khi huyết khối ở thành sau nhĩ trái.

Các bướu tim nguyên phát lành tính khác

U cơ vân, u xơ, u mô mỡ...

Sarcom.

Thrombus.

Thường là biến chứng của nhồi máu cơ tim hay gặp ở thất trái, thất phải. thường nằm ở mỏm tim thất trái.

Có thể thấy hình ảnh cản âm tự phát (SC).

Bệnh tim bẩm sinh tím

Siêu âm: cần khảo sát có hệ thống ở tất cả các tim bẩm sinh tím:

Situs solitus hay situs invensus.

Tương quan nhĩ thất.

Tương quan giữa thất và đại động mạch.

Làm tổng quan toàn bộ để tránh sót tổn thương.

T4F (tứ chứng fallot)

Bệnh tim bẩm sinh tím.

9% tim bẩm sinh.

Trong T4F thường gặp hẹp phễu động mạch phổi đơn độc, hoặc hẹp phẫu kèm hẹp van, rất hiếm hẹp van  đơn độc.

Thân động mạch phổi thường kém phát triển ở các dạng hẹp động mạch phổi của T4F, thường không có giãn sau chỗ hẹp. Hẹp ở nơi xuất phát nhánh hoặc nhánh rất hiếm.

Thông liên thất thường rộng, phần màng lan lên vùng phễu.

Động mạch chủ cưỡi ngựa, nặng khi ≥ 50%. Luôn có sự liên tục van 2 lá - động mạch chủ (phân biệt với thất phải  2 đường ra).

Tổn thương phối hợp có thể là: cung động mạch chủ nằm bên phải, bất thường trở về của tĩnh mạch toàn thân, tĩnh mạch chủ trên trái đổ vào xoang vành, Còn ống động mạch, tồn tại lỗ bầu dục (2/3 T4F già), bất thường động mạch vành.

Phẫu thuật lý tưởng là 2 - 3 tuổi (trong khoảng 6 tháng đến 5 tuổi phẫu thuật ít nguy cơ hơn)

Động mạch phổi kém phát triển < 50% (tính theo diện tích da); bất thường đường đi động mạch vành; trẻ < 5 kg cùng với Hct > 70% có triệu chứng cơ năng nặng thường mổ tạm thời.

Vòng van động mạch phổi nhỏ và

[động mạch phổi (phải) + động mạch phổi(trái)] / động mạch chủ xuống < 1,5

kèm diện tích da < 0,48 m2 thì phẫu thuật tạm thời (đo ở kỳ tâm thu).

Trẻ sơ sinh có triệu chứng cơ năng nặng có thể phẫu thuật ở tháng tuổi thứ 3.

Trẻ ít triệu chứng cơ năng: theo dõi 6 tháng/lần, đợi mổ lúc 24 tháng tuổi.

Chuyển gốc đại động mạch

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

Ngoài lỗ bầu dục thông thương và còn ống động mạch ngay sau sinh, bệnh có thể ở dạng đơn thuần hay phức tạp (kèm thông liên thất, kèm hẹp động mạch phổi).

Đơn thuần

Tim luôn bên trái và thuộc loại Situs solitus.

Tương hợp nhĩ thất.

Động mạch phổi từ thất trái, có sự liên tục giữa động mạch phổi - van 2 lá.

Động mạch chủ nằm phía trước và có thể chếch trái hoặc phải so với động mạch phổi, có khi 2 động mạch nằm song song.

Phức tạp

Là loại đơn thuần kèm với một hoặc nhiều tổn thương: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ...

Ống động mạch: ngay sau sinh shunt 2 chiều vài ngày sau shunt theo chiều chủ - phổi.

Lỗ bầu dục: shunt 2 chiều, từ phổi qua chủ cuối tâm thu, từ chủ qua phổi cuối tâm trương.

Điều trị:

Nội khoa: truyền Prostaglandin E1 để giữ ống động mạch mở, có hiệu quả trong vài ngày.

Hầu hết trẻ sơ sinh có hoàn vị đại động mạch đơn thuần đều tử vong trong vài ngày.

Thể kèm thông liên thất: tiến triển nặng ngay như dạng đơn thuần, tốt nhất phẫu thuật càng sớm càng tốt nên mổ trước 1 tuổi thường sau 2 tuần tuổi.

Thể hoàn vị kèm thông liên thất và hẹp động mạch chủ: xem xét từng trường hợp

Thất phải hai đường ra

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

0,5% tim bẩm sinh.

Hai đại động mạch đều từ thất phải , hoặc động mạch chủ cưỡi ngựa mà trên 50% thuộc thất phải , van động mạch chủ nằm cao gần bằng van động mạch phổi.

Thông liên thất là tổn thương luôn luôn có, thường là quanh màng.

Hẹp động mạch phổi thường là hẹp phễu hoặc hẹp cả phễu và van, tuỳ theo vị trí của thông liên thất và có hẹp động mạch phổi hay không, người ta chia ra 3 dạng khác nhau.

Tổn thương phối hợp thường là: nối liền bất thường tĩnh mạch phổi hoặc tĩnh mạch chủ, kênh nhĩ thất, hẹp 2 lá bẩm sinh, không lỗ van Ao.

Trẻ sơ sinh cần sửa chữa tạm thời.

Trên 6 tháng: phẫu thuật toàn diện nếu: hai thất có kích thước gần bình thường, các van nhĩ thất có kích thước và chức năng gần bình thường, mạng động mạch phổi có kích thước bình thường, không có nhiều thông liên thất phần cơ.

Tim một tâm thất

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

1% tim bẩm sinh.

Luôn luôn có tổn thương phối hợp.

Thể phức tạp không sống quá 6 tháng ở 50% số bệnh nhân.

Giải phẫu tạm thời: Để điều chỉnh lưu lượng phổi, lưu lượng chủ.

Khi chức năng thất tốt, áp lực động mạch phổi trung bình < 20mmHg và sức cản mạch phổi còn bình thường thì tiến hành phẫu thuật toàn diện .

Thân chung động mạch

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

1% tim bẩm sinh.

Chỉ có một thân xuất phát từ đáy tim.

Có ba bất thường: Bất thường trong tim,bất thường van của thân chung và bất thường của các động mạch từ thân chung.

Bất thường trong tim: thông liên thất, có sự liên tục về mô sợi giữa van thân chung với van hai lá hoặc cả van 2 lá, van 3 lá, ít thấy hơn là bất thường TMP, không lỗ van 3 lá, kênh nhĩ thất, tâm thất độc nhất.

Bất thường van thân chung: thay đổi từ 1-6 van, hẹp, hở...

Các động mạch xuất phát từ thân chung: Bất thường về chỗ xuất phát động mạch vành, cung Ao có thể có 1 hoặc 2 cung, nằm phải hoặc trái trục khí quản, thực quản. Ao ngang có thể teo nhỏ, nuôi dưới cơ thể qua ống động mạch. Từ bất thường động mạch phổi người ta chia ra làm nhiều dạng thân chung.

Điều trị triệu chứng suy tim xung huyết, tử vong 85% trong năm đầu tiên.

Có thể phẫu thuật ở trẻ sơ sinh, 2-3 tháng tuổi, thường là 3 tuổi mổ lần 2.

Ebstein

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

0,6% tim bẩm sinh.

Nằm trong bệnh tắc nghẽn thất thất phải .

Tổn thương ở van 3 lá do dư mô van, dính lá vách và lá sau dưới vào thành thất phải , xa vòng nối nhĩ thất, thể nhẹ xảy ra ở lá vách, thể nặng cả lá vách và lá sau dưới.

Ứ máu ở nhĩ phải và buồng hoá nhĩ của thất.

Siêu âm: Lá vách của 3 lá so với lá lớn van 2 lá: độ chênh > 15mm ở trẻ em và > 20mm ở người lớn.

Trẻ sơ sinh chưa có khả năng phẫu thuật, điều trị bằng O2, lợi tiểu, Digoxin.

Trẻ lớn và người lớn: phẫu thuật được chỉ định khi: tím nặng, suy tim, ứ huyết hoặc loạn nhịp tim.

Không lỗ van động mạch phổi kèm thông liên thất

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

0,2% tim bẩm sinh.

Không có sự liên tục giữa thất phải  với động mạch phổi, giống bất thường của bệnh nối liền bất thường tĩnh mạch phổi.

Thân động mạch phổi 3/4 trường hợp teo nhỏ, 1/4 không thấy. động mạch phổi phải và trái có thể thông thương hoặc không.

Tưới máu cho phổi bởi ống động mạch, động mạch bàng hệ, động mạch phế quản hoặc màng phổi.

Điều trị nôi bằng Digoxin, lợi tiểu, giãn mạch.

Kích thước động mạch phổi trung tâm ≥ 50% trị số bình thường có thể mổ triệt để được.

Tĩnh mạch phổi đổ về bất thường

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

Trên 2% tim bẩm sinh.

Bán phần

Thường thì tĩnh mạch phổi trái vào tĩnh mạch chủtrên trái và xoang vành; tĩnh mạch phổi phải sẽ đổ vào tĩnh mạch chủtrên phải, tĩnh mạch chủdưới và nhĩ phải.

Tĩnh mạch phổi phải hay gặp bất thường hơn.

Một số trường hợp có kèm với thông liên nhĩ.

Hoàn toàn

2/3 nối liền tĩnh mạch phổi bất thường hoàn toàn là tổn thương đơn độc, 1/3 là tổn thương phối hợp với: thông liên thất, T4F, thất phải hai đường ra.

Các tĩnh mạch phổi gom vào một ống thu thập rồi từ đó mới nối liền với các cấu trúc trên tim, tại tim hoặc dưới tim.

Nhĩ trái và thất trái  thường nhỏ nhưng không teo.

Trở về bất thường tĩnh mạch hệ thống

Có thể xảy ra đơn độc, nhưng thường phối hợp với bất thường khác của tim.

Bất thường của tĩnh mạch chủ vào nhĩ phải

Thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc có biểu hiện của tổn thương phối hợp.

Tĩnh mạch chủ trên trái đổ vào xoang vành: 0,3% tim bẩm sinh.

Tĩnh mạch chủ dưới nối với nhĩ phải qua trung gian tĩnh mạch azygos.

Nối liền bất thường bán phần tĩnh mạch chủvào nhĩ phải

Tĩnh mạch chủ trên trái đổ vào nhĩ phải.

Tĩnh mạch chủ trên phải đổ vào nhĩ trái.

Tĩnh mạch chủ dưới đổ vào nhĩ trái.

Nối toàn bộ tĩnh mạch chủ vào nhĩ trái (hiếm gặp):

Bất thường các van của xoang tĩnh mạch:

Van Eustachi (tĩnh mạch chủ dưới), van Thebesius (xoang vành).

Các van này không thoái hoá sẽ tạo thành một màng.

Không lỗ van 3 lá

Bệnh tim bẩm sinh co tím.

3% tim bẩm sinh.

Van 3 lá không phát triển.

Thành nhĩ phải dầy, lòng nhĩ phải không tăng kích thước, 10% có hoán vị đại động mạch, bất thường tiểu nhĩ.

Thông liên nhĩ có nhiều tuyp.

Thông liên thất, thất trái  là buồng chính, thất phải  là buồng phụ.

Phẫu thuật hỗ trợ nhằm ổn định lưu lượng phổi ở trẻ  3 tháng tuổi.

Phẫu thuật sửa chữa khi 2-4 tuổi với điều kiện: nhịp xoang, tĩnh mạch chủbình thường, NP kích thước bình thường co bóp tốt, áp lực động mạch phổi trung bình < 15mmHg, vòng van động mạch phổi bình thường, chức năng thất trái  tốt, không hở van 2 lá, nhánh động mạch phổi không hẹp có thể chấp nhận được.

Bệnh tim bảm sinh ở người lớn

Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ lỗ thứ phát chỉ có tần suất 7% trong tim bẩm sinh trẻ em nhưng lại lên đến 40% tim bẩm sinh ở người lớn. Có 4 thể thông liên nhĩ: Tiên phát 15%; Thứ phát 75%; Xoang tĩnh mạch 10%; Xoang vành.

Biến chứng thông liên nhĩ chưa phẫu thuật: tăng áp động mạch phổi, suy tim phải, rung nhĩ và tai biến mạch não.

Thông liên nhĩ lỗ nhỏ với tỉ lệ QP/QS < 1,5 không cần phẫu thuật.

Nên phẫu thuật trước 25 tuổi và áp lực động mạch phổi tâm thu ≤ 40mmHg. Chỉ định còn phẫu thuật được hay không dựa vào áp lực động mạch phổi, sức cản mạch phổi và QP/QS.

50 - 60 tuổi có thông liên nhĩ cùng áp lực: áp lực động mạch phổi tâm thu ~ 50mmHg, phẫu thuật vẫn cho kết quả tốt.

Thông liên thất

Người lớn ít gặp vì thông liên thất cần phẫu thuật sớm để tránh Eisenmenger.

Biến chứng của thông liên thất là: tăng áp động mạch phổi, suy tim trái, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, hở van động mạch chủ.

Chỉ định phẫu thuật thông liên thất dựa vào áp lực động mạch phổi và triệu chứng suy tim trái.

Người lớn thông liên thất lỗ nhỏ với áp lực động mạch phổi bình thường và QP/QS < 1,3 không cần phẫu thuật. Nếu trong khoảng 1,3 - 1,5 cần xem xét từng trường hợp. Nếu QP/QS > 1,5 và áp lực động mạch phổi ≤ 50mmHg cần phẫu thuật.

Người lớn có thông liên thất lỗ lớn với áp lực động mạch phổi ≥ 70mmHg nhưng QP/QS thấp do sức cản mạch phổi cao trên 7 đơn vị/m2 không nên phẫu thuật.

Còn ống động mạch

Ống động mạch cần phẫu thuật trước khi biến chứng tăng áp động mạch phổi làm thành hội chứng Eisenmenger.

Biến chứng của còn ống động mạch bao gồm: suy tim trái, tăng áp động mạch phổi, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và vôi hoá thành ống động mạch bắt đầu từ phía động mạch chủ.

Tất cả bệnh nhân còn ống động mạch cần phẫu thuật, ngoại trừ ống động mạch nhỏ không nghe âm thổi kèm áp lực động mạch phổi bình thường.

Hẹp van động mạch phổi

96% bệnh nhân hẹp van động mạch phổi còn sống ở tuổi 25.

Biến chứng của hẹp van động mạch phổi không phẫu thuật là: Loạn nhịp thất, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, suy tim phải, tiến triển ngày càng nặng mức độ hẹp.

Chỉ định phẫu thuật hẹp van động mạch phổi dựa trên độ chênh áp lực thất thất phải - động mạch phổi và triệu chứng cơ năng.

Ở người lớn thể hẹp van động mạch phổi thể vừa ít tiến triển đến nặng do đó ít cần can thiệp tuy nhiên nếu kèm thiểu sản thất phải  cũng cần phải phẫu thuật sớm.

Hep van động mạch chủ

Nghẽn đường ra thất trái có thể hẹp van động mạch chủ, trên hoặc dưới van; ở người lớn 50% hẹp van động mạch chủ do van động mạch chủ hai mảnh hẹp từ bẩm sinh.

Các biến chứng hẹp van động mạch chủ không phẫu thuật: đột tử, loạn nhịp thất, suy tim trái.

Chỉ định phẫu thuật dựa vào triệu chứng cơ năng (cơn đau thắt ngực, khó thở gắng sức, ngất) và mức độ hẹp.

Cần phẫu thuật khi hẹp van động mạch chủ nặng hoặc độ chênh áp lực thất trái - động mạch chủ ≥ 70mmHg.

Hẹp eo động mạch chủ

90% hẹp ở phần đầu động mạch chủ xuống, ngay sát động mạch dưới đòn trái. Người ta phân biệt hẹp động mạch chủ: trước, sau ống động mạch.

Biến chứng: suy tim, bệnh van động mạch chủ, vỡ hoặc bóc tách động mạch chủ gần chỗ hẹp...

Tránh bỏ sót hẹp eo động mạch chủ cần khảo sát tất cả bệnh nhân cao huyết áp < 50 tuổi xem có hẹp eo động mạch chủ hay không.

Điều trị nội bằng truyền prostaglandin E1.

Điều trị bằng nong bóng vẫn được ưa chuộng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi.

Chỉ định phẫu thuật sớm hay muộn tuỳ thuộc vào triệu chứng suy tim.

Ở trẻ nhỏ không triệu chứng suy tim, hẹp eo động mạch chủ có ý nghĩa khi độ chênh áp lực tâm thu > 40mmHg. Thời điểm phẫu thuật thích hợp từ 3th – 12th.

Hội chứng Eisenmenger

Tim bẩm sinh có thông trái-phải không được phẫu thuật sớm, thông thường trước 12 tháng tuổi có biến đổi cơ học hệ mạch phổi. Khi tăng áp lực động mạch phổi cơ học, dù có phẫu thuật bít dòng chảy thông, áp lực động mạch phổi không giảm sau phẫu thuật, lúc này dòng chảy 2 chiều hoặc đảo hoàn toàn dẫn đến suy tim. Khoảng 5% bệnh thông liên nhĩ có thể bị chứng Eisenmenger vào tuổi trưởng thành.

Bệnh nhân bị hội chứng Eisenmeger có triệu chứng vào khoảng 40 tuổi: hở 3 lá do giãn vòng van thất phải, suy tim, loạn nhịp nhĩ. Bệnh nhân có thể tử vong vì giảm O2 máu cấp hoặc loạn nhịp thất.

Biện pháp điều trị duy nhất là ghép tim phổi hoặc ghép một lá phổi kèm đóng lỗ thông.

Bài viết cùng chuyên mục

Bệnh học ngoại tâm thu thất

Ngoại tâm thu thất (PVC), nhịp tim đập bất thường khởi phát từ một trong hai buồng dưới của tim (tâm thất). Những nhịp đập sớm phá vỡ nhịp điệu tim bình thường, đôi khi cảm thấy bỏ qua nhịp và đánh trống ngực.

Rung cuồng nhĩ (loạn nhịp hoàn toàn)

Rung nhĩ là nhịp tim bất thường và thường có nhịp thất nhanh, và thường gây giảm lượng máu đến mô cơ thể. Trong quá trình rung nhĩ, tâm nhĩ co bóp hỗn loạn và dẫn xuống tâm thất đột xuất.

Rung thất (ngừng tuần hoàn)

Rung thất là một trường hợp khẩn cấp yêu cầu chăm sóc y tế trực tiếp. Một người bị rung thất sẽ mất ý thức trong vòng vài giây và nhanh chóng sẽ ngừng thở hoặc mất mạch.

Bệnh viêm động mạch Takayasu

Bệnh viêm động mạch Takayasu chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em gái và phụ nữ dưới 40 tuổi. Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được biết. Mục tiêu của điều trị là làm giảm viêm động mạch và ngăn ngừa các biến chứng tiềm năng.

Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong giai đoạn phôi thai hoặc ngay sau đó. Tuy nhiên, tứ chứng Fallot có thể không được phát hiện cho đến khi sau này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của khuyết tật và các triệu chứng.

Thân chung động mạch

Thân chung động mạch là khuyết tật tim hiếm gặp lúc mới sinh (bẩm sinh). Nếu có thân chung động mạch, một ống lớn, thay vì hai ống riêng biệt dẫn ra khỏi tim.

Kênh nhĩ thất

Kênh nhĩ thất là sự bất thường của tim lúc mới sinh (bất thường bẩm sinh). Khuyết tật vách liên nhĩ thất, xảy ra khi có lỗ giữa các buồng tim và các vấn đề với van tim, điều chỉnh lưu lượng máu trong tim.

U hạt Wegener

U hạt Wegener là rối loạn hiếm gặp gây viêm các mạch máu, hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận khác nhau. Thông thường nhất, u hạt Wegener ảnh hưởng đến thận, phổi và đường hô hấp trên.

Thông liên thất (VSD)

Thông liên thất (VSD), còn được gọi là khiếm khuyết vách liên thất - lỗ trong tim, là một khuyết tật tim lúc mới sinh (bẩm sinh). Một em bé với thông liên thất lỗ nhỏ có thể không có vấn đề.

Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal)

Ngất do thần kinh phế vị (Vasovagal) là nguyên nhân phổ biến nhất của ngất. Ngất xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mạnh, chẳng hạn như khi nhìn thấy máu hoặc đau khổ về tình cảm.

Viêm mạch

Viêm mạch có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, mặc dù một số loại viêm mạch phổ biến hơn giữa các nhóm nhất định. Một số hình thức của viêm mạch tự cải thiện, nhưng những người khác đòi hỏi phải điều trị.

Hội chứng Wolff Parkinson White (WPW)

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW), là sự hiện diện của một con đường điện phụ bất thường trong tim dẫn đến thời gian của một nhịp đập rất nhanh (nhịp tim nhanh).

Ung thư tim

Ung thư tim (chủ yếu khối u tim) là ung thư phát sinh trong tim. Các khối u ung thư (ác tính) bắt đầu trong tim, thường xuyên nhất là sacôm, một loại ung thư có nguồn gốc ở các mô mềm của cơ thể.

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát có thể được gây ra bởi vấn đề có ảnh hưởng đến thận, động mạch, tim hoặc hệ thống nội tiết. Tăng huyết áp thứ phát cũng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Sốt thấp khớp

Sốt thấp khớp thường gặp nhất ở trẻ em 5 - cho đến 15 tuổi, mặc dù nó có thể phát triển ở trẻ em và người lớn. Định kỳ sốt thấp khớp thường ảnh hưởng đến khi khoảng 25 đến 35 tuổi.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một vấn đề mà nguyên nhân do một số khu vực của cơ thể - chẳng hạn như ngón tay, ngón chân, chóp mũi và tai - cảm thấy tê và dị cảm để đáp ứng với nhiệt độ lạnh hoặc căng thẳng.

Hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi là một tình trạng mà trong đó dòng chảy của máu từ tim đến phổi chậm lại bởi van động mạch phổi biến dạng và thu hẹp, hoặc biến dạng ở trên hoặc dưới van.

Định hướng điều trị bệnh tim bằng siêu âm doppler

Định hướng điều trị bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh màng tim, bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh động mạch

Tăng áp động mạch phổi

Tăng áp động mạch phổi bắt đầu khi các động mạch phổi, và các mao mạch phổi bị thu hẹp, bị chặn tắc hoặc bị tiêu huỷ. Điều này làm tăng áp lực trong các động mạch trong phổi khi máu lưu thông qua phổi.

Tiền tăng huyết áp (prehypertension)

Huyết áp hơi cao được gọi là tiền tăng huyết áp (prehypertension). Tiền tăng huyết áp có thể sẽ chuyển thành bệnh tăng huyết áp nếu không làm thay đổi lối sống, chẳng hạn như bắt đầu tập thể dục và ăn uống lành mạnh.

Bệnh viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là viêm kích thích của màng ngoài tim, màng mỏng bao quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra đau ngực và đôi khi các triệu chứng khác.

Còn ống động mạch (PDA)

Còn ống động mạch (PDA) là tồn tại ống giữa hai mạch máu lớn nhất từ tim dai dẳng. Đây là khuyết tật tim lúc mới sinh (bẩm sinh) thường tự đóng hoặc có thể điều trị dễ dàng.

Thuyên tắc động mạch phổi

Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng, nhưng điều trị bằng thuốc chống đông có thể làm giảm nguy cơ tử vong. Biện pháp ngăn ngừa cục máu đông ở chân cũng có thể giúp bảo vệ chống nghẽn mạch phổi.

Tồn tại lỗ bầu dục (ovale)

Tồn tại lỗ bầu dục (lỗ ovale - PFO) là lỗ trong tim không đóng đúng cách sau khi sinh. Tình trạng này tương đối phổ biến. Trong quá trình phát triển bào thai, một lỗ nhỏ - lỗ ovale - thường có giữa các buồng phía trên bên trái của tim (tâm nhĩ).

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)

Bệnh động mạch ngoại biên cũng có khả năng là dấu hiệu của một sự tích tụ chất béo trong động mạch (xơ vữa động mạch). Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu đến tim và não, cũng như đôi chân.

Bệnh học tràn dịch màng ngoài tim

Tràn dịch màng ngoài tim thường liên quan đến viêm màng ngoài tim do bệnh tật hoặc chấn thương, nhưng cũng có thể xảy ra mà không có viêm. Đôi khi, tràn dịch màng ngoài tim có thể được gây ra bởi sự tích tụ máu.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng.

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp giữa của cơ thành tim. Một loạt các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau ngực, suy tim và nhịp tim bất thường, có thể do viêm cơ tim.

Hội chứng Marfan

Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền có ảnh hưởng đến các mô liên kết, hỗ trợ và kết nối cơ quan và các cấu trúc khác trong cơ thể. Bởi vì mô liên kết là một phần không thể thiếu của cơ thể.

Hội chứng QT kéo dài

Hội chứng QT dài (LQTS) là một chứng rối loạn nhịp tim có thể có tiềm năng gây ra nhịp nhanh, tim đập hỗn loạn. Nhịp tim đập nhanh có thể gây ra ngất đột ngột.

Thiếu máu cục bộ cơ tim

Thiếu máu cục bộ cơ tim, còn gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ có thể tổn thương cơ tim, làm giảm khả năng bơm hiệu quả. Bất ngờ tắc nghẽn động mạch vành nặng có thể dẫn đến một cơn đau tim.

Hẹp van hai lá

Van hai lá hẹp ở những người thuộc mọi lứa tuổi có thể điều trị được. Còn lại không được kiểm soát, hẹp van hai lá có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch nghiêm trọng.

Hở van hai lá

Hở van hai lá sẽ xảy ra khi van hai lá không đóng chặt, cho phép máu chảy ngược. Van hai lá nằm giữa hai buồng trái của tim, cho phép máu lưu chuyển qua van tim khi nhịp tim bình thường.

Sa van hai lá

Sa van hai lá (MVP) xảy ra khi van giữa hai buồng tim trái - tâm nhĩ trái và tâm thất trái không đóng đúng cách. Khi tâm thất trái co, van phồng (sa) trở lại tâm nhĩ.

Đau ngực

Đau ngực là một trong những lý do phổ biến mà hầu hết mọi người cần giúp đỡ khẩn cấp y tế. Mỗi năm các bác sĩ cấp cứu đánh giá và điều trị cho hàng triệu người đau ngực.

Hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp có thể chữa được nếu được chẩn đoán một cách nhanh chóng. phương pháp điều trị hội chứng mạch vành cấp khác nhau, tùy thuộc vào các dấu hiệu, triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể phát triển nếu ngồi một thời gian dài, chẳng hạn như khi đi du lịch bằng máy bay hoặc xe, hoặc nếu có một số vấn đề y tế hình thành cục đông máu.

Xơ vữa Xơ cứng động mạch

Phát triển dần dần và thường không có bất kỳ triệu chứng nào, đến khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc có thể không cung cấp đủ máu cho bộ phận và mô

Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là khu vực động mạch có trương lực yếu và phồng lên, động mạch chủ là mạch máu lớn cung cấp máu cho cơ thể. Động mạch chủ chạy từ tim qua giữa ngực và bụng.

Sốc tim

Sốc tim là hiếm, nhưng nó thường gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Nếu được điều trị ngay lập tức, khoảng một nửa những người sốc tim sống sót.

Tim to (giãn buồng tim)

Các triệu chứng: Khó thở, chóng mặt, nhịp tim bất thường, sưng phù, ho...Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay nếu

Hội chứng Brugada

Hội chứng Brugada có thể được điều trị bằng cách sử dụng thiết bị y tế cấy ghép gọi là máy khử rung tim cấy dưới da. Bởi vì hội chứng Brugada được phát hiện gần đây.

Viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc thường xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi trùng khác từ một phần khác của cơ thể, chẳng hạn như miệng lây lan qua máu và gắn với các khu vực bị hư hại trong tim.

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành phát triển khi động mạch vành - các mạch máu lớn cung cấp máu, ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim bị tổn thương hoặc trở nên bị bệnh.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA)

Viêm động mạch tế bào khổng lồ thường xuyên gây ra nhức đầu, đau hàm và bị nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Mù ít thường xuyên, đột quỵ là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ.

Bệnh học bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại (HCM) là một căn bệnh trong đó cơ tim trở nên phì đại nở to bất thường. Cơ tim dày lên có thể làm tim bơm máu khó hơn. Bệnh cơ tim phì đại cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện học của tim.

Tăng huyết áp

Huyết áp được xác định bằng số lượng máu tim bơm và số lượng đề kháng lực với dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm nhiều máu hơn và động mạch hẹp, huyết áp sẽ cao hơn.

Tiếng thổi tim

Tiếng thổi có thể có mặt khi sinh (bẩm sinh) hoặc phát triển sau này trong đời. Một tiếng thổi tim không phải là một bệnh - nhưng tiếng thổi có thể chỉ ra một vấn đề tim nằm bên dưới.

Nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm là do cái gì đó phá vỡ xung điện bình thường kiểm soát tỷ lệ hoạt động bơm của tim. Nhiều vấn đề có thể gây ra hoặc góp phần vào bất thường hệ thống điện tim.

Nhịp tim nhanh

Mặc dù tim đập nhanh có thể đáng lo ngại, nhưng thường vô hại, vì tim vẫn bơm hiệu quả. Có thể ngăn ngừa tim đập nhanh bằng cách tránh các kích thích gây ra.

Suy tim

Suy tim, còn gọi là suy tim sung huyết (CHF), có nghĩa là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Theo thời gian, vấn đề như động mạch bị thu hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao dần dần.

Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim phổ biến và thường vô hại. Hầu hết mọi người có thường xuyên, nhịp tim đập không đều có thể cảm thấy trống ngực. Tuy nhiên, một số rối loạn nhịp tim có thể gây khó chịu.

Nhồi máu cơ tim

Một cơn đau tim, còn gọi là nhồi máu cơ tim thường gây tử vong. Nhờ có nhận thức tốt hơn về các dấu hiệu và các triệu chứng đau tim và điều trị được cải thiện, hầu hết những người bị đau tim bây giờ tồn tại.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim là một khái niệm rộng được sử dụng để mô tả một loạt các bệnh có ảnh hưởng đến tim, và trong một số trường hợp là các mạch máu. Các bệnh khác nằm trong nhóm bệnh tim bao gồm bệnh của các mạch máu.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp (hạ huyết áp) có vẻ như là một cái gì đó phấn đấu để đạt cao hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều người, huyết áp thấp có thể gây ra triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu, có nghĩa là họ có bệnh tim, nội tiết hoặc rối loạn thần kinh nghiêm trọng.

Nong và đặt stent động mạch cảnh

Nong động mạch cảnh thường được kết hợp với đặt cuộn dây kim loại nhỏ gọi là stent vào động mạch bị tắc. Stent giúp chống đỡ cho động mạch mở và giảm cơ hội thu hẹp lại.

Phì đại thất trái

Phì đại tâm thất trái phát triển để đáp ứng với một số yếu tố, chẳng hạn như huyết áp cao, đòi hỏi phải có tâm thất trái phì đại để làm việc khó hơn. Khi tăng khối lượng công việc, thành phát triển dày hơn.