Rối loạn hoảng sợ hành vi dị thường

2013-08-08 01:54 PM

Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cơn hoảng sợ là một khoảng thời gian mà cường độ sợ hãi hay lo lắng đạt tới đỉnh điểm khoảng 10 phút, và có kèm theo ít nhất bốn trong số các triệu chứng như: khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt hoặc run rẩy, cảm giác ngạt thở, buồn nôn, cảm giác gai gai ở cánh tay và các ngón tay.

Một nét đặc trưng của cơn hoảng sợ là thở gấp, tức là hít vào và thở ra rất dồn dập. Kết quả là cacbon dioxide nhanh chóng bị đẩy ra và không hấp thụ qua phổi vào mạch máu, còn ôxi thì bị hấp thụ quá nhiều dẫn đến các triệu chứng kể trên. Bình thường, nồng độ cacbon dioxide trong cơ thể cao sẽ gây ra phản ứng thở; như vậy, lúc này, cơ thể không tác động để diễn ra hơi thở bình thường mà thay vào đó là những hơi thở gấp và việc thở rất khó khăn. Những lúc như thế này, đôi khi cái gọi là “ cái túi nâu” cũng có hiệu quả. Đặt một túi trên miệng và mũi của bệnh nhân có thể giúp họ lấy lại cacbon dioxide mà họ đã thở ra, thiết lập lại nồng độ trong phổi và mạch máu, ổn định lại hơi thở bình thường và làm mất đi các triệu chứng.

Sự xuất hiện thường xuyên và không báo trước của những cơn sợ hãi là một tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ (APA 2000). Ngoài ra cũng phải kể tới việc người bệnh tập trung quá mức tới các cơn hoảng sợ, việc họ lo lắng về hậu quả cũng như những bệnh lí tiềm ẩn đằng sau chúng, và họ luôn tránh những tình huống có thể làm xuất hiện cơn hoảng sợ.

Charles Darwin là người đã có những mô tả đầu tiên về cơn hoảng sợ khi ông mô tả một cơn của chính mình. Trường hợp có những triệu chứng như ông không phải là hiếm: một phần tư dân số đều sẽ trải nghiệm sự hoảng sợ không mong đợi như vậy vài lần trong đời. Tuy nhiên, số người được chẩn đoán là bị rối loạn này thì ít hơn thế nhiều. Wittchen và Essau (1993) cho rằng khoảng 2% dân số có những cơn hoảng sợ thường xuyên lặp lại và có thể chẩn đoán là bị rối loạn hoảng sợ.

Nguyên nhân rối loạn hoảng sợ

Yếu tố di truyền

Bằng chứng của việc di truyền có thể góp phần cấu thành nguy cơ bị rối loạn hoảng sợ có thể tìm thấy trong nghiên cứu của Torgersen (1983). Ông tìm ra tỉ lệ cùng mắc bệnh giữa các cặp sinh đôi cùng trứng là 31%, trong khi đó các cặp sinh đôi khác trứng là 0%. Cùng như vậy, Kendler và cs. (1993) nhận thấy tỉ lệ cùng mắc của các cặp nữ song sinh cùng trứng là 24% và khác trứng là 11%. Hettema và cs.(2001a) đã có một nghiên cứu siêu phân tích và cho thấy rối loạn hoảng sợ có hệ số di truyền là 0,40. Như vậy cũng có nghĩa là người ta thừa nhận ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với các cá nhân có cơn hoảng sợ.

Cơ chế sinh học

Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm. Phản ứng hoảng sợ được điều chỉnh bởi chất dần truyền thần kinh và hormon norepinephrine và có sự tham gia của epinephrine. Khi con người trải nghiệm cảm xúc lo lắng, chúng khiến cho cơ thể được hoạt hoá và sẵn sàng đương đầu với những tổn thương về mặt cơ thể.  Cùng lúc đó thì tim đập mạnh và nhanh hơn, máu chuyển vào cơ mà không đi vào các cơ quan (sau đó là sự trải nghiệm nỗi lo lắng, bồn chồn), cơ xương căng và huyết áp tăng lên. Điều này cùng với các quá trình khác chuẩn bị cho cơ thể một tâm thế để có những phản ứng nhanh nhạy trong mọi tình huống. Trong rối loạn hoảng sợ, những biến đổi trên có thể rõ ràng khi chủ thể cố thoát khỏi tình huống gây hoảng sợ hoặc khó thở, chóng mặt, thở gấp. Cảm giác đánh trống ngực có thể tăng lên cực độ tới mức người bệnh có thể bị một cơn đau tim.

Hai hệ thống hóa sinh khác dường như cũng có vai trò trong sự phát triển của rối loạn hoảng sợ. Hiệu quả của   thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRI trong nghiên cứu trị liệu cho thấy vai trò của của seretonin trong rối loạn, mặc dù thực chất mối liên hệ giữa hoảng sợ và seretonin cũng chưa rõ ràng. Thành công của benzodiazepines hiện đại trong trị liệu cũng cho thấy vai trò của GABA. Hạnh nhân cũng tham gia vào sự phát sinh nỗi sợ hãi và hoạt động của nó bị kiểm soát bởi GABA: mức GABA thấp làm cho mức sợ hãi tăng cao (Goddard và cs. 2001). Thụ cảm thể GABA cũng kiểm soát hoạt động của vùng dưới đồi và hệ thần kinh giao cảm.

Các yếu tố văn hoá xã hội

Cũng như GAD, stress xã hội càng cao thì càng làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn hoảng sợ. Tỉ lệ bị rối loạn hoảng sợ cao nhất ở những người phụ nữ thành thị goá chồng, ly dị hoặc ly thân. Sự hạn chế về học hành, bố mẹ mất sớm hoặc bị lạm dụng tình dục hay thể chất cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn này (Ballager, 2000). Ngoài ra cũng còn rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ bị GAD.

Lí giải từ góc độ tâm lí học

Thuyết phân tâm và nhân văn không phân biệt rối loạn hoảng sợ và GAD. Những mô hình đã dẫn ở trên được dùng để giải thích cho cả hai loại rối loạn. Hai cách lí giải đều ít được ủng hộ bởi những người bị rối loạn hoảng sợ thường nhớ lại là hồi nhỏ, bố mẹ họ rất quan tâm và bao bọc họ (Parker, 1981). Mô hình của Mowrer (1947) về cơ chế mắc phải và duy trì rối nhiễu chỉ có thể phần nào giải thích cho chứng rối loạn hoảng sợ vì sự có mặt thường xuyên của các yếu tố gây lo làm tăng cao tình trạng lo âu. Song như vậy rất khó có thể giải thích một đặc trưng của rối loạn hoảng sợ: mức độ lo âu cao ngay cả khi không có các tác nhân rõ ràng.

Các mô hình nguyên nhân hiện nay tập trung vào bằng cách nào nhận thức có thể dẫn tới giai đoạn hoảng sợ khi không có những kích thích rõ ràng. Một trong những mô hình nhận thức có ấn tượng nhất là của Clark (1986), ông đã đưa ra ba yếu tố khơi mào những cơn hoảng sợ:

Nhận thức liên quan đến nỗi sợ hãi có quan hệ với các tình huống hoặc các kích thích thông thường.

Sự xáo trộn các chức năng cơ thể ở mức độ cao có liên quan tới các trạng thái cảm xúc khác nhau.

Những sự kiện khác cũng có thể gây ra sự rối loạn cơ thể.

Theo Clark, mỗi yếu tố trên đều tác động đến thành tố nhận thức cốt lõi của rối loạn hoảng sợ, đây chính là sự lí giải những cảm nhận của cơ thể theo kiểu tai hoạ. Những cảm nhận bất hợp lí thường có trong phản ứng lo âu thông thường. Các yếu tố châm ngòi khác bao gồm sự căng thẳng gắn với những cảm xúc mạnh như tức giận, tăng nhịp tim do uống cà phê,...

Sự lí giải bất hợp lí theo kiểu tai hoạ về những cảm nhận dường như nó nguy hiểm hơn thực tế và chủ thể tin rằng đó là dấu hiệu của hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ tinh thần hay cơ thể, chẳng hạn như cơn đau tim. Những ý nghĩ này dẫn họ tới những các phản ứng làm tăng mức độ kích thích sinh lí. Điều này lại tiếp tục được lí giải theo kiểu tai hoạ khủng khiếp  ("Đúng, thực sự tôi đang có cảm giác đánh trống ngực: chắc chắn là tôi sắp bị một cơn đau tim"). Đến lượt mình, những ý nghĩ nặng trĩu lo âu này làm tăng những cảm nhận kia của cơ thể khiến cho mức độ lo sợ lại càng tăng cao lên: đó chính là   một vòng luẩn quẩn mà cảm giác lo sợ bị tăng lên đến cực điểm thành nỗi hoảng sợ. Một cá nhân đã phát triển cảm nhận của cơ thể theo khuynh hướng này một cách tồi tệ, có hai quá trình khác giúp duy trì rối loạn hoảng sợ. Thứ nhất là do các cảm giác trong họ xung đột với nhau nên họ trở nên vô cùng thận trọng và liên tục rà soát cơ thể để kiểm tra. Sự tập trung chú ý hướng nội này khiến họ quá quan tâm đến các cảm giác, không còn nhận thức tỉnh táo. Như vậy là lại thêm một bằng chứng khác về những rối nhiễu cơ thể, tinh thần. Thứ hai, các hành vi an toàn thường không xuất hiện hay biến mất trong tình huống lo hãi lúc khởi phát các triệu chứng, nó có khuynh hướng duy trì những nhận thức tiêu cực. Trong giai đoạn nghiên cứu thứ hai của Mowrer, sự trốn tránh như vậy làm cho cá nhân không biết rằng các triệu chứng của họ không đến mức nguy hiểm như họ nghĩ, đồng thời nó ngăn cả quá trình dập tắt. Trường hợp của Sue là một ví dụ như thế:

Nó đã bắt đầu khi nào? Tôi có thể nhớ lần hoảng sợ đầu tiên của mình- ai mà không thể chứ? Đó là trong bãi đỗ xe ở Tesco. Tôi nhớ mình đã cảm thấy mệt lả đi như thế nào. Tôi đã lịm dần đi. Tôi nghĩ chắc lúc đó trông mình ngu ngốc lắm. Thật ngớ ngẩn vì ai lại đi ngất trong một bãi đỗ xe kia chứ. Hẳn là mọi người đều nhìn chằm chằm vào tôi... Bây giờ thì tôi biết đó là một cơn hoảng sợ. Nhưng lúc đó tôi không hiểu điều gì đã xảy ra với mình. Tôi chỉ cảm thấy thật tồi tệ mà chẳng hiểu gì cả... Tôi đã không nghĩ là mình đang sắp chết hay cái gì đó tương tự nhưng tôi rất sợ là mình sẽ suy sụp và phải vào bệnh viện. Tôi nghĩ mình có thể vượt qua và mọi việc đâu vào đấy, nhưng lần đi mua sắm sau, tôi lại bắt đầu nghĩ về nó. Tôi băn khoăn là có cái gì đó ở Tesco hay ỏ cửa hàng có thể làm điều đó tái diễn. Có lẽ tôi đã tự thúc ép mình quá nhiều... Tôi đã hơi vội vàng khi điều đó xảy ra- Tôi cũng không biết nữa. Đó thực sự không phải là những ý nghĩ nhạy cảm. Nhưng tôi thấy là chúng bắt đầu làm tôi lo lắng. Dẫu sao, trong lần đi mua hàng tiếp theo... vâng, tôi lại bị như thế. Thật sự tôi nghĩ là "mình sẽ không bao giờ quay lại đó nữa!" Vì thế tôi bắt đầu đi mua hàng ở nơi khác, nhưng tôi bắt đầu lo lắng vì sự việc tương tự lại xảy ra, và rồi tôi hoảng sợ khi phải ra ngoài, điều này càng củng cố nỗi lo hãi của tôi.  Cuối cùng, tôi thấy ở nhà dễ chịu hơn là đi ra ngoài.

Tôi khá thích việc ở nhà. Tôi cảm thấy an toàn và tôi xem tivi mà không gặp một phiền phức nào. Bạn bè đến nhà chơi với tôi, như vậy có vẻ như tôi vẫn có cuộc sống bình thường đấy chứ! Tôi không bao giờ ra ngoài quá lâu. Nếu phải đi, tôi sẽ rất lo lắng trước khi đi và trong khi tôi ra ngoài. Tôi thường có cơn hoảng sợ nên thật không đáng phải đi ra ngoài. Tôi có thể đến cửa hàng gần nhà nếu đi cùng chồng. Và tôi cũng có thể ngồi trong xe đi với anh ấy- như thế tôi không phải ra ngoài. Nhưng tôi không thích đi xa...

Trường hợp Sue phù hợp với mô hình của Clark về sự phát triển của rối loạn hoảng sợ. Cô cũng gián tiếp cho thấy một yếu tố khác có thể góp phần vào tiến triển của rối loạn hay các vấn đề có liên quan: quá trình được gọi là lợi ích thứ phát. Trong ngôi nhà có giới hạn là rất thoải mái cho Sue.  Cô có được sự đồng cảm từ phía chồng và khá thích thú khi ở nhà. Những lợi ích thứ phát này góp phần duy trì hành vi né tránh của cô khi nó xuất hiện.

Mô hình của Clark đã được kiểm tra bằng thực nghiệm theo nhiều hướng khác nhau. Một trong số đó là kiểm tra sự ảnh hưởng của nhận thức lên các cảm xúc và nỗi hoảng sợ. Năm 1988, Clark và cs. yêu cầu một nhóm bệnh nhân rối loạn hoảng sợ và một nhóm người bình thường đọc to dãy các cặp từ. Trong đó có một số cặp từ miêu tả cảm giác khủng khiếp điển hình của cơ thể khi hoảng sợ như: "thở gấp- ngạt thở" và các từ tương tự.  Mỗi nhóm đều được kiểm tra mức độ lo âu trước và sau khi đọc các thẻ từ để thấy được sự thay đổi bất kỳ trong các triệu chứng hoảng sợ. Nhóm đối chứng thì không thấy có biểu hiện bị tác động. Trong khi đó, 10 trong số 12 bệnh nhân rối loạn hoảng sợ thì không tự kiểm soát được và rơi vào cơn hoảng sợ khi đọc các tấm thẻ từ.

Ảnh hưởng của các yếu tố khác gây nên sự hoảng sợ như ảnh hưởng của các triệu chứng đối với những cảm xúc của con người cũng được lượng hoá. Điều này cũng phải tính đến độ chính xác của các thông tin mà người có các triệu chứng giống như hoảng sợ từng uống nhiều loại thuốc khác nhau cung cấp. Giả thuyết chung của nghiên cứu này là những người đã kê khai được các triệu chứng của mình ít có khả năng bị rơi vào trạng thái lo âu hơn những người không làm được việc đó. Trong một nghiên cứu của mình, Rapee và cs. (1986) đã  cung cấp thông tin về những cảm giác mà bệnh nhân rối loạn hoảng sợ trải qua khi cho họ hít thở 50% carbon dioxide và 50% oxygen. Một nửa số người tham gia được hướng dẫn cụ thể về những cảm giác có thể xảy đến với họ và họ hãy tránh khỏi bình khí độc. Số còn lại thì không được biết điều gì sẽ xảy ra. Đúng như dự đoán, những người được hướng dẫn cẩn thận thì ít có cảm giác khủng khiếp và ít lo sợ hơn những người còn lại.

Trị liệu rối loạn hoảng sợ

Can thiệp hành vi nhận thức

Một số quy trình trị liệu pháp hành vi thành công đối với rối loạn hoảng sợ là dựa trên mô hình nguyên nhân của Clark. Clark và cs. đã xây dựng tiếp cận trị liệu 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: dạy cho thân chủ mô hình nhận thức sự hoảng sợ. giai đoạn  hai gồm 3 khâu:

Thư giãn để giảm đi kích thích sinh lí khi có stress.

Các quy trình nhận thức nhằm thay đổi nhận thức do hoảng sợ.

Các quy trình hành vi nhằm khống chế các triệu chứng hoảng sợ.

Thư giãn là học cách để cơ thể nghỉ ngơi, học cách thở chậm và điều hoà nhịp thở. Những kĩ thuật này có thể đem ra áp dụng khi sắp có cơn hoảng sợ, chẳng hạn như khi sắp phải tiếp cận hay trong suốt thời gian ở trong tình huống mà trước đó cơn hoảng sợ đã xảy ra. Các quy trình nhận thức bao gồm việc tự định hướng và thách thức nhận thức. Tập luyện khả năng tự định hướng là sự củng cố hàng loạt trạng thái "lắng dịu" (caml-down) mà bệnh nhân sử dụng khi cảm thấy hoảng sợ. Sự luyện tập trước này có thể khiến cho các triệu chứng không xuất hiện khi nỗi sợ hãi đến với họ và họ áp dụng được các chiến lược đương đầu với nó như thư giãn chẳng hạn. Còn thách thức nhận thức lại có nghĩa là có khái niệm về sự hình thành nỗi hoảng sợ và luôn cố gắng phản đối những giả định không thích hợp.

Mục đích của các quy trình hành vi là thông qua trải nghiệm thực tế có thể dạy cho bệnh nhân biết rằng hậu quả mà họ nghĩ đến trong cơn hoảng sợ thực tế sẽ không xảy ra. Dần dần, nhà trị liệu tăng dần số lượng triệu chứng hoảng sợ trong các buổi trị liệu và thực hiện khống chế chúng bằng các kỹ thuật nhận thức và thư giãn. Các triệu chứng có thể xuất hiện qua nhiều bài tập trị liệu khác nhau như đọc các từ có liên quan tới các cảm giác cơ thể và các tác động khủng khiếp hay chứng thở gấp. Những thực nghiệm trị liệu hành vi này đã chỉ ra cơ chế bằng cách nào mà những ý nghĩ và hành vi ảnh hưởng lên các triệu chứng trước đây không rõ nguyên nhân, đồng thời một lần nữa nó cho thấy việc sử dụng chiến lược nhận thức và thư giãn trong trị liệu hoảng sợ. Khi đã nắm bắt được các triệu chứng qua các buổi trị liệu, những kỹ năng này có thể ứng dụng trong các tình huống thực. Điều đó thực hiện ở cuối quá trình trị liệu, bắt đầu từ những tình huống đơn giản rồi dần dần là các tình huống khó khăn hơn.

Hơn 80% bệnh nhân không còn thấy hoảng sợ sau khi trị liệu bằng phương pháp này, trái lại chỉ có 12% bệnh nhân cảm thấy đỡ trong các nhóm không được trị liệu. Clark và cs. (1994) đã công bố những kết quả trị liệu của phương pháp hành vi nhận thức, thư giãn ứng dụng, thuốc imipramine ba vòng và giai đoạn theo dõi chờ ổn định có kiểm soát. Những thân chủ trong nhóm trị liệu nhận thức tham gia vào 12 buổi trị liệu trong vòng 3 tháng, sau đó là 3 buổi trị liệu nâng đỡ trong 3 tháng kế tiếp. Imipramine được sử dụng trong 6 tháng.

Theo dõi một năm sau đó cho thấy cả 3 dạng trị liệu đều có kết quả hơn là không trị liệu. Dù sao đi nữa, phương pháp trị liệu nhận thức là phương pháp thành công nhất ở thời điểm này với 85% bệnh nhân hết hoảng sợ trong khi chỉ có 60% số người khỏi bệnh do uống imipramine và áp dụng thư giãn. Cũng cần lưu ý rằng 40% số người uống imipramine và 26% số người sử dụng liệu pháp thư giãn đã tái phát và phải theo một đợt trị liệu khác sau khi đã được trị liệu 1 năm. Chỉ có 5% bệnh nhân trị liệu theo liệu pháp nhận thức ở trong tình trạng tương tự.

Can thiệp dược lí

Cả benzodiazepines và SSRIs đều được chứng minh là có hiệu quả trong trị liệu rối loạn hoảng loạn ít nhất là trong một thời gian ngắn (Ballenger, 2000). Hơn nữa, trong lúc cấp tính thì trị liệu thuốc có tác dụng hơn hẳn phương pháp trị liệu nhận thức. Bakker và cs. (1999) đã công bố một nghiên cứu so sánh giữa tác dụng của thuốc SSRI (paroxetine), chống trầm cảm 3 vòng (clomipramine) và liệu pháp nhận thức trong trị liệu rối loạn hoảng sợ. Paroxetine tỏ ra có hiệu quả hơn phương pháp trị liệu nhận thức trong 12 tuần đầu. Về sau, kết quả của trị liệu nhận thức cũng đạt được kết quả rõ rệt như dùng thuốc. Tuy nhiên vấn đề của phương pháp trị liệu dược lí là ở chỗ rối loạn thường tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. Tỉ lệ tái phát khoảng 50-60% người ngừng thuốc benzodiazepines và khoảng từ 20-50% với người thôi dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng và SSRIs (Spiegel và cs. 1994). Thêm vào đó, sử dụng lâu benzodiazepines có thể dẫn tới sự rắc rối các triệu chứng và lo âu quá mức, vượt quá cả ngưỡng (xem chương 3). Thuốc chống trầm cảm cũng có một số tác dụng phụ khiến tỉ lệ bệnh nhân rút trị liệu là 25-50% (Gould và cs. 1995). Tỉ lệ bỏ trị liệu của những thân chủ theo phương pháp trị liệu nhận thức chỉ từ 15-25%. Sự quá thận trọng cũng có liên quan tới rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu và dường như điều này cũng nói lên rằng những người được trị liệu cũng rất nhạy cảm với các tác dụng phụ. Có thể vì thế mà trị liệu bằng bất kì một thuốc nào cũng gây ra tỉ lệ tác dụng phụ cao.

Can thiệp kết hợp

Tác dụng của benzodiazepines trong thời gian ngắn và lợi ích của trị liệu hành vi trong thời gian dài đã khiến nhiều nhà lâm sàng xem xét hiệu quả của việc kết hợp hai cách trị liệu. Kết quả của các nghiên cứu nói chung không khả quan lắm. Phương pháp trị liệu kết hợp có vẻ như không hiệu quả bằng chỉ trị liệu nhận thức riêng. Chẳng hạn như Barlow và cs. (2000) đã thấy sau khi trị liệu 6 tháng, hiệu quả tốt lưu lại trên 32% số bệnh nhân trị liệu bằng phương pháp trị liệu nhận thức, 20% ở bệnh nhân được uống thuốc imipramine và 26% với bệnh nhân sử dụng phương pháp trị liệu kết hợp thuốc và tâm lí.

Có thể lí giải thực trạng kém khả quan này dựa trên cái gốc của cơ chế thay đổi trong trị liệu nhận thức và trị liệu thuốc. Trong trị liệu nhận thức, điều cốt yếu là làm giảm niềm tin bất hợp lí của thân chủ vào những điều khủng khiếp có thể xảy ra đồng thời nó cũng hướng đến việc giúp thân chủ kiểm soát được các triệu chứng lo âu hay hoảng sợ từng xảy ra. Để làm được điều này, thân chủ cần phải được học cách đương đầu với các triệu chứng đó qua việc nghi ngờ ý nghĩ của mình về những điều khủng khiếp, đồng thời phải biết cách thư giãn khi có nguy cơ bị rơi vào một cơn hoảng sợ. Thuốc giải lo âu ức chế kích thích sinh lí cũng như những ý nghĩ về tai hoạ, ngăn cản không cho các triệu chứng hoảng loạn xuất hiện. Một khi dừng thuốc, người bệnh có thể lại tái trải nghiệm kích thích sinh lí và những ý nghĩ về tai hoạ lại xuất hiện trở lại mà bản thân họ chưa học được cách đối phó. Do vậy vấn đề có thể tái xuất hiện. Và khi các triệu chứng tái xuất hiện tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều  bởi người bệnh thấy khó kiểm soát và ít tự tin hơn trước khi phải đương đầu với chúng (Westra & Stewart, 1998).

Bài viết cùng chuyên mục

Mô hình gia đình các rối loạn sức khoẻ tâm thần

Dựa trên lí thuyết hệ thống mà người ta đã xây dựng những mô hình gia đình về rối loạn sức khỏe tâm thần và cách trị liệu của các rối loạn đó. Lí thuyết này xem gia đình hoặc những nhóm xã hội khác như là một hệ thống những cá nhân có  liên quan với nhau.

Dự phòng những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996), tăng cường sức khoẻ bao gồm rất nhiều sự can thiệp đa dạng phức tạp ở những mức độ khác nhau không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tật mà còn khuyến khích, thúc đẩy sức khoẻ tích cực.

Trị liệu lo âu

Benzodiazepine tốt nhất, Valium mới được đưa ra thị trường vài năm, vào giữa những năm 1980, các benzodiazepine là thuốc hướng thần được chỉ định rộng rãi nhất.

Giải thích về trị liệu sinh học hành vi dị thường

Những giải thích và trị liệu sinh học các rối loạn tâm thần dựa trên cơ sở rằng hành vi và cảm xúc được điều hành bởi các hệ thống của não. Những hệ thống này cho phép chúng ta tiếp nhận thông tin, tích hợp thông tin với trí nhớ và các yếu tố nổi bật khá.

Trị liệu trầm cảm

Những thuốc chống trầm cảm mạnh nhất được phát triển đó chính là  những chất ức chế monoamine oxidaze (MAOIs). Các thuốc này ngăn ngừa monoamine oxidaze phân huỷ norepinephrine ở trong khe xi nap và giúp duy trì tác dụng của nó.

Trị liệu tâm thần phân liệt

Trị liệu sốc điện (ECT) là cho dòng điện phóng qua não trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nhằm gây ra các cơn co giật kiểu động kinh, giúp cải thiện trạng thái tâm thần.

Những quan điểm hiện đại về tính dị thường

Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Những vấn đề chẩn đoán hành vi dị thường

Gốc rễ của tiếp cận này nằm trong các nghiên cứu của Kraepelin ở vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, mỗi hội chứng lại có một phức bộ các triệu chứng.

Các lựa chọn của mô hình y khoa hành vi dị thường

Tiếp cận chiều hướng quan niệm rằng nên coi người đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần thực ra là ở đầu mút của sự phân bố bình thường

Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường

Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí.

Nguyên nhân những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Có rất nhiều tài liệu khác nhau tập trung vào những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần. Những yếu tố này không tác động một cách riêng rẽ mà có sự kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ xuất hiện các rối loạn tâm thần ở cá nhân.

Những yếu tố trong phạm vi trị liệu hành vi bất thường

Việc tự bạch diễn ra khi nhà trị liệu kể cho thân chủ những câu chuyện tương ứng với tình huống của thân chủ, như những trải nghiệm tương tự, ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng của cá nhân.

Nguyên nhân của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.

Bản chất của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một trong những chẩn đoán tâm thần gây nhiều tranh cãi nhất. Trải qua các thời kỳ, người ta vẫn còn tranh luận rằng  liệu có thật sự tồn tại một trạng thái tâm thần phân liệt, nó là do di truyền hay do môi trường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM

Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.

Tiến trình trị liệu hành vi bất thường

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển phong phú và đa dạng của những phương pháp khác nhau, phỏng vấn lâm sàng vẫn là công cụ chính để tìm hiểu vấn đề của thân chủ. Shea (1998) đưa ra 6 mục tiêu của sự đánh giá ban đầu.

Điều trị tâm thần phân liệt

Hầu hết những người được chẩn đoán tâm thần phân liệt đều đã được dùng một loại thuốc nào đó mặc dù liều lượng có thể được giảm hoặc thậm chí được uống trong thời kì ổn định.

Rối loạn lo âu lan toả hành vi dị thường

DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa rối loạn lo âu lan toả (GAD - Generalized anxiety disorder) là sự lo âu hay phiền muộn quá mức và kéo dài liên tục, xuất hiện ngày càng nhiều trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường

Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.

Bản chất và nguyên nhân trầm cảm

Hệ thống phân loại bệnh DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa một giai đoạn trầm cảm chủ yếu khi có sự xuất hiện của ít nhất 5 trong số các triệu chứng, trong tối thiểu 2 tuần.

Rối loạn cảm xúc theo mùa hành vi dị thường

Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hành vi dị thường

Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder) trải qua cả trầm cảm và những giai đoạn hưng cảm. Theo DSM-IV-TR, cơn hưng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu chứng.

Nguyên nhân và trị liệu hành vi tự sát

Tự sát không phải là một rối loạn cảm xúc. Nó không chỉ liên quan duy nhất đến trầm cảm. Song, đây là một vấn đề nghiêm trọng và liên quan rõ rệt đến trầm cảm hơn bất cứ rối loạn sức khỏe tâm thần nào được nhắc đến trong phần này.

Rối loạn stress sau sang chấn

Nó có thể bao gồm những trải nghiệm chiến tranh, bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất thời thơ ấu, cưỡng dâm, thiên tai hoặc những thảm họa do công nghệ.

Rối loạn xác định phân ly

Một đặc tính của những cá nhân được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn xác định phân li (DID - dissociative identity disorder) là rằng họ cư xử như họ có hai hay nhiều hơn những bản thể hoặc nhân cách khác biệt.

Bằng chứng và phục hồi trí nhớ

Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.

Co thắt âm đạo hành vi bất thường

Một trong những cách giải lo âu liên quan đến hành vi tình dục là bằng kĩ thuật tập trung vào cảm giác, với mức độ tiến dần từ từ đến động chạm vào bộ phận sinh dục.

Rối loạn xác định giới hành vi dị thường

Để giải thích mong muốn thay đổi dương vật, Ovesey & Person nhấn mạnh rằng những người loạn dục chuyển đổi giới không lo lo sợ bị thiến như những cậu bé khác.

Rối loạn chức năng tình dục

Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.

Loạn dục cải trang hành vi dị thường

Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.

Loạn dục đa dạng hành vi bất thường

Không dễ dàng gì phân biệt đâu là hoạt động tình dục “bình thường” và đâu là “không bình thường”. Tuy vậy cũng có những hành vi tình dục dễ dàng xếp vào “không bình thường”. ở đây muốn đề cập đến loạn dục đa dạng (paraphilias).

Loạn dục với trẻ em

Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng.

Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường

Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).

Rối loạn nhân cách ranh giới hành vi dị thường

DSM-IV-TR định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới gồm các mối quan hệ liên cá nhân, hình ảnh bản thân, tình cảm không ổn định và có xung động rõ rệt. Nó khởi phát từ đầu thời thơ ấu và bao gồm 5 trong số những triệu chứng.

Nhân cách chống đối xã hội hành vi dị thường

Thuật ngữ nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh thường được sử dụng thay thế nhau. Thực tế, hạng mục DSM-IV-TR dành cho nhân cách chống đối xã hội đã kết hợp chẩn đoán rối loạn này với nhân cách bệnh, đây là điểm khác biệt so với DSM III.

Chán ăn và cuồng ăn tâm lí hành vi dị thường

Chán ăn tâm lí bao gồm những thái độ, ý định làm cho bản thân càng gầy càng tốt. Thực vậy, nói một cách ngắn gọn lại về chán ăn là sự giảm cân một cách đáng kể.

Khó học với hành vi dị thường

Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.

Tự kỷ với hành vi dị thường

Đó là chưa kể đến một số vấn đề khác nhẹ hơn, khá phổ biến trong dân cư (Bailey và cs. 1995). Những khả năng và khó khăn của người tự kỉ cũng rất khác nhau.

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Rất nhiều trẻ em có một số đặc điểm của ADHD. Ranh giới không rõ ràng giữa hành vi “bình thường” và “bệnh lí” và tiềm ẩn sự lạm dụng chẩn đoán ADHD để bắt những đứa trẻ quậy phá phải điều trị.

Xơ vữa rải rác tâm lý dị thường

Tiến trình MS rất khác nhau ở các cá nhân. ít có trường hợp khởi phát trước 15 tuổi; 20% số trường hợp bị MS có dạng khởi đầu giống như một bệnh trong đó các triệu chứng hầu như không tiến triển sau khi xuất hiện.

Chấn thương sọ não tâm lý dị thường

Chấn thương sọ não kín xuất hiện khi đầu bị va chạm mạnh nhưng không có tổn thương hộp sọ hoặc vết thương não đặc biệt. Dạng chấn thương như vậy thường gây ra sự chấn động toàn bộ não trong hộp sọ và tổn thương lan toả.

Bệnh Alzheimer tâm lý dị thường

Bệnh Alzheimer là một dạng thường gặp nhất của mất trí, chiếm khoảng 5-10% số người trên 65 tuổi và ít nhất 20% số người trên 80 tuổi (Roca và cs. 1998).

Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường

Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần

Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường

Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.

Sử dụng heroin tâm lý dị thường

Các opiate là một nhóm các loại chất gây nghiện chiết xuất từ cây thuốc phiện. Những chiết xuất chủ yếu, theo thứ tự về khả năng gây nghiện là thuốc phiện, moocphin và heroin.

Lạm dụng rượu tâm lý dị thường

Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Uống đến mức độ vừa phải, một vài loại rượu như rượu vang đỏ, có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại là có hại.