Bệnh Alzheimer tâm lý dị thường

2013-08-07 02:03 PM

Bệnh Alzheimer là một dạng thường gặp nhất của mất trí, chiếm khoảng 5-10% số người trên 65 tuổi và ít nhất 20% số người trên 80 tuổi (Roca và cs. 1998).

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bệnh Alzheimer là một dạng thường gặp nhất của mất trí, chiếm khoảng 5-10% số người trên 65 tuổi và ít nhất 20% số người trên 80 tuổi (Roca và cs. 1998). Mặc dù vậy, bệnh không chỉ gặp ở những người cao tuổi. Người mà Alois Alzheimer lần đầu tiên mô tả bệnh vào những năm đầu thế kỷ 20 là ở một phụ nữ trung niên. DSM-IV-TR định nghĩa AD là một bệnh tiến triển có các đặc điểm sau (thường được tóm tắt bằng 4 chữ A):

Mất nhớ (amenesia).

Mất ngôn ngữ (aphasia).

Mất vận động (apraxia): mất khả năng thực hiện các vận động mặc dù chức năng vận động vẫn còn được bảo toàn.

Mất nhận thức (agnosia): mất khả năng nhận thức được đồ vật mặc dù chức năng cảm giác vần còn bảo toàn.

Rối loạn chức năng điều hành (ví dụ, chức năng lập kế hoạch, tổ chức, suy diễn, khái quát).

Để chẩn đoán là AD, các thiếu hụt này phải gây ra những tổn thiệt đáng kể về chức năng nghề nghiệp hoặc xã hội và tạo ra sự khác biệt rõ nét so với trước đây. Mất nhớ tiến triển, điển hình là trí nhớ hiện tại bị rối loạn trước, sau đó là trí nhớ xa- trí nhớ được xem như là bền vững vì được luyện tập củng cố theo thời gian. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, người bệnh cũng quên cả những số liệu xa chứa đầy cảm xúc. Lúc đầu là quên những sự kiện vẫn xảy ra, tiếp đến là quên cả những công việc thường ngày và sau là thậm chí quên cả người trong gia đình. Một hiện tượng khác cũng rất thường thấy là khó tìm từ phù hợp. Trong giai đoạn cuối cùng, AD phá hỏng chức năng giao tiếp.

Ở những thời kỳ đầu của AD, người bệnh còn đủ khả năng nhận ra được những khuyết tật của mình. Tuy nhiên cùng với sự tiến triển của bệnh, người bệnh cũng mất dần khả năng này. Họ cũng mất hết mọi cảm giác về bản thân và cuộc sống của họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác.

Các hiện tượng thường gặp khác là: tính nghi kị, paranoia và hoang tưởng. Cá nhân có thể có những thay đổi cảm xúc thất thường bao gồm cả tức giận, bực bội cũng như kích động. Lú lẫn cũng là hiện tượng thường gặp, nhất là về đêm khi những điểm tựa giúp cá nhân định hướng thời gian và vị trí ít đi và oxy cung cấp cho não cũng bị giảm. Mặc dù tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đều nhằm tối đa hoá khả năng độc lập của cá nhân và duy trì họ ở lại trong căn nhà  của mình song đến một lúc nào đó những người này vẫn phải vào điều trị nội trú. Đến lúc đó, họ đã lú lẫn rất nhiều về thời gian, không tự kiểm soát được bản thân và đáp ứng rất kém với môi trường.

Từ lúc được chẩn đoán là AD cho đến khi người bệnh bị chết có thể kéo dài đến 20 năm hoặc hơn. Tuy nhiên khoảng thời gian thường thấy là 4-8 năm. Trong thời gian này, cá nhân trải qua các giai đoạn:

Nghi ngờ có sa sút trí tuệ: cá nhân bắt đầu có những hành vi “lạ thường” và những vấn đề kéo theo.

Sa sút trí tuệ mức độ nhẹ: sa sút trí tuệ là rõ ràng, tuy nhiên cá nhân vẫn có thể tự chăm sóc được.

Sa sút trí tuệ mức độ vừa: cần phải có sự giúp đỡ để người bệnh thực hiện được những việc hàng ngày, những hành vi “có vấn đề”, ví dụ lạc đường, xâm kích đã thể hiện rõ.

Sa sút trí tuệ mức độ nặng: cá nhân đã trở nên yếu ớt nhiều hơn, thậm chí suốt ngày chỉ có giường và ghế.

Bệnh Alzheimer không ảnh hưởng ngay lập tức tới cá nhân. Trong số những người bị bệnh, nữ chiếm tỷ lệ cao (Parker và Lawton, 1990). Có thể chăm sóc người bị sa sút trí tuệ ngay tại nhà của họ thậm chí cho đến khi bệnh đã nặng. Những người này thường trải qua stress nặng.

Nguyên nhân Alzheimer

Các yếu tố di truyền:

Nếu 1 người bị bệnh Alzheimer thì gần 50% số người có quan hệ huyết thống cấp I của bệnh nhân cũng sẽ bị bệnh (Korten và cs. 1993). Các gen nằm ở nhiễm sắc thể số 14, 21 và đặc biệt, gen apoE4 ở nhiễm sắc thể số 19 có liên quan đến AD. ApoE4 là một trong một số dạng, hoặc alen của gen apoE. Những dạng khác là apoE2, apoE3. Những người có 2 gen apoE4 có nguy cơ mắc AD cao gấp 8 lần so với người có 2 alen E3. Gen apoE4 có thể làm bệnh khởi phát sớm hơn đến 17 năm (Warwick Daw và cs. 2000). Tuy nhiên trong số những người bị bệnh chỉ có khoảng 40% là có gen này và cũng có nhiều người có gen này nhưng không bị bệnh. Do vậy đây mới chỉ có thể  là yếu tố nguy cơ chứ chưa phải là yếu tố gây bệnh. Một điều quan trọng nữa cũng cần chú ý, đó là nguy cơ mắc AD đối với gen đã biết là rất thấp: Alzheimer gia đình chiếm chưa đến 1% tổng số các trường hợp, chưa đến 1 nửa số trường hợp bị bệnh có tiền sử gia đình (Owen và cs. 1994).

Hiện nay trong một số đồng nghiệp của tôi đã tổ chức một số nhóm tiêu điểm nhằm thăm dò những yếu tố  liên quan đến chất lượng cuộc sống  của những người sa sút trí tuệ nhẹ và vừa. Kết quả khá lí thú ở chỗ không chỉ người trong nhóm nói gì  mà cả những gì họ không nói. Dưới đây là một số trích dẫn từ nhóm tiêu điểm. Các thành viên của nhóm kể cho chúng tôi nghe những gì làm tăng thêm hoặc giảm sút chất lượng cuộc sống của họ. Những trích dẫn này dường như không có gì đặc biệt. Nó có thể gặp ở bất kỳ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào. Điều quan trọng là những gì mà thành viên trong nhóm không nói chính là sự suy giảm trí nhớ đã làm cho chất lượng cuộc sống của họ tồi tệ đi. Một số người nói rằng điều đó có thể trong tương lai. Tuy nhiên nó đã trở thành chủ đề liên quan tới vấn đề hiện tại. Mặc dù những khả năng nhận thức  của con người có thể tồi tệ song không phải lúc nào chúng cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hiện tại. Song điều đó không có nghĩa là giảm sút trí nhớ không phải là vấn đề đối với những người có sa sút trí tuệ- và một số người có thể trở nên trầm cảm  nặng nề do giảm sút các khả năng. Tuy vậy cũng có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh nhưng không thuộc về các khả năng nhận thức.

Các quá trình thần kinh

Bệnh Alzheimer là do sự thoái hoá  sớm các hệ thống não. Sự thoái hoá mang tính tiến triển và quá trình AD có thể được đánh dấu trên bản đồ não. Thông thường các vấn đề khởi đầu từ vỏ phía trong sau đó lan sang hồi cá ngựa và lan dần sang các vùng khác, cụ thể là lên vỏ não. Do các nơron vùng cá ngựa bị thoái hoá nên nó kéo theo sự suy giảm trí nhớ ngắn hạn và khả năng thực hiện những công việc hàng ngày. Khi bệnh lan truyền đến vỏ não, nó bắt đầu ảnh hưởng đến ngôn ngữ.

Nguyên nhân của những thay đổi này gồm cả 2 phía: cấu trúc- sự xuất hiện và phát triển  các  mảng  beta  amyloid (beta  amyloid plaques) và các mảng tơ thần kinh (neurofibrillary tangles) và một số chất dẫn truyền thần kinh. Beta amyloid được tạo ra do sự phân huỷ amyloid precusor protein (APP) nằm ở các màng tế bào nơron. Đây cũng là một đại diện trong đại gia đình các protein bao quanh tế bào thần kinh, tạo thành hàng rào kiểm soát chất ra vào. Sự phân huỷ APP tạo ra các mảnh beta amyloid, những mảnh này có thể chồng lên nhau tạo thành mảng amyloid làm cho các tế bào thần kinh bị chết. Nguyên do chính là do các mảng này đã tạo ra các khe nhỏ trên màng tế bào nên dòng canxi qua các kênh này đã không được kiểm soát (Sinha và cs. 2000). Các mảng tơ thần kinh với các sợi xoắn kép được cấu tạo bởi protein có tên gọi tau. ở những cơ thể khoẻ mạnh, sự kết hợp này đóng vai trò bình ổn các vi mạch đưa dinh dưỡng và các phân tử từ thân tế bào đến đầu mút axon. Còn ở người bệnh AD, tau đã bị thay đổi về hoá học, do vậy nó làm cho tau xoắn với các vi sợi để tạo thành những mảng tơ thần kinh. Theo đó, sự đổ vỡ của hệ thống vận chuyển đã làm rối loạn kết nối giữa các tế bào thần kinh và làm cho chúng bị tiêu huỷ.

Một trong những chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong AD chính là acetylcholine: ở người bệnh AD, acetylcholine giảm đến 90% (Whitehouse và cs. 1982). Acetylcholine tham gia vào quá trình trí nhớ và ảnh hưởng đến hoạt động của nơron của hồi cá ngựa và vỏ não, các chất dẫn truyền thần kinh khác cũng có thể tham gia vào quá trình này. ở một số người bệnh AD, nồng độ serotonin và noradrenalin thấp hơn bình thường, do vậy chúng cũng có thể góp phần vào các rối loạn giác quan và hành vi xâm kích. Các hormon này cũng có thể liên quan đến những rối loạn tâm lí khác trong những kỳ đầu của AD như trầm cảm và lo âu.

Các yếu tố môi trường

Nguy cơ mắc AD một phần là do các yếu tố môi trường mặc dù chưa xác định được chính xác vai trò của chúng trong nguyên nhân. Một trong những yếu tố nguy cơ khá rõ chính là vết thương não trong tiền sử (Mc Powell, 2001). Giả thuyết trước đây về nguy cơ phơi nhiễm do hàm lượng nhôm tăng cao đã không còn được ủng hộ, mặc dù ở Anh, việc sử dụng nước ô nhiễm nhôm có thể dẫn đến giảm sút nhận thức ở một số ít người (Altmann và cs. 1999). Hút thuốc lá được xem là yếu tố bảo vệ mặc dù có người trong số này tiền sử gia đình có người bị mất trí. Những yếu tố bảo vệ khác bao gồm thể dục, dùng lượng vừa phải rượu vang đỏ, chế độ ăn có vitamin B6, B12 và axid folic cao. Nhiều thuốc cũng có tác dụng bảo vệ bao gồm các thuốc non-steroid, các thuốc chống nôn và liệu pháp thay thế oestrogen ở phụ nữ mãn kinh.

Điều trị bệnh Alzheimer

Can thiệp dược lí

Tăng nồng độ acetylcholine:

Nếu giảm acetylcholine gây ra AD thì tăng acetylcholine đến nồng độ thích hợp có thể phục hồi được các triệu chứng của bệnh. Các thuốc được điều chế nhằm ngăn ngừa acetylcholinesterase phân huỷ acetylcholine ở khe xinap và tăng khả năng tái hấp thu ở thụ thể sau xinap (xem chương 3). Các chất ức chế acetylcholinesterase như Donepizil (Aracept) nhìn chung có thể giúp cải thiện nhận thức trong một thời gian ngắn và dường như nó kìm hãm hơn là ngăn ngừa suy giảm nhận thức (Rogers và cs. 1998). Rất tiếc là nhiều người dùng thuốc lại có tác dụng phụ, trong số đó chủ yếu là rối loạn đường tiêu hoá và có đến 35% số người tham gia dùng thử thuốc đã bỏ cuộc (Rogers và cs. 1998). Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với điều trị và điều này vẫn chưa giải thích được (Forette & Kockwood 1999).

Phương pháp thứ hai để làm tăng nồng độ acetylcholine là uống nicotine nhằm tăng tiết acetylcholine. Thực nghiệm cho thấy bằng cách này đã cải thiện được trí nhớ ở khỉ già (Buccafusco and Jackson 1991). Những người bị AD cũng có sự cải thiện một số khía cạnh về nhận thức và cảm xúc sau khi tiêm nicotine. Tuy nhiên chưa có đủ cứ liệu tin cậy chứng tỏ hiệu quả của nicotne trong điều trị AD.

Ức chế sự phát triển amiloid:

Một cách tiếp cận dược lí hoàn toàn khác đó là tìm cách phong toả sự sản sinh beta amyloid trong não thông qua việc sử dụng vacxin. Nghiên cứu thử trên chuột cho thấy vacxin có được một số mức độ bảo vệ, chống tạo mảng (Schenk và cs., 1999) và bước đầu cho thấy tiêm một loại vacxin vẫn bảo đảm an toàn trên người. Hơn thế nữa, Weiner và cs.(2000) đã phát hiện thấy đáp ứng tuy nhỏ nhưng rất quan trọng khi dùng trên chuột bằng đường nhỏ mũi: cách điều trị này có thể được chấp nhận trong khoảng thời gian dài (thậm chí suốt đời).

Tiếp cận tâm lí

Can thiệp tâm lí nhằm cải thiện tối đa chất lượng cuộc sống và các chức năng tâm lí trong diễn tiến của bệnh. Các nhóm hỗ trợ gồm những người khác nhau với những vấn đề giống nhau có thể cải thiện hỗ trợ các chiến lược đối phó trong những giai đoạn sớm  của AD (Yale, 1995). Trong những giai đoạn muộn thường có 3 cách tiếp cận trị liệu được sử dụng.

Định hướng hiện thực

Định hướng hiện thực (RO - Theo cách gọi của Holden & Woods, 1995) gồm trang bị cho người già có dấu hiệu lú lẫn những thông tin phù hợp giúp họ hiểu cẩn thận hơn về thế giới xung quanh. Có 2 dạng RO: RO 24 giờ nhằm tạo ra một môi trường với nhiều chỉ dẫn giúp cá nhân định hướng được thời gian, không gian và bản thân: những chiếc đồng hồ và lịch rất to; các chỉ dẫn nhắc nhở tên gọi của cơ sở hoặc khu điều trị  tên gọi các phù hiệu v.v. . Sự can thiệp xã hội đối với cá nhân cũng được xây dựng nhằm cung cấp những thông tin thích hợp “xin chào ngài Jones. Tom ở đây… Bây giờ bên ngoài khá lạnh, cũng giống như tháng giêng mọi khi…”. Các câu đơn giản, đặc hiệu, nhắc lại những thông tin trong ngày hoặc dùng để giao tiếp. Lớp RO gồm những nhóm nhỏ, gặp nhau trong khoảng từ 30-60 phút. Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng buổi học tiến hành ở phòng tiện nghi, có các ghế mềm với một bầu không khí thư giãn. Lựa chọn người tham gia dựa theo khả năng, các buổi học gồm tranh luận và cung cấp thông tin, thúc đẩy trí nhớ bằng nhiều cách trợ giúp với các kênh khác nhau: từ báo chí, tranh cho đến trò chuyện v.v…

Tổng quan 21 buổi thử nghiệm RO, Holden và Wood (1995) đưa ra kết luận rằng kết quả đạt được tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong định hướng, so với những trường hợp không được trị liệu hoặc trị liệu không có thiết kế trước. Dường như kết quả trong những lĩnh vực khác như nhận thức hay kĩ năng hành vi cũng rất khiêm tốn mặc dù Reever & Ivison (1985) có thông báo rằng đã đạt được một số tiến bộ về khả năng tự kiềm chế sau khi có sự kết hợp giữa lớp học và RO  24 giờ.

Dù có kết quả cuối cùng như thế nào đi chăng nữa thì RO cũng có những khó khăn nhất định đối với những người định áp dụng, cụ thể là đối với những trường hợp cần nhắc nhở cho bệnh nhân ở những thông tin để gây stress. Ví dụ, rất nhiều người bệnh AD đã quên đi cái chết của người bạn đời và do lú lẫn, họ bắt đầu tìm kiếm, chờ đợi và yêu cầu được gặp người đã chết. Theo RO thì người chăm sóc phải nói cho bệnh nhân rằng bạn đời của họ đã chết. Và đây lại có thể là tin xấu, gây stress cho bệnh nhân. Rất tiếc là người bệnh sau đó lại quên và tiếp tục hỏi, tìm bạn đời đòi người chăm sóc phải phủ nhận thông tin rằng bạn đời của họ đã mất: chu trình như vậy lại tiếp tục gây stress cho cả người bệnh và người chăm sóc.

Trị liệu hiệu lực

Để khắc phụ những nhược điểm của RO, Feil (1990) đã đưa ra một dạng trị liệu khác trị liệu ‘hiệu lực’. Trị liệu này bao gồm lắng nghe và chú ý đến tất cả những sự lo sợ của người bệnh, dành thời gian để hiểu cặn kẽ những vấn đề của họ và làm cho những vấn đề này  có “hiệu lực” bằng cách đánh giá những gì họ cần phải nói. Những cuộc trò chuyện như vậy cần phải tạo cơ hội để xác định và làm thay đổi những niềm tin sai lầm, tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố cốt lõi của tiếp cận này. Tiêu điểm là tập trung vào nghe và đáp lại các phản ứng cảm xúc  hơn là nội dung thực những gì họ nói.

Trong trị liệu nhóm, các nhóm nhỏ có thể được bố trí để thảo luận về những cảm giác khi diễn tả như tức giận, cách li hoặc mất mát (Bleathman & Morton, 1992). Feil (1990) cho rằng bằng cách từ ngữ hoá trí nhớ và suy nghĩ và hiệu lực hoá bởi nhóm, cá nhân có được cảm giác được chấp nhận. Phương pháp này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giải quyết những xung đột chưa được giải quyết. Nó cũng có những thành phần của trị liệu tâm lí- động thái. Khi trị liệu nhấn mạnh đến sự đồng cảm và chấp nhận quan điểm  của cá nhân về thế giới xung quanh và mang những khía cạnh nhân văn rõ rệt. Tuy nhiên cũng chưa có một nghiên cứu nghiêm chỉnh nào nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp. Những gì có được chủ yếu là dựa trên cơ sở phân tích lịch sử  trường hợp không kiểm soát được. Trong một nghiên cứu Feil (1990) thông báo rằng đã hạn chế được những cơn khóc lóc, đi lại lộn xộn sau đợt trị liệu hiệu lực, tuy nhiên không có cứ liệu về hiệu quả bền vững hoặc những lợi ích lớn hơn so với các tiếp cận khác.

Liệu pháp hồi tưởng

Có 3 dạng liệu pháp hồi tưởng (Mc Malion & Phuclick, 1964). Hồi tưởng dạng câu chuyện bao gồm tái hiện những sự kiện dễ chịu. Nhìn lại cuộc đời bao gồm tái hiện và thảo luận trí nhớ cả những sự kiện tốt và xấu, những sự kiến chủ yếu từ ý thức. Cuối cùng là hồi tưởng hào quang bao gồm tập hợp nhiều lần những tình huống gây đau khổ hoặc thất vọng. Nhìn lại cuộc đời và hồi tưởng hào quang được cho là có tác dụng hỗ trợ giải quyết xung đột trong quá khứ.

Liệu pháp hồi tưởng dựa trên mô hình phát triển của Erikson (1980) trong đó nhìn lại cuộc đời thường xuất hiện về cuối cuộc đời. Nhìn lại cuộc đời nói chung có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Trong liệu pháp cá nhân, nhà trị liệu trợ giúp cá nhân làm sáng tỏ hơn và hiệu quả hơn sự phân tích bản thân. Trong liệu pháp nhóm, các nhóm nhỏ xem xét cuộc sống của các thành viên thông qua việc sử dụng những gợi ý như các bức ảnh cũ, các buổi phát thanh hoặc truyền hình v.v… Cũng như đối với liệu pháp hiệu lực, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp hồi tưởng. Những người tham gia chủ yếu thích được tham gia vào nhóm hồi tưởng. Cũng có một số thông báo về  gia tăng tự đánh giá cũng như thoả mãn cuộc sống. Sau khi tham gia vào nhóm (ví dụ, Kovach, 1990). Tuy nhiên chưa có nhiều cứ liệu  chứng tỏ rằng nó hiệu quả hơn các hoạt động nhóm khác.

Thay đổi hành vi

Mặc dù những cách tiếp cận quan sát được (operant) nhằm thay đổi hành vi ở những người già lú lẫn tạo ra được sự chú ý nhất định song chưa có nhiều thông báo về việc sử dụng cũng như hiệu quả của nó. Tuy vậy những nghiên cứu đã sử dụng qui trình này cho thấy nhìn chung là có hiệu quả. Ví dụ, Burgio và cs. (1988) đã ứng dụng chương trình nhằm gia tăng việc sử dụng toilet hợp lí và giảm thiểu mức độ không tự chủ. Chương trình này bao gồm hỏi thường xuyên, đều đặn xem các cá nhân có muốn vào toilet hay không và tiếp đó là củng cố việc sử dụng toilet. Chương trình đã đạt được hiệu quả rõ rệt mặc dù các cá nhân chưa tự mình chủ động dùng toilet. Nhìn chung các thành viên tham gia chương trình đã biết tăng cường sử dụng hệ thống trợ giúp. Các chương trình khác cùng làm giảm được những hành vi đi lang thang, định hình và tăng tương tác, vận động xã hội (xem Woods & Roth, 1997). Theo Woods & Roth, thành tố cơ bản để đảm bảo cho các qui trình quan sát được đối với người già có thể không phải là “phần thưởng” cho những hành vi làm đúng. Rất có thể là việc sử dụng hệ thống chỉ dẫn trợ giúp hành vi đóng vai trò quan trọng hơn.

Một yếu tố rất cần thiết nữa trong việc chăm sóc người già sa sút trí tuệ là phải hạn chế đến mức tối thiểu những yêu cầu mang tính nhận thức đối với họ (Woods &Brid, 1999). Khi đối thoại phải dùng những câu ngắn, luôn nhắc lại. Có thể dùng thêm những trợ giúp tương thích, ví dụ như tranh ảnh. Tuy nhiên cũng cần tránh những trợ giúp gây phân tán chú ý với thông tin không tương thích. Các trợ giúp cần phải đơn giản và trực tiếp. Ví dụ, một mũi tên chỉ vào hình toalet được dán lên cửa toalet có thể hiệu quả hơn hình một người phụ nữ hay nam giới như thường thấy. Ngay cả những người sa sút trí tuệ mức độ vừa và nhẹ cũng cần đến sự trợ giúp như vậy. Bất kỳ một sự trợ giúp nào cũng cần phải được hướng dẫn và tập luyện để củng cố thông tin của trợ giúp đó. Ví dụ, mỗi khi dẫn người bệnh ra toalet, người chăm sóc có thể nói với họ trong khi đi và chỉ cho họ những chỉ dẫn, trợ giúp. Nếu ở nhà, phải đảm bảo an toàn ở mức độ tối đa, ví dụ như thay lò sưởi ga bằng lò sưởi tích nhiệt v.v…

Giúp đỡ những người chăm sóc

Chăm sóc những người bị AD tại nhà cũng tạo ra rất nhiều căng thẳng cho những người chăm sóc, nhất là khi mà bản thân  họ cũng thường là người già và sức khoẻ cũng có hạn chế. Một số hình thức hỗ trợ và giúp đỡ cũng đem lại lợi ích nhất định. Những sự trợ giúp này có thể do những người tình nguyện, dạng như Hội Alzheimer ở Anh, và những khoảng thời gian ngắn người chăm sóc được nghỉ ngơi khi người bệnh vào viện. Ngoài ra cũng có thể  có những hình thức can thiệp khác.

Trong một siêu phân tích 9 nghiên cứu được thiết kế để trợ giúp những người chăm sóc đối phó với stress, Knight và cs. (1992) đã đi đến kết luận rằng cả 2 dạng can thiệp nhóm và các nhóm đều làm giảm cảm giác nặng nề và trầm cảm.

Gallagher - Thomson và Steffen (1994)  so sánh 2 dạng can thiệp: hành vi nhận thức và tâm lí động thái trong trị liệu những người bị trầm cảm trong quá trình chăm sóc người thân cao tuổi. Cho đến giai đoạn cuối cả hai dạng can thiệp đều có hiệu quả. 71% số trường hợp đã không còn trầm cảm nữa. Tuy nhiên trị liệu động thái có hiệu quả hơn đối với những người làm công việc chăm sóc trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể là do đối với những người mới vào vai trò người chăm sóc còn phải khám phá và tìm cách thực hiện vai trò. Đối với những người đã có khoảng thời gian  dài làm công việc chăm sóc thì việc luyện tập các kĩ thuật đối phó stress hàng ngày sẽ có lợi hơn.

Cách thứ 2 để giúp những người chăm sóc đối phó với stress là trang bị cho họ những chiến lược trợ giúp họ quản trị hành vi của người thân của họ một cách hiệu quả hơn. Ví dụ Pinkston và cs. (1998) đã chỉ ra cách thức mà những người chăm sóc có thể quản trị được nhiều hành vi, trong đó có tự chăm sóc, xâm kích và đi lang thang. Trên 75% số bệnh nhân có được một số cải thiện về hành vi sau khi những người   chăm sóc được tập huấn nhằm làm giảm căng thẳng.

Bài viết cùng chuyên mục

Mô hình gia đình các rối loạn sức khoẻ tâm thần

Dựa trên lí thuyết hệ thống mà người ta đã xây dựng những mô hình gia đình về rối loạn sức khỏe tâm thần và cách trị liệu của các rối loạn đó. Lí thuyết này xem gia đình hoặc những nhóm xã hội khác như là một hệ thống những cá nhân có  liên quan với nhau.

Dự phòng những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1996), tăng cường sức khoẻ bao gồm rất nhiều sự can thiệp đa dạng phức tạp ở những mức độ khác nhau không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn bệnh tật mà còn khuyến khích, thúc đẩy sức khoẻ tích cực.

Trị liệu lo âu

Benzodiazepine tốt nhất, Valium mới được đưa ra thị trường vài năm, vào giữa những năm 1980, các benzodiazepine là thuốc hướng thần được chỉ định rộng rãi nhất.

Giải thích về trị liệu sinh học hành vi dị thường

Những giải thích và trị liệu sinh học các rối loạn tâm thần dựa trên cơ sở rằng hành vi và cảm xúc được điều hành bởi các hệ thống của não. Những hệ thống này cho phép chúng ta tiếp nhận thông tin, tích hợp thông tin với trí nhớ và các yếu tố nổi bật khá.

Trị liệu trầm cảm

Những thuốc chống trầm cảm mạnh nhất được phát triển đó chính là  những chất ức chế monoamine oxidaze (MAOIs). Các thuốc này ngăn ngừa monoamine oxidaze phân huỷ norepinephrine ở trong khe xi nap và giúp duy trì tác dụng của nó.

Trị liệu tâm thần phân liệt

Trị liệu sốc điện (ECT) là cho dòng điện phóng qua não trong một khoảng thời gian ngắn nhằm mục đích nhằm gây ra các cơn co giật kiểu động kinh, giúp cải thiện trạng thái tâm thần.

Những quan điểm hiện đại về tính dị thường

Mô hình không tưởng cho rằng chỉ có những người nào đạt được mức độ tối đa so với khả năng của mình trong cuộc sống thì họ mới không có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Những vấn đề chẩn đoán hành vi dị thường

Gốc rễ của tiếp cận này nằm trong các nghiên cứu của Kraepelin ở vào cuối thế kỉ 19. Ông đã mô tả một loạt các hội chứng, mỗi hội chứng lại có một phức bộ các triệu chứng.

Các lựa chọn của mô hình y khoa hành vi dị thường

Tiếp cận chiều hướng quan niệm rằng nên coi người đã được chẩn đoán rối loạn tâm thần thực ra là ở đầu mút của sự phân bố bình thường

Trị liệu tâm lí hoặc trị liệu dược lí hành vi dị thường

Tất cả các mô hình đã được bàn luận đều dựa trên quan niệm cho rằng nguyên nhân của các rối loạn tâm thần nằm trong cá nhân, đó có thể là do di truyền, hoá sinh hoặc tâm lí.

Nguyên nhân những vấn đề sức khoẻ tâm thần

Có rất nhiều tài liệu khác nhau tập trung vào những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần. Những yếu tố này không tác động một cách riêng rẽ mà có sự kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ xuất hiện các rối loạn tâm thần ở cá nhân.

Những yếu tố trong phạm vi trị liệu hành vi bất thường

Việc tự bạch diễn ra khi nhà trị liệu kể cho thân chủ những câu chuyện tương ứng với tình huống của thân chủ, như những trải nghiệm tương tự, ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng của cá nhân.

Nguyên nhân của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là trung tâm của cuộc tranh luận khoa học về bản chất và vai trò của dinh dưỡng trong sự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có lẽ chiếm ưu thế là mô hình nguyên nhân của tâm thần phân liệt khi cho rằng nó có căn nguyên sinh học.

Bản chất của tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một trong những chẩn đoán tâm thần gây nhiều tranh cãi nhất. Trải qua các thời kỳ, người ta vẫn còn tranh luận rằng  liệu có thật sự tồn tại một trạng thái tâm thần phân liệt, nó là do di truyền hay do môi trường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần phân liệt của DSM

Chỉ cần 1 trong các triệu chứng đó khi có hoang tưởng kỳ quái hoặc ảo thanh bình phẩm hành vi hay ý nghĩ của cá nhân hoặc ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau.

Tiến trình trị liệu hành vi bất thường

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ nhờ sự phát triển phong phú và đa dạng của những phương pháp khác nhau, phỏng vấn lâm sàng vẫn là công cụ chính để tìm hiểu vấn đề của thân chủ. Shea (1998) đưa ra 6 mục tiêu của sự đánh giá ban đầu.

Điều trị tâm thần phân liệt

Hầu hết những người được chẩn đoán tâm thần phân liệt đều đã được dùng một loại thuốc nào đó mặc dù liều lượng có thể được giảm hoặc thậm chí được uống trong thời kì ổn định.

Rối loạn hoảng sợ hành vi dị thường

Yếu tố trung tâm của phản ứng hoảng sợ là sự kích thích sinh lí ở mức độ cao, khởi đầu là sự hoạt hoá của vùng dưới đồi và được trung gian bởi hệ thần kinh giao cảm.

Rối loạn lo âu lan toả hành vi dị thường

DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa rối loạn lo âu lan toả (GAD - Generalized anxiety disorder) là sự lo âu hay phiền muộn quá mức và kéo dài liên tục, xuất hiện ngày càng nhiều trong một khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức hành vi dị thường

Những ý nghĩ, sự thôi thúc hay những hình ảnh lặp đi lặp lại và dai dẳng mà chủ thể phải trải nghiệm như một sự chịu đựng và vô lí, khiến cho chủ thể lo lắng và khổ sở một cách đáng kể.

Bản chất và nguyên nhân trầm cảm

Hệ thống phân loại bệnh DSM-IV-TR (APA 2000) định nghĩa một giai đoạn trầm cảm chủ yếu khi có sự xuất hiện của ít nhất 5 trong số các triệu chứng, trong tối thiểu 2 tuần.

Rối loạn cảm xúc theo mùa hành vi dị thường

Chỉ có số ít những người có các triệu chứng trầm trọng, kéo dài qua cả mùa đông mới được chẩn đoán là SAD

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hành vi dị thường

Người bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực (bipolar disorder) trải qua cả trầm cảm và những giai đoạn hưng cảm. Theo DSM-IV-TR, cơn hưng cảm bao gồm ít nhất ba trong số các triệu chứng.

Nguyên nhân và trị liệu hành vi tự sát

Tự sát không phải là một rối loạn cảm xúc. Nó không chỉ liên quan duy nhất đến trầm cảm. Song, đây là một vấn đề nghiêm trọng và liên quan rõ rệt đến trầm cảm hơn bất cứ rối loạn sức khỏe tâm thần nào được nhắc đến trong phần này.

Rối loạn stress sau sang chấn

Nó có thể bao gồm những trải nghiệm chiến tranh, bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất thời thơ ấu, cưỡng dâm, thiên tai hoặc những thảm họa do công nghệ.

Rối loạn xác định phân ly

Một đặc tính của những cá nhân được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn xác định phân li (DID - dissociative identity disorder) là rằng họ cư xử như họ có hai hay nhiều hơn những bản thể hoặc nhân cách khác biệt.

Bằng chứng và phục hồi trí nhớ

Trong cuộc tranh luận về tính chân thực của trí nhớ khôi phục, mỗi bên đều đưa ra bằng chứng để khẳng định ý kiến của mình đồng thời để nghi ngờ những ý kiến đối lập.

Co thắt âm đạo hành vi bất thường

Một trong những cách giải lo âu liên quan đến hành vi tình dục là bằng kĩ thuật tập trung vào cảm giác, với mức độ tiến dần từ từ đến động chạm vào bộ phận sinh dục.

Rối loạn xác định giới hành vi dị thường

Để giải thích mong muốn thay đổi dương vật, Ovesey & Person nhấn mạnh rằng những người loạn dục chuyển đổi giới không lo lo sợ bị thiến như những cậu bé khác.

Rối loạn chức năng tình dục

Chưa có nhiều những đánh giá về can thiệp nhận thức trong trị liệu rối loạn cương cứng, mặc dù Goldman và Carroll cũng đã thông báo kết quả của một số xemina.

Loạn dục cải trang hành vi dị thường

Lặp đi lặp lại những tưởng tượng kích thích hoặc đòi hỏi tình dục với cường độ mạnh hoặc các hành vi như mặc quần áo của người khác giới trong khoảng thời gian ít nhất là trên 6 tháng.

Loạn dục đa dạng hành vi bất thường

Không dễ dàng gì phân biệt đâu là hoạt động tình dục “bình thường” và đâu là “không bình thường”. Tuy vậy cũng có những hành vi tình dục dễ dàng xếp vào “không bình thường”. ở đây muốn đề cập đến loạn dục đa dạng (paraphilias).

Loạn dục với trẻ em

Những hành vi loạn dục với trẻ em cũng rất khác nhau. Một số người chỉ nhìn mà không đụng chạm vào trẻ. Một số khác lại thích động chạm hoặc cởi quần áo của chúng.

Các rối loạn nhân cách hành vi dị thường

Mức độ phân bố trong dân cư của những rối loạn khác nhau như sau: 0,4% dân số đối với rối loạn nhân cách paranoid và ái kỉ, 4,6% đối với rối loạn nhân cách ranh giới (Davidson 2000).

Rối loạn nhân cách ranh giới hành vi dị thường

DSM-IV-TR định nghĩa rối loạn nhân cách ranh giới gồm các mối quan hệ liên cá nhân, hình ảnh bản thân, tình cảm không ổn định và có xung động rõ rệt. Nó khởi phát từ đầu thời thơ ấu và bao gồm 5 trong số những triệu chứng.

Nhân cách chống đối xã hội hành vi dị thường

Thuật ngữ nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh thường được sử dụng thay thế nhau. Thực tế, hạng mục DSM-IV-TR dành cho nhân cách chống đối xã hội đã kết hợp chẩn đoán rối loạn này với nhân cách bệnh, đây là điểm khác biệt so với DSM III.

Chán ăn và cuồng ăn tâm lí hành vi dị thường

Chán ăn tâm lí bao gồm những thái độ, ý định làm cho bản thân càng gầy càng tốt. Thực vậy, nói một cách ngắn gọn lại về chán ăn là sự giảm cân một cách đáng kể.

Khó học với hành vi dị thường

Tiêu chuẩn đầu tiên để chẩn đoán rối loạn khả năng học là khởi phát trước tuổi 18, ngoại trừ những rối loạn cảm xúc do chấn thương hoặc những bệnh thần kinh khởi phát muộn.

Tự kỷ với hành vi dị thường

Đó là chưa kể đến một số vấn đề khác nhẹ hơn, khá phổ biến trong dân cư (Bailey và cs. 1995). Những khả năng và khó khăn của người tự kỉ cũng rất khác nhau.

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Rất nhiều trẻ em có một số đặc điểm của ADHD. Ranh giới không rõ ràng giữa hành vi “bình thường” và “bệnh lí” và tiềm ẩn sự lạm dụng chẩn đoán ADHD để bắt những đứa trẻ quậy phá phải điều trị.

Xơ vữa rải rác tâm lý dị thường

Tiến trình MS rất khác nhau ở các cá nhân. ít có trường hợp khởi phát trước 15 tuổi; 20% số trường hợp bị MS có dạng khởi đầu giống như một bệnh trong đó các triệu chứng hầu như không tiến triển sau khi xuất hiện.

Chấn thương sọ não tâm lý dị thường

Chấn thương sọ não kín xuất hiện khi đầu bị va chạm mạnh nhưng không có tổn thương hộp sọ hoặc vết thương não đặc biệt. Dạng chấn thương như vậy thường gây ra sự chấn động toàn bộ não trong hộp sọ và tổn thương lan toả.

Rối loạn thần kinh tâm lý dị thường

Trong chấn thương sọ não, các quá trình nhận thức cũng có thể bị tổn thiệt đáng kể, tuy nhiên sau đó nó có thể được hồi phục một phần

Đánh bạc bệnh lí tâm lý dị thường

Một trong những yếu tố được xem như có liên quan tới đánh bạc là cái “thú” của thắng bạc hoặc gần thắng bạc, nó cũng tương đương với việc đạt được cái thú đó trong nghiện ma túy.

Sử dụng heroin tâm lý dị thường

Các opiate là một nhóm các loại chất gây nghiện chiết xuất từ cây thuốc phiện. Những chiết xuất chủ yếu, theo thứ tự về khả năng gây nghiện là thuốc phiện, moocphin và heroin.

Lạm dụng rượu tâm lý dị thường

Rượu là một chất gây nghiện hợp pháp. Uống đến mức độ vừa phải, một vài loại rượu như rượu vang đỏ, có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng việc sử dụng rượu quá mức lại là có hại.