Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn ở trẻ em

2017-06-04 03:03 PM
Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc, và làm thương tổn đến xương.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng viêm nhiễm mạn tính không chỉ trong khoang tai giữa mà còn lan đến sào bào, thượng nhĩ và xương chũm, thời gian chảy mủ tai đã kéo dài trên 3 tháng.

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em thường có hai loại chính là viêm tai giữa tiết nhầy mủ và viêm tai giữa mủ. Trong viêm tai giữa tiết nhầy mủ, bệnh tích khu trú ở niêm mạc, còn trong viêm tai giữa mủ bệnh tích vượt khỏi niêm mạc và làm thương tổn đến xương, loại sau nặng hơn loại trước. Chúng tôi sẽ trình bày hai loại bệnh lý riêng biệt.

Viêm tai giữa tiết nhày mủ

Nguyên nhân của viêm tai giữa tiết nhầy mủ là do mũi, do xoang, do vòm mũi họng (VA), ngoài ra bệnh tích ở niêm mạc sào bào, niêm mạc thượng nhĩ hay làm cho chảy tai kéo dài. Bệnh tích khu trú ở vòi Eustache, ở hòm nhĩ, ở sào bào.

Nguyên tắc điều trị

Cần điều trị phối hợp săn sóc tại chỗ và điều trị nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phẫu thuật mở thượng nhĩ để dẫn lưu.

Phác đồ điều trị

Điều trị tại chỗ: làm thuốc tai.

Điều trị bệnh lý mũi họng kèm theo.

Phẫu thuật khi bệnh lý kéo dài, đối với trẻ em nên mổ sớm phòng ngừa giảm thính lực.

Điều trị cụ thể

Điều trị cục bộ: Hút rửa tai khi có mủ và dùng một số thuốc nhỏ tai, giữ tai khô.

Phương pháp kể trên cho kết quả tốt nhưng không bền. Sau một thời gian ổn định tai sẽ chảy trở lại, do đó phải củng cố kết quả bằng cách điều trị nguyên nhân.

Điều trị nguyên nhân:

Nguyên nhân của bệnh là ở mũi và ở vòm mũi họng. Ở mũi chúng ta phải giải quyết viêm mũi xoang, quá phát cuốn mũi...

Nạo V.A.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Ở trẻ em nhỏ bị viêm tai tiết nhầy mủ kéo dài, nhất là sau khi đã điều trị bằng những phương pháp kể trên nhưng không có kết quả, nên làm phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

Tiên lượng và biến chứng

Tiên lượng bệnh tương đối tốt, bệnh diễn biến từng đợt và kéo dài nhiều năm. Có những đợt mủ chảy trong xen kẽ những đợt mủ đục, xen kẽ với những thời gian tai khô hẳn. Bệnh này không gây ra biến chứng đáng kể, thỉnh thoảng có thể gặp viêm da ống tai ngoài do mủ ứ đọng. Nếu bệnh kéo dài năm, mười năm, niêm mạc hòm nhĩ sẽ bị xơ hóa và có sẹo chằng chịt, làm giảm thính lực.

Viêm tai giữa mãn tính mủ

Nguyên nhân

Viêm tai giữa mạn tính mủ có thể do viêm tai giữa mủ cấp tính chuyển thành. Bệnh trở thành mạn tính là vì không được điều trị hoặc có điều trị nhưng không đúng cách. Bệnh cũng có thể trở thành mạn tính vì có hoại tử xương ngay trong giai đoạn viêm tai cấp tính thí dụ như trong viêm tai do sởi, cúm, bạch hầu... Bệnh cũng có thể biến thành mạn tính vì sức đề kháng của bệnh nhân giảm sút như trong trường hợp lao, tiểu đường. Viêm tai giữa mủ có thể mạn tính ngay từ lúc đầu: bệnh không đi qua giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân không hề đau tai hoặc sốt, không hề có triệu chứng toàn thân. Mức độ mãnh độc của vi trùng, tình trạng thông bào của xương chũm và sức đề kháng của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong thể bệnh này

Nguyên tắc điều trị

Tùy thuộc bệnh tích và tùy thuộc các giai đoạn mà có hướng điều trị bảo tồn hay điều trị phẫu thuật.

Phác đồ điều trị

Điều trị tại chỗ: làm thuốc tai.

Điều trị bệnh lý mũi xoang, họng kèm theo.

Phẫu thuật khi bệnh lý kéo dài, đối với trẻ em nên mổ sớm phòng ngừa giảm thính lực, hay khi nghi ngờ biến chứng.

Điều trị cụ thể

Điều trị bảo tồn:

Điều trị bảo tồn được áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính không kèm viêm xương chũm, không có cholesteatoma, không có biến chứng.

Dẫn lưu: bảo đảm ống tai thoáng sạch, cắt polyp ống tai nếu có, rửa bằng nước muối hoặc oxy già, sau đó dùng thuốc nhỏ tai.

Kháng sinh: nói chung các thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm đều ít tác dụng đối với viêm tai giữa mủ mạn tính. Điều trị viêm tai giữa mạn tính bằng thuốc thường ít có kết quả vì nó đòi hỏi sự săn sóc hằng ngày do thầy thuốc làm và phải chẩn đoán chính xác bằng X quang (loại ra viêm xương chũm, loại ra cholesteatoma).

Điều trị bằng phẫu thuật:

Chỉ định phẫu thuật khi viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính, kèm theo cholesteatoma hoặc có biến chứng, có hồi viêm. Ngoài những chỉ định kinh điển nói trên, hiện nay cũng phẫu thuật viêm tai giữa mạn tính trẻ em không có biến chứng để bảo tồn thính lực.

Các phẫu thuật được áp dụng:

Mở thượng nhĩ: trong viêm thượng nhĩ đơn thuần hoặc viêm tai mủ nhầy kéo dài của trẻ em.

Mở sào bào thượng nhĩ: trong viêm tai giữa mạn tính có tổn thương ở sào bào và thượng nhĩ.

Khoét rỗng đá chũm bán phần (nạo khoét các tế bào xương chũm, bỏ đầu xương búa, bỏ xương đe nhưng giữ lại màng nhĩ) trong trường hợp có viêm xương chũm, có cholesteatoma ở xương chũm.

Khoét rỗng đá chũm toàn phần (nạo khoét các tế bào xương chũm, bỏ toàn bộ xương con để dẫn lưu).

Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa gồm hai phần: phần thứ nhất lấy bỏ xương viêm, lấy sạch cholesteatoma bằng phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ hoặc khoét rỗng đá chũm, phần thứ hai tái tạo hệ thống dẫn truyền xương con có bít lấp hố mổ chũm hoặc không.

Tiên lượng và biến chứng

Về mặt chức năng, tiên lượng của viêm tai giữa mạn tính có mủ xấu hơn viêm tai giữa mạn tính tiết nhầy mủ. Bệnh nhân luôn luôn nghe kém và có khả năng điếc nặng, riêng đối với viêm thượng nhĩ, nếu được điều trị tốt, mức độ giảm thính lực sẽ rất ít.

Về mặt sinh mạng, viêm tai giữa mủ mạn tính có thể đưa đến tử vong do những biến chứng.

Những yếu tố làm cho tiên lượng xấu là:

Lỗ thủng ngoạm vào bờ xương hoặc ở màng Shrapnell.

Sự có mặt của cholesteatoma.

Những đợt bội nhiễm bộc phát mà chúng ta quen gọi là những đợt hồi viêm.

Biến chứng

Viêm tai giữa mạn tính có mủ có thể gây ra những biến chứng cục bộ hoặc biến chứng xa.

Biến chứng cục bộ:

Viêm xương tường dây thần kinh mặt, tường thượng nhĩ, viêm xương tiểu cốt.

Cholesteatoma xuất phát từ thượng nhĩ và lan rộng vào sào bào, vào xương chũm.

Viêm xương chũm cấp tính hoặc mạn tính.

Sẹo xơ dính trong hòm nhĩ sau khi tai khỏi bệnh.

Biến chứng ở xa:

Biến chứng ở xương: Cốt tủy viêm xương chung quanh tai, cụ thể là ở xương chẩm, hoặc xương đá.

Biến chứng nội sọ: Áp xe ngoài màng não. Áp xe đại não. Áp xe tiểu não. Viêm tĩnh mạch bên. Viêm mê nhĩ. Viêm màng não.

Biến chứng thần kinh: Liệt dây thần kinh mặt. Hội chứng Gradenigo (chảy mủ tai, đau nhức nửa bên đầu, liệt dây thần kinh số VI).

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ xử trí vết thương vùng cổ

Thanh quản và khí quản là cơ quan nhô ra phía trước nhiều nhất nên dễ bị thương tổn nhất, nguyên nhân: cắt cổ tự tử, dao đâm, trâu húc.

Phác đồ xử trí vết thương vùng mặt

Xử trí vết thương phần mềm, cần thực hiện càng sớm càng tốt sau chấn thương, trong thời gian chờ phẫu thuật, vết thương cần được giữ ẩm bằng gạc.

Phác đồ điều trị hội chứng đau nhức sọ mặt

Một số nguyên nhân thường gặp, trong tai mũi họng, chuyên khoa mắt, các nguyên nhân do răng hàm mặt, rối loạn vận mạch vùng mặt.

Phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp (tai mũi họng)

Với ung thư thể nhú, và nang: thường gặp ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, phẫu thuật là hàng đầu, sau đó tiếp tục điều trị nội tiết.

Phác đồ điều trị ung thư vòm mũi họng

Phẫu thuật lấy bỏ u vòm hay nạo vét hạch cổ có vai trò rất hạn chế, chỉ được áp dụng cho một số trường hợp còn tồn dư sau tia xạ hóa chất.

Phác đồ điều trị u lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ

Truyền hóa chất từ 6 đến 8 đợt, theo dõi toàn trạng, huyết tủy đồ, nâng thể trạng, một số trường hợp còn tồn dư u hoặc chưa tan hết có thể xem xét phẫu thuật.

Phác đồ điều trị ung thư thanh quản

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là thuốc lá và rượu, sự phối hợp giữa rượu thuốc lá càng làm tăng nguy cơ cao hơn.

Phác đồ điều trị nang rò giáp lưỡi

Trong trường hợp ống giáp lưỡi không tiêu biến, và tồn tại sau khi ra đời, gây nên dị tật nang giáp lưỡi, nang có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống giáp lưỡi.

Phác đồ điều trị nang và rò túi mang IV (rò xoang lê)

Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách tự phát, với một khối viêm xuất hiện vùng cổ bên thấp, dọc theo bờ trước cơ ức đòn chũm, thường là phía bên trái.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang II

Ống rò khe mang II là một ống dầy, có đường kính khoảng 0,5 cm, lòng thông hay bị xơ hoá, nó chạy lên cao, đi dưới cơ bám da và cân cổ nông.

Phác đồ điều trị nang và rò khe mang

Một sự giải thích khác nữa là do sự tách đôi của ống tai ngoài, có hai loại khác nhau về mô học và giải phẫu của nang và rò tai mang.

Phác đồ điều trị ung thư hạ họng

Về thanh quản, vùng thanh quản, nhất là tầng thanh môn mạng lưới bạch huyết, thường nghèo nàn, và hạch cổ thường bị di căn muộn.

Phác đồ điều trị nhiễm trùng khoang cổ sâu

Nhiễm trùng khoang cổ sâu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, sự lan rộng của nhiễm trùng có thể từ khoang miệng, mặt, hoặc khoang cổ nông.

Phác đồ điều trị u tuyến nước bọt

Nghề nghiệp có liên quan đến u tuyến nước bọt: khai thác mỏ amian, sản xuất cao su và các sản phẩm liên quan, nghề hàn, chế biến gỗ.

Phác đồ điều trị ung thư lưỡi chuyên ngành tai mũi họng

Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn, khi có chảy máu nhiều tại u phải làm DSA để tắc mạch, hoặc phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Phác đồ điều trị viêm phù nề thanh thiệt cấp tính

Ở người lớn hay gặp nhất là do Haemophilus influenzae, tiếp theo là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra viêm phù nền thanh thiệt cấp.

Phác đồ điều trị dị vật đường ăn

Gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nam nhiều hơn nữ, các loại dị vật hữu cơ và có hình thái sắc nhọn như; xương cá, gà, vịt.

Phác đồ điều trị liệt cơ mở thanh quản

Do thiếu oxy và nguyên nhân mạch máu là hay gặp nhất, những tổn thương về hành não do hôn mê nhiễm độc, hay gặp do thuốc ngủ barbituric.

Phác đồ điều trị sẹo hẹp thanh khí quản

Nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương, có thể là chấn thương bên trong, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị.

Phác đồ điều trị chấn thương thanh khí quản

Dùng soi treo thanh quản cố định lại khớp nhẫn phễu, nếu có tổn thương, đánh giá lại đầy đủ tổn thương, nếu có rách niêm mạc có thể khâu lại.

Phác đồ điều trị dị vật đường thở

Do thói quen uống nước suối con tắc te chui vào đường thở, và sống kí sinh trong đường thở, về bản chất: tất cả các vật nhỏ cho vào miệng được đều có thể rơi vào.

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em

Nguyên nhân chính của viêm tai giữa cấp tính là viêm vòm mũi họng, quá trình viêm vào tai bằng con đường vòi Eustache là chủ yếu.

Phác đồ điều trị mềm sụn thanh quản

Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính hạ thanh môn

Nếu bệnh nhân lơ mơ, kiệt sức hoặc thất bại với nội khoa: đặt nội khí quản, mở khí quản, ưu tiên đặt nội khí quản hơn mở khí quản.

Phác đồ điều trị viêm xương chũm cấp tính

Phẫu thuật khi túi mủ đã hình thành, hoặc bệnh tích xương đã nặng, khi các triệu chứng toàn thân và chức năng kéo dài: sốt, mệt nhọc.

Phác đồ điều trị nấm thanh quản

Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại trừ nhanh tác nhân gây bệnh, nhằm giảm liều thuốc, thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.

Phác đồ điều trị rối loạn giọng

Thuốc tác động lên hệ thần kinh, đường dùng thuốc điều trị rối loạn giọng có thể gồm, đường toàn thân, đường tại chỗ.

Phác đồ điều trị bệnh u nhú thanh quản (Papilloma)

Thông thường, để đảm bảo kết quả cao nhất, người ta thường phối hợp một phương pháp điều trị phẫu thuật, và một phương pháp điều trị hỗ trợ.

Phác đồ điều trị lao thanh quản

Vi khuẩn lao ở người có tên là M tuberculosis với đặc điểm kháng cồn, kháng toan, ái khí hoàn toàn, phát triển chậm.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản mạn tính

Điều trị các ổ viêm mũi họng, viêm xoang, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và các bệnh toàn thân khác.

Phác đồ điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính có rất nhiều nguyên nhân, và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại.

Phác đồ điều trị viêm họng mạn tính

Các bệnh tích có thể lan toả hoặc khu trú, thể điển hình của viêm họng mạn tính, và viêm họng mạn tính toả lan, viêm họng mạn tính khu trú.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính (tai mũi họng)

Mọi trường hợp viêm họng đỏ cấp đơn thuần ở bệnh nhân trên 3 tuổi, đều phải được điều trị như một viêm họng đỏ cấp, do liên cầu khi không có xét nghiệm.

Phác đồ điều trị ngủ ngáy và hội chứng tắc nghẽn thở trong khi ngủ

Nam thường mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ hơn nữ, ngáy là tình trạng âm thanh được tạo ra do luồng không khí đi qua một khe hẹp ở vùng hầu họng.

Phác đồ điều trị viêm amidal cấp và mạn tính

Đối với viêm amiđan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng.

Phác đồ điều trị viêm VA cấp và mạn tính

Những trường hợp viêm cấp tính kéo dài, thầy thuốc phải sờ vòm để giải phóng mủ tụ lại trong tổ chức V A hoặc nạo V A nóng.

Phác đồ điều trị viêm mũi họng cấp tính

Viêm mũi họng cấp tính thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là một viêm nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố sức đề kháng giảm sút.

Phác đồ điều trị u xơ mạch vòm mũi họng

Phẫu thuật cắt u xơ mạch bằng nội soi ở giai đoạn chưa lan rộng, mở cạnh mũi, và cạnh mũi mở rộng kết hợp nội soi bóc tách lấy bỏ khối u.

Phác đồ điều trị u ác tính mũi xoang

Các triệu chứng này đôi khi nhầm lẫn với viêm xoang mạn tính, hoặc polype mũi xoang, và có trường hợp không có triệu chứng mũi xoang.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang do nấm

Các sợi nấm phát triển trong chất hàn răng, là oxit kẽm có trong eugenat đi qua đỉnh răng vào trong xoang, đến khi chẩn đoán do nấm từ vài tháng đến vài năm.

Phác đồ điều trị ngạt mũi

Ngạt mũi có thể gặp ở một, hoặc hai hốc mũi, có thể thay đổi từng lúc, từng thời kỳ, có thể chỉ ở mức độ nhẹ gây khó chịu.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang cấp tính

Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát, lớn hơn hoặc bằng 4 đợt trong một năm, và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.

Phác đồ điều trị u nhú mũi xoang (Papilloma)

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân của u nhú mũi xoang, do virus, đây là giả thuyết được nhiều tác giả chấp nhận.

Phác đồ điều trị bệnh Polyp mũi

Bệnh polyp mũi do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để có kết quả tốt đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang mạn tính

Bệnh viêm mũi xoang mạn tính do nhiều nguyên nhân, điều trị thường dài ngày nên để tránh tái phát, nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn.

Phác đồ điều trị u nang tai mũi họng

Lâm sàng khởi phát từ bao giờ không được biết đến, vì không gây ra triệu chứng gì, khi u đã phát triển làm phồng mặt ngoài hố nanh, ấn cứng.

Phác đồ điều trị u xương (tai mũi họng)

Phẫu thuật lấy bỏ khối u xương, dùng khoan điện tránh gây sang chấn thành trong xoang đặc biệt xoang trán, và làm hạn chế tái phát của khối u.

Phác đồ điều trị u nhầy mũi xoang

Lâm sàng với đặc tính là u lành nằm trong xoang, có vỏ bọc ngoài khá dai, trong đầy dịch nhầy vô khuẩn, trong như lòng trắng trứng.

Phác đồ điều trị u xơ vòm mũi họng

Các phẫu thuật này gây chảy máu nhiều cần truyền máu, hiện nay với các phương pháp hiện đại như nút mạch trước khi phẫu thuật.

Phác đồ điều trị Polyp mũi

Nguyên tắc chung là phẫu thuật lấy bỏ khối polyp trong mũi, hoặc xoang, nếu polyp ở trong hốc mũi có thể lấy bằng thòng lọng, hoặc bằng dao cắt hút.

Phác đồ điều trị viêm mũi xoang ở trẻ em

Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Phác đồ điều trị chóng mặt (tai mũi họng)

Khi không có hiện tượng quay, người bệnh thường dùng từ mất thăng bằng, cảm giác mất thăng bằng cũng là một triệu chứng có nguồn gốc.

Phác đồ điều trị ù tai

Phân biệt ù tai với các âm thanh do ảo giác, như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc, thường là kết quả của của nhiễm độc thuốc, rối loạn tâm lý.

Phác đồ điều trị xốp xơ tai

Hiện tượng rối loạn cấu tạo xương khu trú ở vùng xương thái dương, đặc trưng bởi sự hấp thu các tế bào xương, và tạo lập xương mới ở vùng xương con và tai.

Phác đồ điều trị vỡ xương đá

Giai đoạn sau, hay giai đoạn của tai mũi họng, tiến hành thăm khám toàn bộ chức năng về thần kinh tai, trước các triệu chứng điếc, chóng mặt.

Phác đồ điều trị điếc đột ngột

Nguyên nhân do siêu vi trùng, virus gây quai bị, zona, sởi, cúm, tình trạng nhiễm khuẩn đường thở trên cấp tính, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma

Đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận thuyết hình thành khối cholesteatoma, là do quá trình dị nhập của lớp biểu bì ống tai, và màng nhĩ vào trong hòm tai.

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai ngoài

Ống tai mới đầu thấy gờ đỏ, chạm vào rất đau, sau đó to dần, và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng.

Phác đồ điều trị dị hình bẩm sinh tai ngoài

Thiếu một phần hay toàn bộ vành tai, có thể gặp ở một bên, hay cả hai bên tai, vành tai hoàn toàn không có hay chỉ có một phần, thường chỉ như một nụ.

Phác đồ điều trị bệnh Ménière

Điều trị nội khoa bao gồm điều trị cơn cấp, và điều trị phòng ngừa, nếu bệnh Meniere thứ phát thì phải điều trị nguyên nhân.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm, vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.

Phác đồ điều trị viêm tai ứ dịch ở trẻ em

Cần phân biệt các căn nguyên của viêm tai thanh dịch, thứ phát sau rối loạn chức năng vòi, hoặc tắc vòi nhĩ, do yếu tố miễn dịch và nhiễm trùng đóng vai trò chủ yếu.

Phác đồ điều trị nghe kém ở trẻ em

Sau khi chẩn đoán xác định, nên cho bé mang ngay loại máy nghe có mức khuyếch đại, và độ rõ lời tốt nhất hiện có trên thị trường khoảng 3 đến 6 tháng.

Phác đồ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên (tai mũi họng)

Dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp, từ hệ thống thần kinh trung ương qua xương thái dương, và tuyến mang tai, trước khi đảm bảo phân bố.