Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng ở người lớn

2017-03-24 11:59 AM
Salbutamol hoặc terbutalin dung dịch khí dung 5 mg, Khí dung qua mặt nạ 20 phút một lần, có thể khí dung đến 3 lần liên tiếp.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cơn hen nặng là tình trạng nặng lên của các triệu chứng hen như khó thở, nặng ngực, thở rít với lưu lượng đỉnh giảm dưới 60% giá trị lý thuyết.

Cơn hen phế quản nặng: Xử trí thuốc trước, thủ thuật sau.

Cơn hen phế quản nguy kịch: Tiến hành thủ thuật trước, xử trí thuốc sau.

Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nặng

Xử trí tại chỗ (tại nhà bệnh nhân, tại y tế cơ sở, trên đường vận chuyển)

Thở oxy 40 - 60% nếu có.

Thuốc dùng ưu tiên hàng đầu là cường bêta-2 dạng hít.

Salbutamol bơm họng 2 nhát liên tiếp (khi hít vào sâu). Sau 10 phút chưa đỡ bơm tiếp 2 - 4 nhát nữa.

Trong vòng 1 giờ đầu có thể bơm thêm 2 - 3 lần nữa (mỗi lần 2 - 4 nhát). Nên dùng buồng đệm (spacer) để tăng hiệu quả của thuốc.

Hoặc terbutalin bơm với liều như trên. Hoặc fenoterol bơm 1 - 2 lần, mỗi lần 2 nhát cách nhau 20 phút. Hoặc formoterol/budesonid turbuhaler 4,5/160 àg hít 2 nhát mỗi lần, nếu không đỡ có thể nhắc lại sau 10 phút, liều tối đa là 8 nhát hít.

Trong trường hợp có máy và thuốc khí dung: nên cho bệnh nhân khí dung luôn nếu sau 2 - 3 lần xịt không có kết quả.

Nếu dùng thuốc cường bêta-2 không đỡ, nên phối hợp thêm thuốc kháng cholinergic: ipratropium bơm họng 2 nhát.

Có thể dùng các chế phẩm phối hợp sẵn 2 nhóm thuốc trên: fenoterol + ipratropium xịt mỗi lần 2 phát, 10 phút/lần; hoặc salbutamol + ipratropium xịt với liều trên.

Nếu tình trạng khó thở không giảm: Chuyển nhanh đến bệnh viện, trên đường vận chuyển dùng thêm:

Salbutamol hoặc terbutalin xịt 8 - 12 nhát liên tục vào buồng đệm cho bệnh nhân hít thở.

Terbutalin hoặc salbutamol (ống 0,5 mg) tiêm dưới da 1 ống.

Corticoid đường toàn thân: Prednisolon 40-60 mg uống. Hoặc hydrocortison 100 mg tiêm tĩnh mạch. Hoặc methylprenisolon 40 mg tiêm tĩnh mạch.

Có thể dùng một số thuốc khác trong trường hợp không có sẵn hoặc không đáp ứng các thuốc nói trên:

Aminophyllin 5 mg/kg cân nặng cơ thể tiêm tĩnh mạch chậm trong 20 phút. Adrenalin 0,3 mg tiêm dưới da.

Nếu cơn không giảm có thể nhắc lại sau 20 phút với cùng liều trên. Không nên tiêm dưới da quá 3 lần, nên thay đổi vị trí tiêm để tránh hoại tử tại nơi tiêm.

Phác đồ điều trị tại bệnh viện

Thở oxy mũi 4-8 lít/phút.

Thuốc giãn phế quản:

Salbutamol hoặc terbutalin dung dịch khí dung 5 mg: Khí dung qua mặt nạ 20 phút/lần, có thể khí dung đến 3 lần liên tiếp nếu sau khi khí dung 1 lần chưa có hiệu quả.

Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau 3 lần khí dung:

Nếu hết hoặc đỡ khó thở nhiều: khí dung nhắc lại 4 giờ/lần, kết hợp thêm thuốc giãn phế quản đường uống.

Nếu không đỡ khó thở: kết hợp khí dung với truyền tĩnh mạch:

Terbutalin ống 0,5 mg, pha trong dung dịch natri chlorua 0,9% hoặc glucose 5% truyền tĩnh mạch (bằng bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch - nếu có), tốc độ truyền khởi đầu 0,5 mg/giờ (0,1 - 0,2 µg/kg/phút), tăng dần tốc độ truyền 15 phút /lần đến khi có hiệu quả (có thể tăng liều đến 4 mg/giờ).

Hoặc: salbutamol truyền tĩnh mạch (với liều tương tự terbutalin) hoặc tiêm dưới da 0,5 mg mỗi 4-6 giờ.

Nếu không có salbutamol hoặc terbutalin dạng khí dung, có thể dùng salbutamol dạng bình xịt định liều: Xịt họng 2 nhát liên tiếp (đồng thời hít vào sâu). Nếu sau 10 phút không đỡ khó thở: xịt họng tiếp 2-4 nhát. Trong vòng 1 giờ đầu có thể xịt thêm 2-3 lần (mỗi lần 2-4 nhát) nếu còn khó thở.

Nếu không có sẵn hoặc không đáp ứng với salbutamol và terbutalin, có thể dùng các thuốc giãn phế quản khác:

Adrenalin: (một chỉ định rất tốt của adrenalin là cơn hen phế quản có truỵ mạch): Tiêm dưới da 0,3 mg. Nếu không đỡ khó thở, có thể tiêm dưới da nhắc lại 0,3 mg/mỗi 20 phút, nhưng không nên tiêm quá 3 lần.

Lưu ý: không nên dùng adrenalin ở bệnh nhân già, có tiền sử bệnh tim hoặc bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Aminophyllin: nếu bệnh nhân không dùng theophylin hoặc các thuốc có dẫn chất xanthin trước đó. Tiêm tĩnh mạch chậm: 5 mg/kg cân nặng cơ thể, tiêm chậm trong 20 phút. Sau đó, truyền tĩnh mạch liên tục 0,6 mg/kg/giờ (không quá 10 mg/kg/24 giờ). Nên dùng phối hợp với các thuốc cường β2 (salbutamol...).

Chú ý: dễ có nguy cơ ngộ độc (buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, co giật) nếu dùng liều quá cao, đặc biệt ở nguời già, suy gan hoặc đã dùng theophyllin trước khi đến viện vì khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc gần nhau.

Magnesium sulphat: tiêm tĩnh mạch 2 g.

Corticoid dùng 6 - 8 giờ một lần:

Methylprednisolon (ống 40 mg) tiêm tĩnh mạch. Hoặc prednisolon 40-60 mg uống. Hoặc hydrocortison 100 mg tiêm tĩnh mạch.

Khi bệnh nhân đã ra khỏi cơn hen nặng: giảm liều dần trước khi dừng thuốc. Kết hợp với corticoid tại chỗ (xịt hoặc khí dung qua máy).

Các biện pháp phối hợp:

Cho bệnh nhân đủ nước qua đường ăn uống và truyền (tổng lượng nước: 2 - 3 lít/ngày nếu không có bệnh tim mạch như suy tim, tăng huyết áp).

Kháng sinh: chỉ cho nếu có biểu hiện nhiễm khuẩn. Cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc. Không nên dùng penicillin (dễ gây dị ứng), các thuốc nhóm macrolid và quinolon (làm tăng tác dụng phụ của aminophyllin).

Nếu cơn hen không đỡ nhanh sau khi cấp cứu 30-60 phút, nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Chú ý: đảm bảo điều trị, chuẩn bị sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu tối thiểu trong quá trình vận chuyển bệnh nhân:

Thở ô xy.

Thuốc giãn phế quản.

Đặt đường truyền tĩnh mạch.

Bóng  ambu và mặt nạ - ống nội khí quản và bộ đặt nội khí quản (nếu có).

Những phương pháp điều trị không nên dùng trong cơn hen nặng:

Thuốc an thần.

Thuốc làm loãng đờm.

Vỗ rung.

Bù dịch số lượng lớn.

Dùng kháng sinh bao vây.

Phác đồ điều trị cơn hen phế quản nguy kịch

Can thiệp đường thở trước, thuốc sau.

Bóp bóng qua mặt nạ với oxy 10-12 lít/phút.

Nhanh chóng tiến hành đặt ống nội khí quản và bóp bóng qua nội khí quản.

Nếu không đặt được nội khí quản, hoặc bệnh nhân biểu hiện ngạt thở, tiến hành mở khí quản cấp cứu.

Các thuốc sử dụng trong cơn hen phế quản nguy kịch:

Adrenalin

Tiêm tĩnh mạch 0,3 mg, tiêm nhắc lại sau 5 phút nếu chưa đạt được hiệu quả giãn phế quản hay huyết áp tụt.

Sau đó truyền adrenalin tĩnh mạch liên tục với liều bắt đầu 0,2 - 0,3 µg/kg/phút, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân (mức độ co thắt phế quản, nhịp tim và huyết áp).

Chống chỉ định dùng adrenalin trên những bệnh nhân có suy tim, bệnh mạch vành, huyết áp cao, loạn nhịp tim...

Salbutamol hoặc terbutanyl hoặc aminophyllin

Dùng đường tĩnh mạch với liều như đối với cơn hen phế quản nặng.

Methylprednisolon (ống 40 mg) hoặc hydrocortison (ống 100 mg)

Tiêm tĩnh mạch 3 - 4 giờ/ống.

Điều trị phối hợp (kháng sinh, truyền dịch...) tương tự cơn hen nặng.

Gọi ngay đội cấp cứu ngoại viện của tuyến cấp cứu cao hơn.

Sau khi đã đặt được ống nội khí quản và truyền tĩnh mạch thuốc giãn phế quản, chuyển bệnh nhân bằng xe cứu thương tới khoa Hồi sức cấp cứu để điều trị chuyên khoa.

Bài viết cùng chuyên mục

Phác đồ điều trị viêm phế quản do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn khí quản ở trẻ em, xảy ra do biến chứng của nhiễm virus trước đó (viêm thanh khí phế quản, cúm, sởi, v.v.).

Phác đồ điều trị viên nắp thanh quản mới nhất

Nhiễm khuẩn nắp thanh quản ở trẻ nhỏ do Haemophilus influenzae (Hib) gây ra, rất hiếm xảy ra khi tỷ lệ tiêm vắc xin Hib cao. Nó có thể được gây ra bởi các vi khuẩn khác và xảy ra ở người lớn.

Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae, lây lan từ người này sang người khác qua hít phải các giọt hô hấp bị nhiễm bệnh của những người có triệu chứng hoặc không.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp

Viêm cấp amidan và hầu họng. Phần lớn các trường hợp có nguồn gốc từ virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Liên cầu nhóm A (GAS) là nguyên nhân chính do vi khuẩn gây ra và chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em từ 3 đến 14 tuổi.

Phác đồ điều trị viêm xoang cấp

Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm nhiễm của một hoặc nhiều hốc xoang do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xoang cấp tính là do virus và tự khỏi trong vòng 10 ngày.

Phác đồ điều trị cảm lạnh thông thường

Viêm mũi (viêm niêm mạc mũi) và viêm mũi họng (viêm niêm mạc mũi và họng) nói chung là lành tính, tự giới hạn và thường có nguồn gốc từ virus.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính

Tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp tính có thể do hít phải dị vật, nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn (viêm thanh khí phế quản, viêm nắp thanh quản, viêm khí quản), sốc phản vệ, bỏng hoặc chấn thương.

Phác đồ điều trị bệnh sán máng phổi (Pulmonary Schistosomiasis)

Ngày nay, người ta còn phát hiện thấy nhiều trường hợp mắc schistosomiasis, ở cả những nước không có yếu tố dịch tễ, do tình trạng di cư và khách.

Phác đồ điều trị sán lá phổi

Biện pháp dự phòng bệnh tốt nhất là chỉ ăn, uống đồ đã nấu chín, rửa sạch tay, đồ dùng đun nấu ngay sau khi tiếp xúc với cá, tôm, cua sống.

Phác đồ điều trị nấm phổi

Điều trị cơ bản là corticoid đường uống, nhằm làm giảm phản ứng viêm quá mẫn với Aspergillus, hai tuần đầu dùng prednisolon 0,5 mg kg ngày, sau đó giảm dần.

Phác đồ điều trị tăng áp động mạch phổi

Thuốc chẹn kênh calci, thường chỉ định cho tăng áp động mạch phổi nguyên phát, các thuốc thường dùng là nifedipin 20mg 8 giờ 1 lần.

Phác đồ điều trị bệnh Sacoit

Những trường hợp có tổn thương tim, thần kinh, hoặc đường hô hấp trên, kKhởi liều corticoid: 80 đến 100mg ngày.

Phác đồ điều trị viêm phổi kẽ

Các điều trị khác như điều trị viêm khớp dạng thấp, nên dùng corticoid ngay từ đầu, không dùng liều vượt quá 100 mg ngày.

Định hướng phác đồ điều trị u trung thất nguyên phát

U tuyến ức giai đoạn III và IVa không thể phẫu thuật cắt bỏ, bắt đầu với hóa trị liệu, nếu đáp ứng tốt, thể trạng bệnh nhân cho phép.

Phác đồ điều trị hóa chất ung thư phổi nguyên phát

Tính nhạy cảm của u phổi và chu trình phát triển, các tế bào phân chia nhanh nhạy cảm hơn với điều trị hoá chất, đặc biệt, khi tế bào đang phân chia.

Phác đồ điều trị tràn mủ màng phổi

Mủ màng phổi phải được điều trị nội trú tại bệnh viện, ở các đơn vị có khả năng đặt ống dẫn lưu màng phổi, các trường hợp nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.

Phác đồ điều trị tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi áp lực dương nhịp thở trên 30 lần phút, nhịp tim trên 120 lần phút, huyết áp tụt, trung thất bị đẩy lệch về bên đối diện.

Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi do lao

Chọc hút dịch màng phổi được chỉ định sớm, để chẩn đoán và giảm nhẹ triệu chứng, nhắc lại khi có triệu chứng khó thở.

Phác đồ điều trị tràn dịch màng phổi

Trường hợp tràn mủ màng phổi khu trú, đã vách hóa: cần tiến hành mở màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm màng phổi, hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Phác đồ điều trị tâm phế mạn

Bệnh nhân được chỉ định dùng kháng sinh, thuốc kháng sinh có thể dùng penicillin, ampicillin, amoxilin, amoxilin và acid clavulanic.

Phác đồ điều trị giãn phế quản

Những trường hợp giãn phế quản nặng, vi khuẩn kháng thuốc, thường cần dùng kháng sinh dài ngày hơn, hoặc bội nhiễm do Pseudomonas aeruginosa.

Phác đồ điều trị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Có thể dùng aminophylin 0,24 g pha với 100 ml dịch glucose 5 phần trăm, truyền trong 30 đến 60 phút, sau đó truyền duy trì.

Phác đồ điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chỉ định kháng sinh khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng rõ, ho khạc đờm nhiều, đờm đục, hoặc có sốt và các triệu chứng nhiễm trùng khác kèm theo.

Phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định

Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung.

Phác đồ điều trị áp xe phổi

Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản, giúp dẫn lưu ổ áp xe, soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản.

Phác đồ xử trí viêm phổi không đáp ứng điều trị

Chỉ nên thay đổi kháng sinh sau 72 giờ điều trị, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân nặng, tình trạng lâm sàng không ổn định, tiến triển X quang nhanh.

Phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng

Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh.

Phác đồ điều trị khó thở

Thông khí nhân tạo không xâm nhập qua mặt nạ nếu có chỉ định, thông khí nhân tạo qua ống nội khi quản mở khí quản, áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng.

Phác đồ điều trị ho kéo dài

Ho quá nhiều gây mệt nhiều, chưa xác định rõ nguyên nhân, hoặc một số trường hợp đã xác định được nguyên nhân, nhưng không có rối loạn thông khí.

Phác đồ điều trị viêm tiểu phế quản

Trường hợp nặng có thể xảy ra, trong đó đứa trẻ có nguy cơ do kiệt sức, hoặc nhiễm khuẩn thứ phát, nằm viện là cần thiết khi các dấu hiệu triệu chứng nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị viêm phế quản mãn tính

Ho trong 3 tháng liên tiếp mỗi năm trong 2 năm liền, không khó thở lúc khởi bệnh, khó thở phát triển sau nhiều năm, trước khi gắng sức.

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp

Điều trị kháng sinh được chỉ định khi, bệnh nhân đang trong tình trạng có bệnh nền, suy dinh dưỡng, bệnh sởi, bệnh còi xương, thiếu máu nặng.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa mãn tính mủ (CSOM)

Làm sạch dịch tiết ống tai bằng lau khô nhẹ nhàng, sau đó sử dụng ciprofloxacin 2 giọt, mỗi ngày hai lần, cho đến khi không còn dịch tiết.

Phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp (AOM)

Điều trị sốt và đau: paracetamol, làm sạch tai bằng dịch là chống chỉ định nếu màng nhĩ bị rách, hoặc không thể quan sát đầy đủ màng nhĩ.

Phác đồ điều trị viêm tai ngoài cấp tính

Ngứa ống tai hoặc đau tai, thường nặng, và trầm trọng hơn bởi chuyển động của loa tai, cảm giác đầy trong tai, có hoặc không có mủ xả.

Phác đồ điều trị viêm khí quản do vi khuẩn

Trái ngược với viêm nắp thanh quản, triệu chứng dần dần và đứa trẻ thích nằm phẳng, trong trường hợp nghiêm trọng, có nguy cơ tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.

Phác đồ điều trị viêm nắp thanh quản

Việc kỹ thuật đặt nội khí quản khó khăn, và cần được thực hiện bởi bác sĩ quen thủ thuật, hãy chuẩn bị để thực hiện mở khí quản nếu đặt không thành công.

Phác đồ điều trị nhiễm virus đường hô hấp trên ở trẻ em

Trong trường hợp không thở rít thì hít vào, hoặc co rút cơ hô hấp, điều trị theo triệu chứng, đảm bảo đủ ẩm, tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu các triệu chứng xấu hơn.

Phác đồ điều trị viêm họng cấp tính

Benzathine benzylpenicillin là thuốc cho Streptococcus A, vì kháng vẫn còn hiếm; nó chỉ là kháng sinh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt thấp khớp.

Phác đồ điều trị viêm xoang cấp tính

Điều trị kháng sinh là cần thiết trong trường hợp chỉ có viêm xoang do vi khuẩn, nếu không, viêm xoang nặng ở trẻ em có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn hô hấp trên cấp do viêm mũi sổ mũi

Theo dõi tình trạng tâm thần, tim và nhịp thở, SaO2 và mức độ nghiêm trọng của sự tắc nghẽn, duy trì đủ độ ẩm bằng miệng nếu có thể.

Phác đồ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên cấp do dị vật

Tắc nghẽn đường thở cấp tính, không có dấu hiệu cảnh báo, thường xuyên nhất ở đứa trẻ 6 tháng đến 5 tuổi chơi với đồ vật nhỏ hoặc ăn.

Phác đồ điều trị thiếu máu huyết tán

Trong một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em bị sốt rét nặng, thiếu máu có thể gây ra suy tim, có thể được bù bằng cách truyền máu.

Phác đồ điều trị thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu được định nghĩa là mức độ hemoglobin thấp hơn giá trị tham khảo, nó là một triệu chứng thường gặp ở những vùng nhiệt đới.

Phác đồ điều trị sốt

Trong trường hợp sốt xuất huyết, và sốt xuất huyết dengue, acid acetylsalicylic, và ibuprofen là chống chỉ định; sử dụng paracetamol thận trọng khi suy gan.

Phác đồ điều trị co giật trong khi mang thai

Chỉ trong trường hợp không có sẵn magiê sulfate, sử dụng tĩnh mạch chậm diazepam 10 mg tiếp theo là 40 mg trong 500 ml glucose.

Phác đồ điều trị bệnh động kinh

Một sự gián đoạn đột ngột của điều trị có thể gây tình trạng động kinh, tỷ lệ giảm liều thay đổi theo thời gian điều trị; thời gian điều trị càng dài, thời gian giảm liều cũng dài.

Phác đồ điều trị trạng thái động kinh co giật

Không bao giờ sử dụng phenobarbital bằng cách tiêm tĩnh mạch nhanh, giám sát hô hấp, và huyết áp, đảm bảo rằng hỗ trợ hô hấp.

Phác đồ điều trị cơn động kinh co giật

Hầu hết các cơn động kinh tự hạn chế một cách nhanh chóng, sử dụng ngay thuốc chống co giật là không đúng phương pháp.

Phác đồ điều trị shock tim

Digoxin không còn nên sử dụng cho sốc tim, trừ những trường hợp hiếm hoi khi một nhịp tim nhanh trên thất, đã được chẩn đoán bằng điện tâm đồ.

Phác đồ điều trị shock nhiễm khuẩn

Sử dụng dung dịch pha loãng, nghĩa là thêm 1 mg epinephrine với 9 ml natri clorid 0,9 phần trăm để thu được dung dịch 0,1 mg mỗi ml.

Phác đồ điều trị cấp cứu Shock phản vệ

Corticosteroid không có hiệu quả trong giai đoạn cấp tính, phải được chỉ định ít nhất một lần cho bệnh nhân đã ổn định, để ngăn ngừa tái phát trong ngắn hạn.

Phác đồ điều trị shock mất nước cấp tính nặng do vi khuẩn, virus viêm dạ dày ruột

Khẩn trương khôi phục lại khối lượng tuần hoàn, sử dụng liệu pháp bolus tĩnh mạch, Ringer lactate, hoặc natri clorid.

Phác đồ điều trị bệnh nhân shock (sốc) do xuất huyết

Ưu tiên khôi phục lại khối lượng máu trong lòng mạch, càng nhanh càng tốt, đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.