Kỹ thuật hút đờm rãi

2015-04-06 06:51 AM

Kỹ thuật hút mở là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống hút này được mở ra tại thời điểm hút, người điều dưỡng phải mang găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Nhận định chung

Thông khí có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hô hấp, bình thường phản xạ ho khạc có tác dụng tống hết dị vật (đờm rãi) giúp đường hô hấp được thông thoáng, đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể. Khi người bệnh không có khả năng ho, khạc, đường thở bị tắc nghẽn gây ứ đọng cản trở thông khí, làm tăng khả năng viêm nhiễm và chính hiện tượng này lại làm nặng thêm sự tắc nghẽn và giảm khả năng cung cấp khí oxy cho cơ thể. Trong những trường hợp này, người điều dưỡng phải sử dụng kỹ thuật hút đờm rãi để làm thông thoáng đường thở cho người bệnh.

Kỹ thuật hút dòm rãi được phân làm hai loại: hút thông đường hô hấp trên và hút thông đường hô hấp dưới. Hút thông đường hô hấp trên là kỹ thuật hút đờm rãi tại miệng hầu, mũi hầu; hút thông đường hô hấp dưới là kỹ thuật hút đồm rãi được thực hiện qua miệng hoặc mũi đôi khi hút qua đường thở nhân tạo tới khí quản, phế quản. Kỹ thuật hút đờm rãi được thực hiện dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhờ áp lực được tạo ra từ máy hút để lấy hết các chất ứ đọng trên đường hô hấp ra bên ngoài giúp người bệnh thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông không khí. Mặt khác, miệng hầu, khí quản được coi là vô khuẩn, do vậy khi tiến hành kỹ thuật phải áp dụng các biện pháp vô khuẩn để hạn chế nhiễm khuẩn cho người bệnh.

Để việc hút đờm rãi được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn cần phải hút theo trình tự hút từ miệng, mũi hầu, rồi mới tới khí quản, ống hút phải có cấu trúc đầu tròn và có một số lỗ bên cạnh để hút được nhiều và không gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Số lần hút phụ thuộc vào kết quả nhận định thực tế người bệnh và yêu cầu điều trị của bác sĩ, thông thường nếu xác định thấy dịch tiết đường hô hấp nhiều (qua quan sát hoặc kỹ thuật nghe) thì cần phải hút dòm rãi cho người bệnh. Lượng đờm rãi nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh vì vậy không có lý do để thực hiện kỹ thuật hút thường quy cho tất cả người bệnh 1 - 2giờ/lần. Mặt khác, việc hút liên tục sẽ làm tăng khoảng chết sẵn có trong miệng hầu và khí quản, thường dẫn tới hậu quả gia tảng tình trạng thiếu oxy cho người bệnh và làm tốn thương đường hô hấp.

Lý thuyết liên quan

Phân loại theo vị trí hút

Căn cứ vào cấu trúc giải phẫu và vị trí thường hút người ta chia kỹ thuật hút đòm rãi làm hai loại: kỹ thuật là hút đường hô hấp trên (hút miệng hầu và mũi hầu) và hút đường hô hấp dưối (hút miệng khí quản, mũi khí quản và hút khí phế quản thông qua ống thỏ nhân tạo).

Hút miệng hầu và mũi hầu

Miệng hầu bao gồm: miệng, vòm miệng mềm phía trên xương móng và kể cả amiđan, mũi hầu nằm phía sau mũi và kéo dài tới vòm miệng mềm. Kỹ thuật hút đờm rãi qua đường miệng hầu hay mũi hầu hay còn gọi là hút thông đường hô hấp trên được áp dụng trong trường hợp người bệnh có khả năng ho tốt nhưng không có khả năng khạc nhổ đờm hay khả năng nuốt. Chính vì vậy, kỹ thuật này được thực hiện sau khi người bệnh ho. Khi lượng dịch tiết trong đường hô hấp, phổi giảm người bệnh đỡ mệt, có khả năng khạc và nuốt thì không cần phải hút nữa.

Hút miệng - khí quản và mũi - khí quản

Hút miệng khí quản và mũi khí quản là một trong những kỹ thuật hút thông đường hô hấp dưới, kỹ thuật này được áp dụng cho những trường hợp người bệnh có tăng dịch tiết từ khí, phế quản và phổi nhưng không có khả năng khạc nhổ đờm sau khi ho và không có đường thở nhân tạo. Giống như kỹ thuật hút đường hô hấp trên (đường mũi hầu), kỹ thuật hút miệng - khí quản và mũi khí quản sử dụng ống hút được đặt sâu vào trong khí quản của người bệnh thông qua miệng hoặc mũi tuy nhiên đường mũi là thích hợp hơn vì nó hạn chế kích thích phản xạ hầu họng. Để hạn chế tai biến tổn thương đường hô hấp, thời gian hút không nên kéo dài quá 15 giây (từ lúc đẩy ống hút vào và rút ông hút ra), trong trường hợp cần phải hút dài thì nên để người bệnh nghỉ giữa mỗi lần hút và cho người bệnh thở oxy nếu có thể.

Hút khí, phế quản

Kỹ thuật hút khí, phế quản (hút thông đưòng hô hấp dưới) là kỹ thuật hút sâu được thực hiện qua ống thở nhân tạo như ống đặt nội khí quản hay cannun mở khí quản, trong những trường hợp này đường kính của ống hút không nên lớn hơn một nửa đường kính trong của đường thở nhân tạo. Để đảm bảo hút dịch tiết xong không làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, trong khi đưa ống hút xuống sâu phía dưới đường hô hấp không được dùng áp lực hút, và áp lực hút thích hợp chỉ nên đặt ở 120 đến 180 mm Hg. Khi rút ống hút ra không được rút liên tục mà cần phải xoay ống hút để hút được hết dịch tiết dính ở các cạnh của ổng nội khí quản. Điều dưỡng viên nên đeo khẩu trang, kính bảo hộ và cần thiết mang áo choàng để tránh bị vấy bẩn dịch cơ thể hạn chế nhiễm khuẩn chéo.

Phân loại theo cách thức hút

Dựa vào cách thức tiến hành chia kỹ thuật hút thành ba kỹ thuật là: hút kín và hút mở và hút qua ống thở nhân tạo.

Kỹ thuật hút mở là kỹ thuật hút có sử dụng ống hút vô khuẩn và ống hút này được mở ra tại thời điểm hút, người điều dưỡng phải mang găng vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật hút.

Kỹ thuật hút kín liên quan đến việc sử dụng ống hút đa năng được đựng trong một cái túi bằng nhựa, mặc dù ống hút này được thiết kế để sử dụng trong 24 giờ nhưng có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng ống hút này an toàn khi sử dụng trong khoảng thời gian dài hơn. Hút kín được áp dụng cho người bệnh cần có sự thông khí cơ học để hỗ trợ cho hệ thống hô hấp của họ bởi vì nó cho phép cung cấp oxy liên tục trong khi hút dịch, và nó làm giảm nguy cơ gây nên bão hòa oxy thấp, mặc dù thủ thuật này không đòi hỏi phải dùng găng tay vô khuẩn, xong nên dùng găng tay bình thường để tránh lây nhiễm bệnh từ dịch cơ thể.

Hút qua ống thở nhân tạo: kỹ thuật hút qua ống thở nhân tạo được áp dụng cho những người bệnh bất tỉnh, bị tắc nghẽn đường thở và những trường hợp cần

hỗ trợ khi tháo dịch ở khí - phế quản ra bên ngoài. Ống thở nhân tạo bao gồm: ống nội khí quản, canun mở khí quản và ống thở đặt ở miệng. Ống thở đặt ở miệng là loại đơn giản nhất của ống thở nhân tạo, nó giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn đường thở (khí quản) bằng cách không để lưỡi tụt xuống miệng hầu. Ống thở nhân tạo loại này được đặt kéo dài từ răng đến miệng hầu và duy trì lưdi ở vị trí bình thường. Phải sử dụng ống thở đúng kích cỡ, kích cỡ phù hợp của ống thở được xác định bằng cách đo khoảng cách từ góc trong của miệng đến gốc hàm ngay bên dưới tai. Độ dài này tương ứng với khoảng cách từ mép của ống thở đến đỉnh, nếu ống thở nhỏ thì lưỡi không được giữ ỗ phần trước của miệng, nếu ống thở quá to thì sẽ đẩy lưỡi về phía trước của nắp thanh quản và làm tắc nghẽn đường thở.

Kỹ năng hút đờm rãi

Nhận định người bệnh trước khi thục hiện kỹ thuật hút đàm rãi:

Nhận định các dấu hiệu và triệu chứng của việc bị tắc nghẽn đường hô hấp trên và dưới mà yêu cầu phải hút bằng đường mũi, miệng hầu hay mũi khí quản, miệng khí quản. Việc nhận định đó bao gồm: đếm nhịp thở, phát hiện những âm thanh bất thường (khò khè, tiếng rít), các chất dịch tiết ở mũi, nưốc mũi, chất dịch tiết dạ dày hoặc các chất nôn ra còn ở trong miệng v.v...

Nhận định các dấu hiệu và các triệu chứng liên quan đến việc giảm oxy máu: tình trạng khó thở vào và tăng carbon dioxit máu, các biểu hiện của sự sợ hãi, lo lắng, giảm khả năng tập trung, ngủ lịm, giảm mức độ tỉnh táo, tăng cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, những thay đổi về thái độ (đặc biệt là dễ nổi cáu), mạch và nhịp thở tăng, huyết áp cao, loạn nhịp tim, xanh xao, xanh tím và chứng khó thỏ, các dấu hiệu và triệu chứng thực thể trên là hậu quả của giảm oxy ở tế bào cũng như tăng chất tiết ở đường hô hấp trên và dưới.

Xác định các yếu tố hay gặp làm ảnh hưởng tối chức năng của đường hô hấp: tư thế người bệnh, sự bó ép lồng ngực đo quần, áo, dây thắt lưng, ca vát quá chặt v.v...

Tình trạng dịch cơ thể: lượng dịch nhiều sẽ làm tăng lượng dịch tiết, sự mất nước sẽ làm cho lượng dịch tiết đặc hơn.

Độ ẩm: độ ẩm của môi trường và độ ẩm trong khí thở có ảnh hưởng đến việc hình thành dịch tiết và tính chất của nó. Điều này sẽ liên quan tới kỹ thuật hút thông đường thở khi người bệnh không thể làm sạch các dịch tiết trong đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn: nhận định về tình trạng nhiễm khuẩn cụ thể của người bệnh, đối với những người bệnh bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dịch tiết thường tăng và đặc hơn đôi khi rất khó có thể khạc ra được.

Giải phẫu đường hô hấp: ở một số trường hợp cấu trúc giải phẫu bất thường ở đường hô hấp có thể làm giảm khả năng dẫn lưu dịch tiết ngay cả khi người bệnh bình thường. Niêm mạc mũi bị phù nề, vẹo vách ngăn hoặc bị gãy xương mặt cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc dẫn lưu dịch tiết ở mũi, các khối u ở bên trong hoặc xung quanh đường hô hấp dưới cũng có thể ảnh hưỏng đến việc thoát dịch do bị vít tắc hoặc bị chèn ép bên trong và bên ngoài đường thở.

Đánh giá nhận thức của người bệnh: tìm hiểu nhận thức của người bệnh về tác dụng của việc ho khạc đờm khi cần thiết, về lợi ích của việc hút dòm rãi khi họ không tự ho khạc được, cũng như những bất lợi của việc đờm rãi bị ứ đọng trong đường hô hấp. Hưống dẫn cho người bệnh cách ho khạc có hiệu quả cũng như cách phối hợp với điều dưỡng khi hút đờm rãi và khuyên khích người bệnh cộng tác trong khi tiến hành thủ thuật.

Dụng cụ hút đờm rãi

Máy hút.

Ống hút: cần chú ý chọn ống hút có kích cỡ phù hợp với người bệnh, thông thường đường kính của ông hút nhỏ thì áp lực hút cao hơn và hút được nhiều dịch tiết.

Nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước vô khuẩn khoảng 100ml (dung dịch nước muối có thể được pha với tỷ lệ 1 thìa cà phê muối cùng với 500ml nưốc vô khuẩn). Bình đựng nước này phải được thay sau 24 giờ để phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Dung dịch bôi trơn ống hút.

Hai đôi găng tay vô khuẩn hoặc một đôi găng tay vô khuẩn và một đôi găng tay không vô khuẩn.

Chậu hoặc cốc đựng dung dịch hút vô khuẩn, đựng dung dịch bôi trơn đầu ống hút.

Khăn hoặc giấy trải sạch.

Ống thở đặt vào mũi hoặc miệng (nếu có chỉ định).

Mặt nạ, khẩu trang, kính bảo vệ mắt.

Túi đựng đồ bẩn.

Quy trình kỹ thuật

Xem hổ sơ bệnh án, chuẩn bị người bệnh

Xem y lệnh của bác sĩ và nhận định người bệnh về tình trạng tiết dịch, tắc nghẽn đuởng hô hấp.

Thông bảo cho người bệnh về thủ thuật, thời gian, cách thức tiến hành.

Giải thích cho 1 người bệnh hiểu thủ huật sẽ giúp làm thông đường thở vã giảm khó thỏ, thủ huật có thể gây ho, chảy nước mũi, ọe v.v...

Chuẩn bị người điều dưỡng

Điều dưỡng mang trang phục đầy đủ, rửa tay thường quy, đeo tạp dề và kfnh bảo hộ.

Chuẩn bị dụng cụ

Kiểm tra máy hút, xem nó đã được đật ở chế độ hút hợp lý hay chưa.

Chọn ống hút đúng tiêu chuẩn, kích cỡ phù hợp với người bệnh.

Khí dung cho người bệnh bằng dung dịch nưốc muối 0,9%.

Kỹ thuật tiến hành

Đặt người bệnh ở tư thế thuận tiện (cho cả người bệnh và người điều dưỡng) thường đặt ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, hoặc nằm ngửa, thẳng, đầu ngửa tối đa (trừ khi có chống chỉ định).      

Trải khăn trên ngực người bệnh

Giảm sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Có thể mặc áo choàng bảo hộ.

Điều dưỡng tháo găng tay, mang găng tay vô khuẩn, đeo khẩu trang, đeo kinh

Làm giảm lây lan các vi sinh vật và sự bắn toé dịch cơ thể.

Lắp một đầu ống nối vào máy hút, đầu còn lại để ở chỗ tiện lợi gần người bệnh

Kiểm tra lại áp lực của máy hút.

Giảm áp lực tránh làm tổn thương niêm mạc đưòng hô hấp.

Chuẩn bị ống hút

Mở bộ dụng cụ hút hoặc ống hút lấy ống hút ra, để phần còn lại của ống thông giữ trong khăn vô khuẩn hoặc trong túi đựng ống hút.

Lấy ống hút ra sử dụng, duy trì kỹ thuật vô khuẩn để làm giảm sự lây nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.

Không được để ống hút chạm vào bề mặt không vô khuẩn.

Mở cốc (chậu) vô khuẩn và đặt lên trên bàn cạnh giường người bệnh

Đổ vào cốc khoảng 100ml nước muối sinh lý hoặc nước vô khuẩn.

Sử dụng nước muối sinh lý và nước vô khuẩn để làm sạch ống sau mỗi lần hút.

Bôi trơn đầu ống hút

Mở lọ đựng dung dịch bôi trơn, đổ một lượng nhỏ vào túi đựng ống hút vô khuẩn đã mở hoặc cốc đựng dịch bôi trơn rồi bôi trơn đầu ống hút.

Để luồn ống vào phế quản dễ hơn.

Có thể nhúng đầu ống hút vào trong dung dịch bôi trơn hoặc bôi trơn đầu ống hút từ 6 - 8cm.

Tay thuận cầm ống hút, tay không thuận cầm ống nối

Siết chặt ống hút vào ống nối.

Nối ống hút với máy hút.

Duy trì ống hút vô khuẩn, không chạm ống hút vào bể mặt không vô khuẩn.

Hút một lượng nhỏ dung dịch muối sinh lý.

Hút miệng hầu

Luồn ống hút vào trong miệng theo đường mũi xuống đến họng. Di chuyển ống hút xung quanh miệng. Động viên người bệnh ho.

Hút dịch trong cốc nước cho đến khi ống hút, ống nối sạch hết các chất dịch tiết.

Tắt máy hút, lau mặt cho người bệnh nếu chất dịch tiết bắn vào mặt.

Hút mũi hầu

Tháo bỏ dây oxy ra (nếu đang sử dụng), luồn ống hút vào trong mũi và dốc hướng xuống dưới họng trong khi người bệnh đang hít thở.

Hút từng đợt ngắn ngắt quãng từ 10 đến 15 giây, từ từ rút ống hút ra vừa rút vừa xoay ống.

Hút rửa ống hút và ống nối bằng nước muối sinh lý hoặc nước cho đến khi sạch ống.

Nhận định lại người bệnh để tiếp tục hút cho đến khi sạch đờm rãi.

Hút miệng hầu để làm sạch dịch tiết trong miệng.

Hút khí quản

Bóp bóng cho igười bệnh.

Đưa ống hút vào trong đường thở nhân tạo.

Hút tùng đợt ngắt quãng, vừa hút vừa xoay ống. Khích lệ người bệnh ho.

Tráng ống hút và ống nối bằng nước muối sinh lý cho đến khì sạch ống.

Nhận đính tình trạng tuần hoàn, hô hấp và việc làm sạch địch tiết.

Hút mũi hầu và miệng hầu..

Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ chăm sóc

Dùng các ngón ay cuộn tròn ống lút lại. Tháo lộn găng tay trở lại, tháo găng tay thứ hai chụp lên găng tay thứ nhất, tắt máy hút     .

Tháo bỏ khăn khoác trên ngực người bệnh rồi bỏ vào túi đựng đổ bẩn và đặt người bệnh trở lại tư thế thích hợp thoải mái.

Cho người bệnh thở oxy.

Đặt người bệnh trỏ về tư thế thích hợp.

Đặt bình đựhg nước muối sinh lý vào nơi quy định, vệ sinh, khử khuẩn theo quy định.

Tháo bỏ khẩu trang và rửa tay.

Đặt bộ dụng cụ hút, máy hút theo quy định.

Nhận định lại người bệnh về hô hấp, tuần hoàn v.v...

Ghi hồ sơ chăm sóc.

Bài viết cùng chuyên mục

Phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép

Lưu ý sử dụng thuốc cho trẻ em và người cao tuổi vì đặc điểm sinh lý cơ thể trên lứa tuổi này ảnh hưởng nhiều đến khả năng hấp thu, chuyển hoá và đào thải thuốc.

Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh

Điều dưỡng cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một bơm tiêm thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi

Kỹ thuật tiêm, truyền tĩnh mạch được thực hiện bằng kim luồn ngoại vi là phương pháp tiêm, truyền tĩnh mạch sử dụng loại kim làm bằng ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch.

Thay băng rửa vết thương sạch

Vết thương sạch là vết thương ngoại khoa, không bị nhiễm khuẩn, không có biểu hiện viêm (không có dịch rỉ viêm), quá trình điều trị có tiến triển tốt, tổ chức hạt đang phát triển hoặc đang trong giai đoạn lên da non.

Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn

Vết thương nhiễm khuẩn là vết thương có dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau, có dịch rỉ viêm chảy ra từ vết thương). Nếu nhiễm khuẩn kéo dài thì có mủ hoặc tổ chức hoại tử.

Thay băng vết thương và cắt chỉ

Khâu da được chỉ định trong các trường hợp phẫu thuật, trong chấn thương phần mềm trước 6 giờ. Thường ta sử dụng kim chỉ để khâu, có trường hợp sử dụng móc bấm bằng kim loại (móc bấm Michel), móc có tác dụng bấm ép hai mép da vào nhau thay cho chỉ khâu.

Thở ô xy qua mũi và ống mở khí quản

Liệu pháp oxy được chỉ định cho các người bệnh có biểu hiện thiếu oxy (nồng độ oxy thấp hoặc độ bão hòa oxyhemoglobin trong máu động mạch thấp).

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn.

Các biện pháp cầm máu tạm thời

Trước khi tiến hành sơ cứu mạch máu, cần phải nhận định được vết thương mạch máu thuộc động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.

Kỹ thuật băng

Khi sử dụng băng cuộn nếu băng không đúng sẽ gây ra các thương tổn vùng mô bên dưới, vùng lân cận hoặc tạo ra sự khó chịu cho nạn nhân.

Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn

Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn đã được nghiên cứu rất nhiều và không còn là vấn đề tranh cãi.

Sát khuẩn tay bằng dung dịch cồn

Trước khi di chuyên bàn tay từ vùng cơ thể nhiễm khuẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh và bàn tay không dính máu, không dính dịch tiết của người bệnh.

Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh

Những người bệnh nặng không tự chăm sóc vệ sinh được. Hằng ngày ta cần giúp họ rửa sạch vùng hậu môn sinh dục, nhất là khi người bệnh dại, tiểu tiện không tự chủ.

Kỹ thuật mang găng vô khuẩn

Trên lâm sàng người ta thấy một tỷ lệ lớn các mầm bệnh trong các bệnh phẩm đồng nhất với các vi khuẩn cư trú trên da tay, nó được coi như một chỉ số quan trọng trong việc xác nhận nhiễm khuân bệnh viện.

Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa

Rửa tay ngoại khoa được áp dụng bắt buộc cho phẫu thuật viên và người phụ mổ trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn hay thực hiện các chăm sóc đặc biệt.

Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn

Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn khi bị chạm vào người phụ giúp.

Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn y tế

Đảm bảo không cho vi sinh vật, bụi và hơi ẩm xâm nhập. Dụng cụ trong gói/hộp phải được giữ nguyên tình trạng vô khuẩn từ sau khi tiệt khuẩn đến khi dùng.

Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế

Hấp ướt: là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt uẩn cho tất cá các dụng cụ dùng trong các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm.

Sử dụng bô vịt, bô bẹt cho bệnh nhân

Khi người bệnh không thể rời khỏi giường để đi đến nhà vệ sinh đi tiêu tiểu, người điều dưỡng cần cung cấp bô dẹt để họ sử dụng tại giường. Trong các dụng cụ sử dụng để bài tiết tại giường có hai loại bô dẹt là phù hợp.

Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh

Mục đích của cọ rửa dụng cụ là để loại bỏ toàn bộ các chất bẩn dính trên dụng cụ, nơi ẩn náu của vi khuẩn tránh tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn.

Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh

Dinh dưỡng là một nhu cầu cơ bản của mỗi người, nhưng đối vối người bệnh do ảnh hưởng của bệnh tật nên thường cảm thấy ăn không ngon miệng nhất là những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh và toàn phát bệnh.

Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày

Trên lâm sàng thường gặp đặt ống thông dạ dày trong hỗ trợ việc nuôi dưỡng, cho thuốc người bệnh đối với những người bị mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.

Đặt ống thông vào trực tràng

Trong điều trị người ta đưa nước, chất dinh dưỡng, thuốc vào làm đại tràng giãn ra để làm lỏng phân và có thể đưa các chất dinh dưỡng, thuốc vào cơ thể qua đường ruột.

Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân

Thụt tháo là một phương pháp làm sạch phân ở đại tràng, bằng cách kích thích nhu động ruột thông qua sự truyền một thể tích lớn dung dịch vào đại tràng, kích thích tại chỗ của trực tràng và đại tràng sigma.

Kỹ thuật thông tiểu nữ

Tính chất nước tiểu bình thường là trong. Nước tiểu mới bài xuất ra thường sạch, không có cặn lắng, nước tiểu dẫn lưu qua ống thông thường trong không có cặn lắng nhưng thỉnh thoảng có một vài mảnh vụn niêm mạc.

Kỹ thuật thông tiểu nam

Niệu đạo là đường dẫn nước tiểu đến bàng quang, ở nam, niệu đạo dài khoảng 20 cm dùng để vận chuyển nước tiểu và tinh dịch.

Dẫn lưu nước tiểu liên tục

Dẫn nước tiểu liên tục là dùng ống thông cố định, lưu giữ một thời gian để dẫn nước tiểu từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn.

Kỹ thuật rửa bàng quang liên tục

Đối với người bệnh có bàng quang bị nhiễm trùng, rửa bàng quang bằng cách truyền nhỏ giọt dung dịch rửa kèm kháng sinh.

Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân

Dịch vào bao gồm tất cả dịch hiển nhiên như là nước, sữa, nước trái cây, cà phê, trà, và toàn bộ khối lượng dịch đường tĩnh mạch, bao gồm truyền máu và bất cứ loại dịch nào được đưa vào theo đường tĩnh mạch.