Các chỉ dẫn không cố gắng hồi sức giai đoạn cuối đời

2016-01-02 01:39 PM

CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Các bác sỹ có thể khuyến khích bệnh nhân bày tỏ các mong muốn của họ đối với việc sử dụng hồi sức tim phổi. Đáng tiếc là hầu hết các bệnh nhân và nhiều bác sỹ lại không được thông báo hoặc được thông báo nhầm về đặc điểm và sự thành công của hồi sức tim phổi. Mặc dù sự miêu tả đáng khích lệ về hồi sức tim phổi trên phương tiện thông tin đại chúng, song chỉ khoảng 15% trong tổng số người bệnh đã trải qua hồi sức tim phổi sống sót để ra viện. Hơn nửa, trong số các nhóm bệnh nhân nào đó đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh toàn thân không phải là bệnh tim khả năng sống sót để ra viện sau khi hồi sức tim phổi có thể bằng không hoặc rất nhỏ (bảng).

Người bệnh có thể yêu cầu bác sỹ ra chỉ định rằng không cần phải thử hồi sức tim phổi (CPR- cardiac pulmonary resuscitation) cho họ. Mặc dù chỉ định này lúc đầu được xem như là một chỉ định “không hồi sức" (Do not resuscitate- DNR), song nhiều bác sỹ ngày nay thích dùng thuật ngữ “không cố gắng hồi sức” (Do not attempt resuscitation-DNAR) hơn để nhấn mạnh một khả năng hồi sức thành công thấp.

Bảng. Sống sót để ra viện sau hồi sức tim phổi của các bệnh nhân có các bệnh lý nền khác nhau

Các tình trạng có tỷ lệ song sót cao nhất

Rung thất 26- 46%.

Phản ứng thuốc hoặc quá liều 22- 28%.

Loạn nhịp thất 19- 50%.

Các tình trạng có tỷ lệ sống sót thấp nhất     

Bệnh ác tính 0- 3.5%.

Bệnh thần kinh 0- 6,7%.

Suy thận 0- 10%.

Bệnh lý hố hấp 0- 7%.

Nhiễm trùng huyết 0- 7%.

Nuôi dưỡng tại nhà 0-1,7%.

Ngừng tim phổi ngoài bệnh viện 0,6%.

Ngoài các thống kê về tỷ lệ tử vong, các bệnh nhân quyết định lựa chọn CPR cũng còn được thông báo về những hậu quả khi sống sót sau CPR. CPR có thể dẫn đến gãy xương sườn và ở đây có một khả năng cao là phải cần can thiệp tích cực khác, chẳng hạn như chăm sóc ở đơn vị hồi sức cấp cứu nếu CPR thành công.

Với một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối đời, các quyết định về CPR không phải chỉ là sống hay chết mà còn để họ quyết định xem sẽ chết ra sao. Các bác sỹ nên chỉnh lại quan niệm sai lệch rằng từ chối CPR trong các hoàn cảnh thích hợp là tương đương với việc không làm tất cả mọi việc, còn nước còn tát hay việc “để ai đó chết”. Thường thì, CPR không cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh đang chết hay không thể thay đổi được tiên lượng của người bệnh. Khi mà quyền lợi sau cùng của người bệnh vẫn là để đưa ra quvết định và giữ trong đầi các định kiến và các thành kiến của họ thì bác sỹ nên đưa ra các lời khuyên rõ ràng về chỉ định DNAR và theo cách này sẽ bảo vệ người bệnh sắp chết và gia đình họ khỏi các cảm giác tội lỗi và tránh khỏi nỗi đau đi kèm với các hy vọng mong manh. Sau cùng, các bác sỹ nên khuyến khích người bệnh và gia đình họ đưa ra các quyết định tích vực trước về cái gì là cần thiết trong chăm sóc giai đoạn cuối hơn là chỉ chú trọng đến cái gì không thực hiện được.

Bài viết cùng chuyên mục

Các nhiệm vụ sau khi bệnh nhân tử vong

Sự chăm sóc thực sự người bệnh ở giai đoạn cuối còn bao gồm cả theo dõi các thành viên còn sống trong gia đình người bệnh sau khi người bệnh qua đời.

Các vấn đề tâm lý xã hội và tinh thần giai đoạn cuối đời

Điều này có thể bao gồm cả việc hoàn tất công việc quan trọng hoặc các dự án cá nhân, phân chia tài sản viết di chúc, và bố trí việc tang lễ và chôn cất.

Ngừng sự trợ giúp cho giai đoạn cuối đời

Việc ngừng các cạn thiệp kéo dài sự sống chẳng hạn như thông khí cơ học phải được tiếp cận cẩn thận để tránh sự đaụ đớn không cần thiết cho người bệnh.

Dinh dưỡng và bù dịch giai đoạn cuối đời

Nếu như nhịn đói có thể làm người bệnh bị yếu, ngủ lịm, vầ lãnh đạm thì việc ngừng dinh dưỡng ở giai đoạn cuối chỉ gây đói hoặc tình trạng nguy cấp không đáng kể.

Xử lý triệu chứng giai đoạn cuối đời

Đau là một vấn đề hay gặp ở người bệnh giai đoạn cuối, có tới 75 phần trăm bệnh nhân chết vì ung thư phải trải qua sự đau đớn và là điều mà nhiều người nói là họ sợ nhất về cái chết.

Các vấn đề văn hóa của giai đoạn cuối đời

Các nghiên cứu đã chỉ ra các khác biệt trong sự hiếu biết và tín ngưỡng đối với các định hướng tiến bộ, làm đại thể, dâng hiến phủ tạng, chăm sóc dưỡng đường.

Các định hướng tiến bộ đối với giai đoạn cuối đời

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng cả bác sỹ và cả gia đình người bệnh đều không thể dự đoán tốt hơn là có cơ hội để biết được các mong muốn của người bệnh.

Nền tảng đạo lý và pháp luật đối với giai đoạn cuối đời

Có ba điều đáng lưu ý thêm về mặt đạo đức cần thiết trong chăm sóc giai đoạn cuối. Điều đầu tiên là các nguyên tắc đạo đức quan trọng có thể mâu thuẫn, đụng độ nhau.

Các hạn chế trong chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối

Các bác sỹ có thể bị hạn chế trong chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối không chỉ bởi các đáp ứng cảm xúc của họ mà còn bởi một cảm nhận về bổn phận đạo đức.

Chăm sóc gia đình bệnh nhân giai đoạn cuối đời

Tìm một người có tiếng nói trong gia đình, điểu khiển các cuộc họp gia đình sẽ cho phép tất cả cùng được nghe và dành thời gian để nhất trí có thể giúp bác sỹ làm việc hiệu quả với gia đình.

Vai trò của bác sỹ trong giai đoạn cuối đời

Người bệnh đang chết cần các bác sỹ của họ để cho họ thấy sự hiện diện của chính mình, không nhất thiết để có khả năng giải quyết tất cả các vấn đề.

Những mong đợi trong giai đoạn cuối đời

Tuy nhiên, với các tiến bộ công nghệ gần đây phục vụ việc giải quyết các vấn đề của giai đoạn cuối cuộc đời thì cái chết đã trở nên được y học hóa.

Chẩn đoán giai đoạn cuối đời

Trong khi một số bệnh, chẳng hạn như ung thư, tuân theo các dự đoán tiên lượng về diễn biến của bệnh và dự báo thời gian tử vong, thì các nguyên nhân tử vong.