Đánh giá về huyết học trước phẫu thuật

2016-01-01 08:59 PM

Những bệnh nhân có tiền sử đáng tin cậy và không có những nghi ngờ về chảy máu bất thường trong tiền sử và khám thực thể có rất ít nguy cơ rối loạn chảy máu tiềm ẩn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Một vài rối loạn huyết học nặng có thể có tác động vào kết quả phẫu thuật. Bàn luận chi tiết về xử trí trước phẫu thuật những bệnh nhân có các rối loạn huyết học phức tạp là phạm vi của phần này. Hai tình huống làm sàng thường gặp cần tư vấn y khoa là bệnh nhân có thiếu máu trước đó và đánh giá nguy cơ chảy máu.

Vấn đề mấu chốt ở bệnh nhân thiếu máu là xác định nhu cầu đánh giá chẩn đoán trước phẫu thuật và nhu cầu truyến máu. Nếu có thế, nên tiến hành đánh giá chẩn đoán ở bệnh nhân thiếu máu chưa được phát hiện trước phẫu thuật và loại thiếu máu (đặc biệt là bệnh hồng cầu liềm và thiếu máu huyết tán miễn dịch) có thể có những liên quan với xử trí quanh phẫu thuật. Hầu hết dữ liệu gợi ý rằng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong tăng khi mức hemoglobin trước phẫu thuật giảm, dù không có dữ liệu nào nói rõ hiện hữu của các bệnh trước đó.

Mức hemoglohin dưới 8 hoặc 9g/dL đi kèm với các biến chứng phẫu thuật rõ rệt hơn mức hemoglobm cao hơn. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu truyền máu trước phẫu thuật ở một bệnh nhân phải cân nhắc các yếu tố khác nữa ngoài mức hemoglobin tuyệt đối, bao gồm bệnh tim phổi, loại phẫu thuật và khả năng mất máu do phẫu thuật.

Yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá nguy cơ chảy máu là tiền sử chảy máu trưc tiếp. Những bệnh nhân có tiền sử đáng tin cậy và không có những nghi ngờ về chảy máu bất thường trong tiền sử và khám thực thể có rất ít nguy cơ rối loạn chảy máu tiềm ẩn. Các xét nghiệm labô về các tham số cầm máu ở những bệnh nhân này nhìn chung là không cần thiết.

Khi tiền sử chảy máu là không đáng tin cậy hoặc không đầy đủ hoặc khi có dấu hiệu gợi ý có chảy máu trước phẫu thuật thì phải làm đầy đủ đánh giá về cầm máu trước phẫu thuật, trong đó phải bao gồm thời gian prothrombin, thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần, số lượng tiểu cầu và thời gian máu chảy.

Bài viết cùng chuyên mục

Đánh giá bệnh thận trước phẫu thuật

Nên lọc máu cho những bệnh nhân này trong vòng 24 giờ trước phẫu thuật và nên đo mức điện giair huyết thanh ngay trước phẫu thuật và theo dõi sát trong giai đoạn hậu phẫu.

Xử trí bệnh nội tiết trước phẫu thuật

Đái tháo đường kiểm soát tốt bằng chế độ ăn. Tránh dùng các dung dịch có chứa glucose trong lúc phẫu thuật. Đo đường máu mỗi 4 đến 6 giờ trong khi đang phẫu thuật.

Đánh giá thần kinh trước phẫu thuật

Điều quan trọng ở những bệnh nhân nguy cơ cao là tránh sử dụng các thuốc trong giai đoạn sau phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ tiến triển mê sảng, bao gồm meperidin và hầu hết các benzodiazepin.

Đánh giá trước phẫu thuật bệnh nhân bị bệnh gan

Có một vài dữ liệu về những nguy cơ của phẫu thuật ở những bệnh nhân viêm gan mãn tính, trong 272 bệnh nhân viêm gan mãn tính trải qua phẫu thuật.

Đánh giá phổi trong phẫu thuật cắt bỏ không ở phổi

Trong một nghiên cứu đơn, hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ bị viêm phổi sau phẫu thuật, thậm chí khi kiểm soát được bệnh phổi cơ bản.

Đánh giá nguy cơ về tim của phẫu thuật

Các thuốc chống đau thắt ngực trước phẫu thuật bao gồm các thuốc chẹn beta, chẹn kênh calci và các nitrat, cần được tiếp tuc dùng trước phẫu thuật và trong thời kỳ hậu phẫu.

Đánh giá trước gây mê phẫu thuật trên bệnh nhân không triệu chứng

Không phát hiện các vấn đề y học rõ ràng bao gồm ghi điện tim ở 12 đạo trình cho nam giới trên 40 tuổi vá phụ nữ trên 50 tuổi.

Những ảnh hưởng sinh lý của gây mê phẫu thuật

Không có bằng chứng rằng gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống có ưu thế hơn gây mê toàn thân về mặt cung lượng tim hoặc kết quả phẫu thuật chung.