Đại học y Hà Nội

2012-10-23 11:17 AM

Năm 1992 có 16 luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ chuyên ngành) được bảo vệ, mở đầu thời kỳ khởi sắc trong đào tạo sau đại học.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đào tạo đại học

Mục tiêu đào tạo đại học được xác định từ 1986 vẫn còn hiệu lực đến hiện tại với tên gọi cụ thể là bác sỹ đa khoa định hướng cộng đồng. Để thực hiện mục tiêu này, nhà trường đã thiết lập được hai vùng thực địa phù hợp với mục tiêu trên tại huyện Kim Bảng và huyện Sóc Sơn với sự hỗ trợ của dự án do quỹ Sasakawa tài trợ.

Sự hỗ trợ quan trọng để tiếp tục cải cách giáo dục là nguồn lực tài chính từ dự án SIDA thông qua Vụ KHĐT Bộ Y Tế và dự án Hà Lan 1 ( cho 4 trường đại học y Việt Nam ) và dự án Hà Lan 2 ( cho 8 trường đại học Y Việt Nam ). Đó là điều khác biệt rất cơ bản so với khi nhà trường bắt tay vào thực hiện cải cách giáo dục ở thập kỷ 80. Với nguồn lực này, trường đã mở các lớp sư phạm y học cho hầu hết thấy cô trong trường. Nhiều hiểu biết và kỹ năng tiếp thu được ở lớp đã được áp dụng rộng khắp: Các môn học y học đều đã có mục tiêu chung và mục tiêu từng bài; nhiều môn học đã có bộ test trắc nghiệm và đã sử dụng nhiều năm nay.

Đặc biệt, với vai trò trường trọng điểm, chủ nhiệm dự án Hà Lan, 16 môn học trực tiếp nhất trong thực hiện mục tiêu đã được tập huấn trong tất các trường Y cả nước để sau đó viết ra đầy đủ và chi tiết mục tiêu cụ thể về kiến thức, thái độ, kỹ năng của một bác sĩ mới ra trường. Đến nay công việc đã hoàn thành, toàn bộ sản phẩm tạo ra được tập hợp trong cuốn “sách xanh KAS”. Công việc tiếp theo sẽ là sẽ xây dựng khung chương trình chi tiết từ nền tảng của cuốn sách này cùng với viết ra các bài giảng để dạy và học theo phương pháp tích cực.

Dạy theo giai đoạn

Thầy trò nhà trường đã tốn rất nhiều công sức trong 6 năm chuyển đổi từ cách dạy theo niên chế sang cách dạy theo giai đoạn. Sự mềm hoá trong đào tạo, cũng như việc phát huy nội lực và tính chủ động của sinh viên không có gì sai, thậm chí đang là xu hướng của thế giới. Nó rất phù hợp với phương pháp dạy-học tích cực mà trường ta muốn thực hiện. Về nguyên tắc, nó không làm thay đổi mục tiêu mà trường đã xác định (bác sĩ cộng đồng) mà chỉ thay đổi phương thức đạt mục tiêu đó. Thuận lợi lớn là hầu hết thầy cô đã được học phương pháp Dạy-Học tích cực áp dụng trong Y học (trong nội dung của dự án SIDA và dự án Hà Lan).

Tuy nhiên, với ngành Y và với yêu cầu tiềm năng của bác sĩ cộng đồng, giai đoạn “đại cương” kéo dài tới hai năm sẽ ảnh hưởng tới giai đoạn “học nghề” sau đó. Bác sĩ về một cộng đồng, ví dụ một xã, phải thật sự làm được việc vì không còn ai có trình độ hơn mình để giải quyết các vấn đề liên quan tới sức khoẻ và mạng sống của đồng bào. Cộng đồng trong vòng 20 năm tới chưa thể chấp nhận “bác sĩ tiềm năng”. Chính ở chỗ này, trường Y Hà Nội miễn cưỡng chấp hành chủ trương của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế..

Mặt khác, muốn dạy theo học phần và học trình cũng cần giải quyết đồng bộ nhiều việc: chương trình với phần cứng ( bắt buộc ), phần mềm (tự chọn), sách và tài liệu phải được viết theo quy cách chung để giảm số giờ lên lớp, bộ câu hỏi trắc nghiệm để tăng cường kiểm tra nhưng không tốn thời gian... Nổi lên 2 vấn đề thực hiện đề án này là kinh phí và sự quyết tâm của toàn trường.

Để có đủ sách và tài liệu cho sinh viên, trường đã thành lập Ban chỉ đạo viết sách giáo khoa; đã sinh hoạt nhiều buổi, đã ra được các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể cho một cuốn sách phù hợp. Đã có những buổi họp toàn trường để lực lượng viết sách thống nhất các nguyên tắc và tiêu chuẩn cụ thể cho một cuốn sách. Nhưng số sách giáo khoa được viết ra còn một khoảng cách quá xa để đáp ứng sự tự học của sinh viên.

Đáng chú ý là từ năm 1994, có sự thay đổi đáng kể trong cách thi tốt nghiệp. Về thi thực hành, đề bài và cách hỏi thi phải đúng là “thực hành”; còn về lý thuyết, thí sinh ngoài các môn chuyên ngành (lâm sàng) còn phải làm các câu hỏi về môn y học cơ sở (phù hợp với chuyên ngành). Cách thi này đòi hỏi sinh viên phải học nỗ lực hơn, nhưng cũng sẽ có ích hơn cho họ.

Dạy y đức cho sinh viên đang là vấn đề được quan tâm. Tuy đã bỏ được môn luận lý về Đạo Đức, rất ít tác dụng đến hình thành y đức, nhưng lại không có môn nào thay thế nó. Biện pháp hiện nay là nhắc nhở các thầy nêu gương cho sinh viên, đồng thời biểu dương (cả khen thưởng) những cá nhân sinh viên có hành động tốt về y đức. Tuy vậy, rõ ràng đây chưa phải cách dạy và nhất là chưa có nội dung, có chương trình và có mục tiêu cụ thể, có một nhóm thầy phụ trách và chịu trách nhiệm về chất lượng, có đánh giá, có kiểm tra thi cử để ghi điểm vào học bạ.

Số sinh viên thi vào trường mỗi năm một tăng. Điểm chuẩn nói chung năm sau cao hơn năm trước. Ngoài nguyên nhân bậc học phổ thông phát triển mạnh mẽ, học sinh tốt nghiệp phổ thông dù rất kém vẫn có quyền thi đại học; và dường như họ không còn con đường vào đời nào khác là thử thi đại học... thì còn một nguyên nhân khác là chất lượng và danh tiếng trường đại học Y Hà Nội cũng rất hấp dẫn họ. Từ 1986 đến nay, trường kiên quyết phục hồi tính chặt chẽ, công bằng và trong sạch trong tuyển sinh của một trường truyền thống. Bởi vậy, mỗi đợt thi tuyển là cả trường vất vả dài ngày; mọi nỗ lực bỏ ra chỉ nhằm đảm bảo cuộc thi an toàn, đúng quy chế.

Năm học 2002, Bộ GDĐT đã cải tiến tuyển sinh chúng đề, chung thời gian và sử dụng chung kết quả. Với đề thi chung, sinh viên đỗ vào trường ta có điểm chuẩn cao nhất trong khối B ở khu vực phía bắc: bác sỹ đa khoa: 26 điểm, bác sỹ RHM và YHCT 24,5 điểm; hệ cử nhân đại học ( điều dưỡng, kỹ thuật y học, y tế công cộng đều là 22 điểm. Điểm thí sinh đỗ thủ khoa là 31,5 điểm.

Đối tượng mới

Phối hợp với Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, nhà trường tổ chức giảng dạy các đối tượng cử nhân cao đẳng: nữ hộ sinh, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên các khoá VI, VII, VIII với tổng số 250 sinh viên. Đã tổ chức thi tốt nghiệp cho 145 sinh viên cao đẳng tại chức khoá VI. Từ năm 1995, trường ta bắt đầu tuyển sinh và đào tạo cử nhân đại học điều dưỡng chính quy khoá I; từ năm 1998, nhà trường tuyển sinh đào tạo cử nhân đại học y tế công cộng khoá I, bác sỹ RHM khoá I và bác sỹ YHCT khoá I. Năm 1999, tuyển sinh đào tạo cử nhân đại học Kỹ Thuật Y Học ( hệ xét nghiệm ) khoá I. Như vậy loại hình đào tạo đại học nhà trường đã được mở rộng. Các khoá cử nhân đại học như điều dưỡng tốt nghiệp được các bệnh viện trung ương tiếp nhận đánh giá cao về năng lực vươn lên. Đây là một trong những thành công bước đầu của kết quả đổi mới đào tạo.

Nghiên cứu sinh

Năm 1992 có 16 luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ chuyên ngành) được bảo vệ, mở đầu thời kỳ khởi sắc trong đào tạo sau đại học. Một mốc ghi dấu là luận án phó tiến sĩ thứ 100 của cử nhân Thẩm Hoàng Điệp được bảo vệ tháng 9-1992 (sau các luận án đầu tiên của bác sĩ Ngô Gia Thạch, Đào Ngọc Phong và Vũ Duy Thịnh tới 14 năm) và luận án cuối cùng năm đó, là luận án thứ 108 của BS. Phạm Duy Tường (28-12-1992). Từ đó tốc độ bảo vệ đã tăng nhanh đáng kể, ngày 25-7-1995 có luận án thứ 150 của BS. Nông Thị Tiến, NCS chính quy khoá X. Luận án 200 Đỗ Như Hơn NCS chính quy 23-12-1996, 16-10 năm 2001, luận án thứ 300 của bác sỹ Trịnh Hồng Sơn bảo vệ thành công. Tính đến ngày 10-10-2002, đã có 342 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án PTS và TS ở trường ta. Bên cạnh những NCS Việt Nam, chúng ta đã đào tạo cho các NCS Lào ( 2 người hệ chính quy ), Campuchia ( 2 người hệ ngắn hạn ) và Hung ga ri (1 người hệ ngắn hạn).

Cao học

Đến 25.10.1991, trường được giao nhiệm vụ tuyển cao học. Khóa I tuyển được 45 bác sĩ mới ra trường; khóa II tuyển 40 người, nhưng khai giảng trễ 1 năm vì Bộ Đaị học chỉ cho phép tuyển bác sĩ trong biên chế, được cơ quan cử đi học (và cơ quan sẽ nhận về) Cách này đối phó được với tình trạng khó phân phối công tác cho thạc sĩ; nhưng từ nay thạc sĩ trong cả nước không còn trẻ nữa. Riêng ngành Y, với sự liên thông “Nội trú - Cao học” đã tránh được tình trạng này; mặt khác trường cho phép bác sĩ trẻ và chưa biên chế nếu đóng học phí cũng được thi vào cao học (cố nhiên, họ phải tự tìm việc sau khi học xong). Khóa III (1995) nhờ chỉ tiêu và kinh phí tăng lên, trường tuyển 100 đối tượng theo đúng qui định: đó là bác sĩ đang công tác, sau khi học xong sẽ được cơ quan cũ nhận về. Tuy nhiên, cách này sẽ không có thạc sĩ trẻ.

Tốt nghiệp cao học được gọi là thạc sĩ (không đồng nhất với bằng thạc sĩ ngày xưa - tức bằng “sau tiến sĩ” của ngànhY của Pháp - mà thầy Đặng văn Chung và Vũ Công Hoè có được). Thời gian học cao học ở ngành Y dài gấp rưỡi các ngành khác: 3 năm thay vì 2 năm, nhưng bậc lương không hơn gì. Gần đây, theo đúng Luật Giáo dục, đào tạo thạc sĩ ngành Y cũng phải chấp hành rút xuống còn 2 năm: như vậy sẽ có hai khoá kế tiếp cùng ra trường một năm.

Nội trú bệnh viện, bác sỹ chuyên khoa cấp 1 và 2

Đều tăng số lượng tuyển chọn. Trong năm học 1994-1995, trường đã tận dụng tối đa các chỉ tiêu đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục- Đào tạo và Bộ Y tế để đáp ứng nhu cầu cho cán bộ nhà trường và cán bộ địa phương. Bảo đảm nguyên tắc giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo phải được xuyên suốt các loại hình đào tạo để giữ vững truyền thống và uy tín khoa học của nhà trường.

Năm học 1997-1998, các đối tượng sau đại học (nội ngành và quốc gia) của trường lên tới 2132 học viên; năm sau đã là 2931 học viên...; từ đó số học viên cao học tương đương số sinh viên đại học. Ngoài các biện pháp nâng cao chất lượng luận án do bộ GD-ĐT ban hành (thêm phản biện, phản biện kín, quy cách viết luận án...) trường cũng có những biện pháp: đã định kỳ tổ chức các Hội nghị khoa học dành riêng cho nghiên cứu sinh (đến nay đã được 5 lần), nhờ vậy tiến độ hoàn thành luận án đã tăng hơn trước rất rõ rệt; đã tổ chức Hội nghị đào tạo sau đại học cho các thầy cô liên quan.

Với số lượng đào tạo ngày càng tăng, hình thức đào tạo phong phú hơn trước nhưng Nhà trường luôn cố gắng giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo SĐH, đặc biệt là đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ. Đào tạo bác sĩ chuyên khoa được mở rộng ở nhiều địa phương trong cả nước.

Cho đến nay, đã đào tạo được 530 bác sỹ nội trú bệnh viện; 1499 BSCKCII; 6099 BSCKCI.

Địa chỉ: Số 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 84-04-38523798 - Fax: 84.4.38525115.

Bài viết cùng chuyên mục

Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực y tế, từng bước triển khai đào tạo các loại hình sau đại học như Bác sĩ Chuyên khoa cấp I, cấp II, Nội trú, Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (VATM)

Học viện thường xuyên được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự giúp đỡ tận tình của các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động của Học viện.

Trường Đại học Y tế Công cộng

Đặc biệt gần đây, nhà trường còn đứng ra tổ chức những nghiên cứu quy mô lớn, liên kết với hầu hết các cơ sở giảng dạy y tế trong cả nước và huy động những cựu học viên cao học tham gia một cách tích cực.

Trường Đại học Y Hải Phòng

Hiện nay, trường Đại học Y Hải Phòng cũng đã và đang hợp tác với các trường Đại học trên thế giới phối hợp đào tạo cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về các chuyên ngành sau đại học.

Đại học Y khoa Thái Bình

Thư viện của trường được đầu tư để hiện đại hóa. Trường đang xây dựng hoàn thiện Thư viện điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác quản lý, đào tạo và NCKH.

Đại học Y khoa Vinh

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Lao và các bệnh phổi, bệnh viện tâm thần, bệnh viện Quân Y 4 với hơn 3000 giường bệnh đủ các chuyên khoa.

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Địa chỉ: Số179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại 28 đường Trần Quý Cáp, nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Cao đẳng  kỹ thuật viên Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Vật lý trị liệu/ Phục hồi chức năng, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Nha khoa, Điều dưỡng Gây mê hồi sức, Hộ sinh và 08 chuyên ngành hệ Trung cấp.

Trường đại học Dược Hà Nội

Trương Đại học Dược Hà Nội đã khẳng định được vị trí quan trọng và uy tín của mình trong sự nghiệp đào tạo cán bộ Dược của ngành Y tế , là địa đào tạo chỉ tin cậy của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

Học viện Quân y

Y học quân sự, y học cơ sở, y học lâm sàng và y học thảm hoạ; Công nghệ sinh học và tế bào gốc; Dược chất và hợp chất tự nhiên; Nghiên cứu cơ bản.

Khoa y dược Đại học Đà nẵng

Hơn 30 năm qua, các Trường thành viên của Đại học Đà Nẵng đã cung cấp cho Miền Trung - Tây Nguyên lực lượng cán bộ trọng yếu cho hầu hết các ngành kinh tế và quản lý Nhà nước.

Trường Đại Học Y Dược Huế

Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế được thành lập năm 2002 với quy mô bệnh viện loại 1, có 400 giường bệnh. Đây là mô hình mới, hoạt động theo đơn vị sự nghiệp có thu, tự hoạch toán 100%.

Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, áp dụng chương trình, giáo trình tiên tiến nước ngoài.