Nguyên tắc sử dụng thuốc tim mạch trong cấp cứu hồi sức

2012-11-07 01:38 PM

Có một sự khác biệt lớn về đáp ứng với thuốc giữa các bệnh nhân. Lý do đầu tiên có lẽ do sự biến đổi của thụ thể giao cảm trong các bệnh lý cấp tính. Hơn nữa khi dùng kéo dài có hiện tượng trơ của các thụ thể giao cảm.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Thuốc trợ tim

Đây là các thuốc hay được dùng nhất trong khoa cấp cứu hồi sức. Mặc dù vậy có rất nhiều cách dùng thuốc, lựa chọn thuốc dựa trên tác dụng của các loại khác nhau.

Nguyên tắc chung

Giảm thể tích là nguyên nhân hay gặp nhất của tụt huyết áp và giảm cung lượng tim trong khoa cấp cứu hồi sức. Do vậy phải được phát hiện và điều trị thoả đáng.

Chỉ định chính là tăng sức co bóp cơ tim với một tiền gánh và hậu gánh cố định. Trên lâm sàng nó có tác dụng tăng huyết áp trung bình và cung lượng tim.

Cung lượng tim và huyết áp trung bình phải được xem xét trong hoàn cảnh tình trạng sức khoẻ trước đó kết hợp với một phản ứng cấp tính hiện tại.

Khi dùng thuốc trợ tim với liều đáng kể, phải đặt CVC, AL, nếu cần PAC.

Tác dụng chính của thuốc trợ tim là tăng huyết áp trung bình và cung lượng tim, tác động trên tần số tim, SVR và PVR thay đổi tuỳ theo từng loại.

Chưa có một thuốc trợ tim nào được chứng minh là tối ưu.

Có một sự khác biệt lớn về đáp ứng với thuốc giữa các bệnh nhân. Lý do đầu tiên có lẽ do sự biến đổi của thụ thể giao cảm trong các bệnh lý cấp tính. Hơn nữa khi dùng kéo dài có hiện tượng trơ của các thụ thể giao cảm. Các ứng dụng lâm sàng:

Các catecholamine tác động ưu tiên trên thụ thể bêta ở liều thấp, anpha ở liều cao.

Không thể đoán trước liều tác dụng của một thuốc trên một bệnh nhân cụ thể, liều tính bằng cmg/kg/phút có giá trị sử dụng rất thấp.

Liều bắt đầu thường dùng là 3 - 5 cmg/phút, sau đó tăng dần để đạt được tác dụng mong muốn:

Tăng huyết áp trung bình, tưới máu ngoại vi, và cung lượng tim.

Không làm tăng đáng kể nhịp tim, hoặc gây loạn nhịp.

Duy trì hoặc làm tăng lưu lượng nước tiểu.

Hết toan chuyển hoá.

Đôi khi phải dùng đến liều rất cao để đạt tác dụng mong muốn (>50cmg/phút).

Thuốc ức chế phosphodiesterase (milrinone).

Thuốc làm tăng nồng độ AMPc trong tế bào dẫn đến tăng Ca trong tế bào, tăng cung lượng tim do:

Tăng co bóp cơ tim.

Giãn mạch toàn thân và mạch phổi.

Cải thiện chức năng tâm trương.

Trong một số tình huống cần phải dùng thêm noradrenaline để khắc phục tác dụng giãn mạch.

Thời gian bán huỷ khá dài, do vậy khó điều chỉnh tác dụng.

Phải giảm liều khi suy thận.

Tóm tắt tác dụng trên tim của một số thuốc chính

Thuốc

β1

Tần số

Dẫn truyền

Co bóp

Β2

Co bóp

Giãn mạch PQ

Glucose/lactate

α1

Co bóp

Co mạch

Α2

Co bóp

Co mạch

Adrenaline

Noradrenaline

Dopamine

 Liều thấp

 Liều cao

Dobutamine

+

+

(+)

-

Isoprenaline

+

(+)

-

-

+ Mạnh

(+) Nhẹ

- không

 

 

Các thuốc hay dùng

Thuốc

Liều chuẩn

Chỉ định

Adrenaline

6 mg/100 ml G 5%

ml/giờ = mcg/phút

Thuốc dùng hàng đầu

1.Hồi sinh tim phổi

2.Sốc nhiễm khuẩn

3.Số tim

4.Hen PQ nặng

5.Sốc phản vệ

6.Duy trì áp lực tưới máu não.

7.Tạo nhịp tim.

Noradrenaline

6 mg/100 ml G 5%

ml/giờ = mcg/phút

1.Sốc giãn mạch hoặc sốc nhiễm khuẩn.

Dopamine

400 mg/100 ml G 5%

ml/giờ = mcg/kg/phút

1.Không ưu việt hơn adrenaline/noradrenaline

2.Gây mạch nhanh hơn adrenaline

3.Không dùng liều thận.

Dobutamine

500 mg/100 ml G 5%

ml/giờ = mcg/kg/phút

1.Chủ yếu gây giãn mạch, trợ tim yếu.

2.Thường dùng trong sốc tim hoặc sốc có cung lượng tim thấp, tăng hậu gánh.

Isoprenaline

6 mg/100 ml G 5%

ml/giờ = mcg/phút

1.Giãn mạch, tăng nhịp tim

2.Tạo nhịp (sau adrenaline).

Milrinone*

10 mg/ 100 ml G 5%

50 mcg/kg liều tấn công trong 20 phút

Duy trì 0,5 mcg/kg/phút.

1.Sốc tim do suy chức năng tâm trương.

2.Tăng áp lực động mạch phổi sau thay van.

3.Trơ thụ thể giao cảm.

*Cho bệnh nhân 70 kg bolus 35 ml/20 phút duy trì 20 ml/giờ

Thuốc co mạch

Nguyên tắc chung

Ngoài catecholamine có tác dụng trên mạch ngoại vi khác nhau, các thuốc vận mạch khác đều có tác dụng co mạch, tăng huyết áp cấp tính.

Nguyên nhân hay gặp nhất của tụt huyết áp trong khoa ĐTTC là giảm thể tích. Thuốc co mạch không thể được dùng thay cho bù dịch.

Chỉ định

Tụt huyết áp sau block giao cảm.

Ngăn cản hấp thu thuốc gây tê tại chỗ.

Tụt huyết áp trơ với tác dụng của catecholamine. Trong tình huống này, vasopressin có thể có tác dụng.

Biến chứng

Tăng huyết áp phản ứng.

Cường phó giao cảm.

Quen thuốc.

 

Liều

Chỉ định

Metaraminol

10 mg/10 ml G 5%

1.Co mạch mạnh và ngắn.

Ephedrine

 

30 mg/10 ml G 5%

1.Thuốc giống giao cảm tổng hợp.

2.Hay dùng trong gây mê

Vasopressin

 20 UI/20 ml G 5%

2,4 ml/giờ (0,04 ui/phút).

1.Tụt huyết áp trơ với catecholamine.

2.Cần có chỉ định của bác sỹ chính.

Thuốc hạ huyết áp

Nguyên tắc chung

Nguyên nhân hay gặp nhất của tăng huyết áp trong khoa ĐTTC là tăng hoạt tính giao cảm do đau, vật vã hoặc sảng. Những rối loạn này phải điều trị bằng thuốc an thần và giảm đau.

Những bệnh nhân suy thận cấp ở giai đoạn hồi phục thường có tăng huyết áp. Điều này xảy ra do sự điều chỉnh của cơ thể về thần kinh và nội tiết, thường không cần điều trị.

Tương tự như vậy, tăng huyết áp trong bệnh lý thần kinh như chấn thương sọ não, xuất huyết nội sọ thường là cơ chế thích nghi của cơ thể và không cần phải can thiệp. Dùng thuốc giãn mạch trong các tình huống này là chống chỉ định tương đối.

Thuốc hạ áp nên được điều chỉnh lại trên những bệnh nhân có tăng huyết áp premorbid.

Chỉ định

Cấp tính:

Kiểm soát huyết áp hậu phẫu tim mạch, mạch não, hoặc trong thiếu máu cơ tim cấp.

Cơn tăng huyết áp ác tính.

Sản giật, tiền sản giật.

U tuỷ thượng thận.

Các chỉ định khác của thuốc giãn mạch

Giảm hậu gánh trong thiếu máu cơ tim và suy tim.

Phối hợp trong sưởi ấm bên ngoài trong hạ thân nhiệt.

Mạn tính:

Tăng huyết áp kéo dài > 150/100.

Thiếu máu cơ tim.

Bệnh lý mạch máu não.

Biến chứng:

Mạch nhanh phản xạ.

Tụt huyết áp (bệnh nhân giảm thể tích).

Quen thuốc.

Giãn mạch phổi gây shunt và giảm ô xy máu.

Ngộ độc cyanua.

Thuốc

Cách pha liều

Chỉ định

Glyceryl

trinitrate

(GNT)

30 mg/100 ml G 5%

(Không dùng chai nhựa, dây truyền riêng)

2-25 ml/giờ

1.Giãn tĩnh mạch: thiếu máu cơ tim

2.Hạ huyết áp nhẹ

3.Quen thuốc xảy ra sau 24-48 giờ, khi đó cần dùng thêm thuốc giảm huyết áp khác.

Natri nitroprusside

(SNP)

50 mg/250 ml G 5%

3-40 ml/giờ

1.Cần hạ huyết áp nhanh trong cơn tăng huyết áp.

2.Quen thuốc và toan chuyển hoá do nhiễm độc cyanua

Phentolamine

10 mg/10 ml G 5%

1.Chẹn anpha đơn thuần, tác dụng ngắn.

Hydralazine

Tấn công 10-20 mg

Duy trì 20-40 mg/8 giờ

1.Hạ huyết áp ngắn và trung bình

2.Thường kết hợp với chẹn bêta để tránh phản ứng mạch nhanh.

3.Tốt trong điều trị tăng huyết áp do mạch thận.

Amlodipine

5-10 mg uống

2 lần/ngày

1.Chẹn kênh can xi tác dụng dài.

2.Thận trọng trong suy thận

Captopril

Liều ban đầu 6,25-50 mg/8 giờ uống

Tăng huyết áp cấp 6,25-25 mg dưới lưỡi

1.Thuốc uống gối dần sau thuốc truyền tĩnh mạch, hạ huyết áp nhẹ, suy tim sau nhồi máu.

2.Tác dụng hạn chế hơn nifedipine trong khống chế cơn tăng huyết áp cấp.

3.Thận trọng trong tăng huyết áp do mạch thận và suy thận.

Enalapril

liêù ban đầu 5 mg/ngày

Tăng đến 20 mg/8giờ.

 

Phenoxybenzamine

Uống: 10 mg/ngày đến khi tụt huyết áp tư thế.

Tĩnh mạch: 1mg/kg/ngày (trong 200-500 G5%): 1/3 trong 1/24, 2/3 trong 1/24.

1.Chẹn anpha tác dụng kéo dài.

2.Tiền phẫu u tuỷ thượng thận.

3.Có thể gây tụt huyết áp nhiều.

Atenolol

1-2 mg tĩnh mạch (đến 10 mg)

25-100 mg uống 2 lần/ngày

1.Tình trạng cường hoạt tính giao cảm.

2.cơn cường giáp.

3.Mạch nhanh phản xạ khi dùng thuốc giãn mạch.

4.Thận trọng khi có giảm chức năng thất trái, hen phế quản.

5.Tăng tác dụng trong suy thận.

Metoprolol

 

1.Như atenolol, an toàn trong suy thận

 

Thuốc

Cách pha liều

Chỉ định

Esmolol

Tấn công 0,5 mg/kg

Pha truyền 100 mg/10 ml

1.Chẹn beta tác dụng cực ngắn

2.Tác dụng tốt trong những trường hợp cần thử tác dụng khi có giảm chức năng thất trái.

3.Phối hợp với thuốc giãn mạch sau phẫu thuật tim mạch.

Clonidine

 Bắt đầu 25 cmg đến 150 cmg

1.Tăng huyết áp cấp, cơ chế trung ương.

2.Sau phẫu thuật tim.

3.Có thể gây tăng huyết áp khi dừng thuốc ở người dùng kéo dài.

Methyldopa

250 mg-2g/ngày, uống chia 2 lần

125-250 mg tiêm tĩnh mạch

1.Thuócc lựa chon thứ ba trong tăng huyết áp mạn tính, sau khi ức chế men chuyển thất bại.

2.Tăng huyết áp trên phụ nữ có thai.

3.Có thể phối hợp với lợi tiểu, ức chế men chuyển.

4.Dạng truyền tĩnh mạch rất có tác dụng trong tăng huyết áp do cơ chế trung tâm.

MgSO4

Tấn công 40-60 mg/kg (4 g), duy trì 2-4 g/giờ, giữ nồng độ Mg >1,5-2 mmol/l

1.Sản giật, tiền sản giật.

2.U tuỷ thượng thận.

3.Tăng hoạt tính giao cảm trong uốn ván.

Thuốc chống loạn nhịp tim

Nguyên tắc chung

Trước khi cho thuốc loạn nhịp, phải điều chỉnh các rối loạn:

Giảm thể tích.

Rối loạn chuyển hoá (K, Mg, PO4, toan kiềm).

Thiếu máu cơ tim hoặc suy tim.

Nhiễm khuẩn.

Đau, vật vã.

Tất cả các thuốc loạn nhịp tim đều có thể gây loạn nhịp tim.

Hầu hết đều ức chế co bóp cơ tim.

Thuốc loạn nhịp được dùng khi loạn nhịp tim gây rối loạn huyết động (hạ huyết áp, mạch nhanh >120/phút kéo dài, hoặc trên bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu cơ tim).

Cân nhắc dùng thuốc chống đông nếu rung nhĩ kéo dài trên 48 giờ.

Chỉ định

Xoá loạn nhịp tim.

Chống tái phát.

 

Cách pha

Chỉ định

Amiodarone

Cấp: 900 mg/250 ml G5%

Tấn công 100 ml/giờ (5 mg/kg)

Duy trì 10 ml/giờ trong 24 giờ (15 mg/kg/ngày).

Mạn: 200-400 mg/ngày, uống

1.Hiệu quả trong xoá và dự phòng: rung, cuồng nhĩ nhanh, cơn nhịp nhanh nhĩ thu, nhịp nhanh thất đơn dạng.

2.Nói chung ít ức chế co bóp cơ tim.

3.ít gây loạn nhịp nhất trong các thuốc chống loạn nhịp tim.

4.Gây QT dài, tuy nhiên hiếm khi gây xoắn đỉnh.

5.Tác dụng phụ hiếm xảy ra khi dùng trong thời gian ngắn.

6.ảnh hưởng đến kết quả định lượng digoxin

7.ảnh hưởng đến xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.

MgSO4

Tấn công:5-10 mmol tiêm tĩnh mạch chậm

Duy trì: 2-5 mmol/giờ

 

Verapamil

5-10 mg tiêm tĩnh mạch chậm

1.Tác dụng như thuốc chẹn can xi

Digoxin

Tấn công 1 mg

Duy trì 1/4 mg tĩnh mạch hay uống/ngày.

(nồng độ huyết tương 0,6-2,3 nmol/l)

1.Rung nhĩ nhanh trên bệnh nhân suy tim ổn định.

2.Nguy cơ ngộ độc cao.

3.Dễ gây loạn nhịp ở bệnh nhân hồi sức.

4.Tác dụng trợ tim trong hồi sức rất hạn chế.

Atenolol

1-2 mg tiêm tĩnh mạch

25-100 mg uống/2lần/ngày

1.Tăng hoạt tính giao cảm.

2.Mạch nhanh phản ứng khi dùng thuốc giãn mạch.

3.Thận trọng khi suy thất, hen phế quản.

4.Tăng tác dụng trong suy thận.

Sotalol

10-80 mg tĩnh mạch chậm trong 10-15 phút

1.Tác dụng nhóm III và II

2.ít gây loạn nhịp tim.

3.Xoá cơn nhịp nhanh trên thất, xoá rung, cuồng nhĩ. Phòng taí phát.

Adenosine

6-12 mg tiêm tĩnh mạch nhanh

1.Chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh trên thất (làm chậm dẫn truyền nhĩ thất).

Lignocaine

Dung dịch 0,4% = 4 mg/ml

60 ml/giờ (4 mg/phút) trong 1-2 giờ

45 ml/giờ trong 2-4 giờ

30 ml/giờ trong 2-4 giờ

1.Nhịp nhanh thất kéo dài, tái phát (thuốc thứ hai sau amiodarone).

2.Không còn được dùng để phòng nhịp nhanh thất.

3.Rung thất không đáp ứng với sốc điện.

4.ức chế co bóp cơ tim, gây co giật.

Phenytoin

Tấn công 15 mg/kg trong 1 giờ.

300 mg/ngày

(Nồng độ huyết tương 40-80 mmol/l)

1.Ngộ độc digoxin

2.Loạn nhịp do ngộ độc thuốc chống trầm cảm loại ba vòng

Thuốc tiêu sợi huyết

Chỉ định

Nhồi máu cơ tim cấp:

Thuốc tiêu sợi huyết là thuốc tiêu chuẩn  trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên bệnh nhân và gia đình phải được thông báo về lợi và hại của thuốc.

Phải kết hợp với bác sỹ tim mạch để  chỉ định dùng thuốc.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

Tuổi:

Không có giới hạn tuổi với Streptokinase.

t-PA: < 70 tuổi.

Đau ngực do thiếu máu:

Kéo dài trên 30 phút không đáp ứng với điều trị bằng thuốc giãn vành.

Khởi phát < 6 giờ (Vơí nhồi máu phía trước có thể dài hơn).

Tiêu chuẩn điện tim:

ST chênh > 1mm ở > 2 chuyển đạo ngoại biên, V4-6

ST chênh > 2mm ở V1-3.

Block nhánh trái mới xuất hiện.

Nhồi máu sau (R cao ở V1 +/- ST chênh xuống ở V2).

Nhồi máu thất phải (R cao ở V1 + ST chênh lên ở V4R).

Nhồi máu phổi có rối loạn huyết động:

Xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn (như CT xoắn lồng ngực, chụp động mạch phổi ) cần thiết phải có trước khi dùng thuốc.

tPA được lựa chọn trong nhồi máu phổi nặng.

Chống chỉ định

Tuyệt đối:

Cơ địa chảy máu.

Loét tiêu hoá cấp  hoặc chảy máu tiêu hoá trong vòng 3 tuần.

Chấn thương sọ não, đại phẫu thuật trong vòng 3 tuần.

U nội sọ.

Tai biến mạch não (xuất huyết hoặc không rõ loại) trong vòng 6 tháng.

Nghi ngờ hay chắc chắn phình tách động mạch chủ.

Tương đối:

Tăng huyết áp không khống chế được (>180 mmHg).

Tiền sử tai biến mạch não.

Đang dùng chống đông.

Chảy máu võng mạc hay điều trị laser võng mạc gần đây.

Có thai.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài.

Tai biến mạch não thoáng qua trong vòng 6 tháng.

Biến chứng

Chảy máu (chảy máu não 0,5%).

Phản vệ.

Loạn nhịp do tái tưới máu.

Thuốc

Liều

Protocol

Streptokinase

1,5 triệu UI/50 ml dung dịch muối sinh lý truyền trong 45 phút bằng bơm tiêm điện.

1. 300 mg aspirin trước khi truyền, sau đó cho hàng ngày.

2. Không truyền heparin tĩnh mạch

3.Heparin tiêm dưới da 12.500 UI 2 lần/ngày trong 7 ngày.

t-PA trong nhồi máu cơ tim cấp

Tấn công 15 mg tiêm tĩnh mạch

Duy trì 0,75 mg/kg trong 30 phút ( < 50 mg).

Sau đó 0,5 mg trong 60 phút (< 35 mg).

Tổng liều không quá 100 mg.

1. 150 mg aspirin uống trước khi dùng tPA, sau đó dùng hàng ngày.

2.5000 UI heparin tiêm tĩnh mạch trước khi dùng tPA.

3.Truyền heparin 1000 UI/giờ trong 48 giờ, duy trì Howell  gấp 2,5 chứng.

 

tPA trong nhồi máu phổi

Như trên

1. 5000 UI heparin tiêm tĩnh mạch trước khi dùng tPA.

2. Truyền tĩnh mạch heparin tiếp tục duy trì APTT 40 -60 giây.

Repteplase

Tiêm tấn công 2 lần

10 mega U

Sau 30 phút tiêm nhắc lại lần 2

1. 300 mg aspirin trước khi dùng repteplase, sau đó dùng hàng ngày.

2. 5000 UI heparin tiêm tấn công trước khi dùng repteplase

3. Truyền heparin 1000 UI/giờ trong 48 giờ, duy trì Howell  gấp 2,5 chứng.

Điều trị biến chứng chảy máu

Kiểm tra

APTT

PT

Fibrinogen

Thời gian tiêu sợi huyết

1.Băng ép tại chỗ.

2.Dùng protamine để trung hoà heparin (kiểm tra APTT).

3.Truyền huyết tương tươi 2 đơn vị + 10 UI cryoprecipitate

4. Thuốc kháng plasmin:

EACA 5 g/ 1 giờ   Sau đó 1 g/giờ.

Bài viết cùng chuyên mục

Nguyên lý điều trị chết não trong cấp cứu hồi sức

Đánh giá lâm sàng các chức năng thực vật của não: công việc này được thực hiện riêng rẽ bởi 2 bác sĩ, cách nhau ít nhau 2 giờ, test đầu tiên chỉ được thực hiện ít nhất là 4 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu hôn mê.

Protocol về vi sinh trong cấp cứu hồi sức

Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tử vong, cần được tìm kiếm tích cực và điều trị khẩn trương bằng dẫn lưu ngoại khoa và sử dụng kháng sinh phù hợp.

Protocol phẫu thuật thần kinh trong cấp cứu hồi sức

Chỉ định dùng Mannitol trước khi có thể theo dõi áp lực nội sọ trong các trường hợp: có dấu hiệu của tụt não hoặc có tiến triển của tổn thương thần kinh mà không phải là biểu hiên của bệnh lý toàn thân.

Phác đồ chăm sóc bệnh nhân tim mạch

Làm siêu âm để loại trừ ép tim, nhồi máu cơ tim cấp, rách các cầu cơ, cột cơ, palpilary muscle rupture, hoặc thủng vách liên thất.

Phác đồ hô hấp liệu pháp

Tất cả các bệnh nhân đặt nội khí quản phảI được làm ẩm không khí thở vào để đảm bảo tối ưu hoá chức năng của nhung mao tiết nhầy đường hô hấp và bảo tồn nhiệt độ.

Phác đồ xử trí khi đặt nội khí quản thất bại

Phác đồ xử trí khi đặt nội khí quản thất bại tại khoa cấp cứu hồi sức, Phác đồ khi đặt nội khí quản thất bại

Phác đồ hồi sinh tim phổi

Phác đồ hồi sinh tim phổi, Hồi cức cấp cứu, Phác đồ hồi sức tuần hoàn hô hấp ngừng tuần hoàn, Biểu đồ hỗ trợ chức năng sống cơ bản.

Hướng dẫn xử trí về rối loạn điện giải trong cấp cứu hồi sức

Hầu hết các rối loạn điện giải ở các bệnh nhân của ICU đều liên quan tới sự thay đổi trong phân bố và nồng độ của các ion chủ yếu của dịc nội và ngoại bào.

Nguyên tắc sử dụng máu trong cấp cứu hồi sức

Phản ứng chéo đầy đủ mất 20 phút, nếu khẩn cấp, không bao gồm thời gian vận chuyển máu, Cần được làm ngay bệnh nhân đang được hồi sức dịch tinh thể và dịch keo.

Nguyên tắc nuôi dưỡng bệnh nhân trong cấp cứu hồi sức

Việc ruột hoạt động sớm sẽ làm giảm nguy cơ teo niêm mạc, nguyên nhân của thẩm lậu vi khuẩn, do đó làm giảm tỷ lệ mắc và thời gian của nhiễm khuẩn huyết.

Nguyên tắc điều chỉnh nước và điện giải trong cấp cứu hồi sức

Các dấu hiệu lâm sàng như lượng nước tiểu, nhịp tim, HA, CVP, Na máu, áp lực thẩm thấu máu, Hematocrite cần phải ghi lại ngay khi bênh nhân vào khoa.

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong cấp cứu hồi sức

Bệnh nhân có chức năng thận bất th¬ường, hoặc bệnh nhân có nguy cơ suy thận thì liều thuốc và khoảng cách giữa các lần dùng phải đư¬ợc điêù chỉnh cho phù hợp.

Nguyên tắc sử dụng thuốc tiêu hoá trong hồi sức cấp cứu

Có tiền sử hoặc hiện tại được chẩn đoán có loét dạ dày. Những bệnh nhân này phải được dùng thuốc kháng H2 trong quá trình nằm điều trị tại ICU và tiếp tục sau khi ra viện.

Nguyên tắc sử dụng thuốc thận trong cấp cứu hồi sức

Khi không dùng lợi tiểu, lưu lượng nước tiểu là biểu hiện trung thành nhất của tưới máu tổ chức, giúp ích cho điều trị.

Nguyên tắc sử dụng thuốc nội tiết trong cấp cứu hồi sức

Điều trị đái nhạt cấp tính sau phẫu thuật tuyến yên (24-48 giờ), chủ yếu là truyền dịch. DDAVP không có chỉ định và ít khi cần thiết.

Nguyên tắc sử dụng thuốc chống đông trong cấp cứu hồi sức

Enoxaparine liều cao (1 mg/kg) có hiệu quả tương tự song rất khó sử dụng trong cấp cứu hồi sức vì khó theo dõi tác dụng và xử trí khi có biến chứng xảy ra.

Nguyên tắc sử dụng thuốc an thần giảm đau giãn cơ trong cấp cứu hồi sức

PCA hoặc giảm đau ngoài màng cứng được chỉ định cho những bệnh nhân tỉnh. Thông báo cho đơn vị giảm đau biết những bệnh nhân này.

Nguyên tắc sử dụng thuốc hô hấp trong cấp cứu hồi sức

Phối hợp với khí dung trong cơn hen phế quản không đáp ứng với khí dung đơn thuần.ii)Một số bệnh nhân khó cai máy (thường là do COPD). iii)Điều trị duy trì cho bệnh nhân COPD.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khoa cấp cứu hồi sức

Trước khi dùng một thuốc phải cân nhắc kỹ lợi và hại. Trên bệnh nhân nặng dược động học và dược lực học của các thuốc đều có thể thay đôỉ, nguy cơ ngộ độc và tương tác thuốc tang cao.

Chiến lược thuốc và dịch truyền trong cấp cứu hồi sức

Chỉ các bác sỹ của khoa mới được ra các y lệnh về dùng thuốc, ý kiến hội chẩn của các bác sỹ chuyên khoa khác chỉ được thực hiện sau khi đã có sự thống nhất ý kiến với bác sỹ chuyên khoa hồi sức.

Bóng chèn thực quản

Quyết định để đặt ống được đưa ra cần có ý kiến của chuyên gia tiêu hoá. Có một số ống chèn: Đảm bảo rằng việc thực hiện, bơm bóng cần được thảo luận với chuyên gia tiêu hoá.

Tạo nhịp theo đường tĩnh mạch

Tạo nhịp nội khoa với Adrrenalin hoặc tạo nhịp qua ngực thường đủ để điều trị đa số các loại nhịp chậm có triệu chứng. Điều này đặc biệt phù hợp cho việc hồi phục.

Bơm bóng chèn động mạch chủ

Nếu cathete động mạch chủ được nhân viên ICU làm thì người làm chỉ được là nhân viên tư vấn và người tập sự nâng cao dưới sự giám sát.

Chọc màng ngoài tim

Thủ thuật này phải được bác sĩ tư vấn có trách nhiệm của ICU uỷ thác và do nhân viên tư vấn, người tập sự làm dưới sự hướng dẫn hoặc chuyên gia tim mạch.

Mở khí quản cho bệnh nhân nặng

Bệnh nhân phải được lựa chọn mở khí quản phẫu thuật với sự giải thích của khoa phòng (kể cả nội khoa hay ngoại khoa). Đây là sự tôn trọng cơ bản với bệnh nhân.

Nội soi phế quản ống mềm

Thường được tiến hành qua đường mũi, Chuẩn bị trước với niêm mạc mũi bằng paste cocaine và adrealin là rất cần thiết để phòng chảy máu và đảm bảo sự thông thoáng của khoang mũi.

Mở màng nhãn giáp

Không thể duy trì 1 đường thở bằng các động tác cơ bản: như ấn giữ hàm, nhấc cằm + canun hầu + Không thể bóp bóng mask được.

Đặt nội khí quản

Đặt nội khí quản về lý tưởng là không nên là 1 thủ thuật của duy nhất 1 người thực hiện, cần phải luôn luôn có người hỗ trợ thành thạo.

Dẫn lưu khoang màng phổi

Với bệnh nhân có thở máy, cần kẹp sonde trong trên 4h và rút nếu không có dấu hiệu nào ở trên, Đặt dẫn lưu bằng phẫu thuật, trong mổ là công việc của phẫu thuật viên.

Đặt Catheter động mạch phổi

Các thông số về oxy không được đo định kỳ do khả năng sử dụng hạn chế trên lâm sàng: nếu chúng được đo thì đọ bão hoà oxy cần được đo trực tiếp bằng thiết bị đo oxy đồng thời.

Đặt Sonde bàng quang

Dùng sonde Foley trong 7 ngày và nếu dự tính cần phải lưu catheter lâu hơn thì thay bằng loại Silicon.(chẳng hạn quá 14 ngày).

Cathter tĩnh mạch trung tâm

Các catheter tĩnh mạch trung tâm 3 nòng không thích hợp với việc điều chỉnh thể tích cấp (cân nhắc một catheter động mạch phổi).

Đặt catheter động mạch

Rút bỏ và thay thế các đường truyền được đặt trong môi trường không vô trùng càng sớm càng tốt. Phải thay đường truyền động mạch cánh tay và động mạch đùi ngay khi có thể đặt được ở động mạch quay hoăc mu chân.

Các catheter tĩnh mạch ngoại vi

Rút tất cả các đường truyền mục đích hồi sức đã được đặt trong điều kiện không vô trùng càng sớm càng tốt. Tránh sử dụng các đường truyền ngoại vi ở các bệnh nhân và rút bỏ nếu không còn dùng.

Các thủ thuật y học trong cấp cứu hồi sức (ICU)

Mở khí quản qua da, Soi phế quản ống mềm, Tạo nhịp tim đường tĩnh mạch, Chọc khoang màng tim, Đặt sonde có bóng chèn thực quản.

Phác đồ cấp cứu hồi sức suy thận

Đối với những trường hợp suy thận còn nước tiểu thì dễ hơn trong việc xử trí và có tỷ lệ tử vong thấp. Tỷ lệ tử vong thay đổi thường không xác định được trong trường hợp chuyển từ suy thận thiểu niệu sang thể suy thận có nước tiểu.