Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

2016-02-28 09:55 AM

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Những thông tin về cơ chế miễn dịch tế bào, vai trò của cơ thể chủ trong các đáp ứng miễn dịch khác nhau.

Những người bị ức chế miễn dịch có một hay nhiều khiếm khuyết trong cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Ở những người này, không những chỉ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà khi đã thì bệnh diễn biến nặng, tiến triển nhanh và có thể đe doạ sự sống. Một yếu tố nữa là các vi khuẩn thường không gây bệnh ở những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh lại có thể gây bệnh trầm trọng ở những người suy giảm miễn dịch. Những người bị suy giảm miễn dịch do rối loạn chức năng các yếu tố miễn dịch (giảm bạch cầu hạt, thiếu hụt tế bào lympho B và T, giảm gamaglobulin máu), khi có bệnh kèm theo có thể là tiền đề cho sự nhiễm khuẩn.

Giảm bạch cầu hạt hay gặp sau khi ghép tủy xương như là hậu quả của hóa trị liệu ức chế tủy và trong bệnh bạch cầu cấp tính. Nguy cơ nhiễm khuẩn bắt đầu tăng lên khi số bạch cầu hạt giảm xuống dưới 1000 tế bào/µl, còn khi bạch cầu giảm xuống dới 100 tế bào/µl thì mức độ nặng của bệnh cũng tăng lên. Những bệnh nhân giảm bạch cầu đặc biệt dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gram(-) đường ruột, các pseudomonas, các cầu khuẩn gram(+) (đặc biệt là tụ cầu vàng và tụ cầu trắng), các loại nấm Candida, aspegillus và các loại nấm khác sẽ trở nên gây bệnh như trichosporon, scedosporium, fusarium và pseudallescheria.

Thiếu hụt trong cơ chế miễn dịch dịch thể thường do bẩm sinh, tuy nhiên trong một số bệnh như đa u tủy xương và bệnh bạch cầu dòng lympho kinh cũng có thể giảm gammaglobulin máu. Bệnh nhân bị thiếu hụt miễn dịch dịch thể thường không có kháng thể tạo opsonin nên hay có ngụy cơ nhiễm các loại vi khuẩn có vỏ như Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae.

Bệnh nhân bị thiếu hụt miễn dịch tế bào bao gồm nhóm hỗn hợp kể cả bệnh nhân nhiễm HIV, những bệnh nhân ung thư tế bào lympho lưới như bệnh Hodgkin (kèm theo rối loạn chức năng miễn dịch tế bào) và những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid, cyclosporin, azathioprin và các thuốc độc cho tế bào khác. Nhóm bệnh nhân bị ức chế miễn dịch do dùng thuốc điều trị một số bệnh như bệnh nhân được ghép tạng, các bệnh nhân ung thư có điều trị hóa chất và các bệnh nhân điều trị corticosteroid liều cao kéo dài (chữa hen, viêm động mạch thái dương, lupus ban đỏ hệ thống). Các bệnh nhân bị rối loạn chức năng miễn dịch tế bào dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là một số loại được nhân lên nội bào. Ví dụ: các vi khuẩn như listeria, legionella, salmonella, mycobacterium; các virus như: herpes simplex, virus thủy đậu, cytomegalovirus; các loại nấm như: cryptococcus, coccidioides, hisloplasma, pneumocystis; và đơn bào như toxoplasma.

Những bệnh nhân bị cắt lách hoặc suy giảm chức năng lách không thể loại trừ được vi khuẩn trong dòng máu, dẫn đến tăng nguy cơ vãng khuẩn huyết bởi các vi khuẩn có vỏ (chủ yếu là S.pneumoniae, và cả H.influenzae, não mô cầu).

Cuối củng, một nhóm bệnh nhân không thuộc nhóm thiếu hụt miễn dịch nhưng lại có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do tổn thương suy nhược (như bỏng hoặc chân thương nặng), do sử dụng các thủ thuật gây chảy máu (nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, đặt sonde tiểu, catherter lọc máu), do rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (dễ bị viêm phổi hít, loét do nằm lâu), do có những tổn thương tắc nghẽn (viêm phổi do bít tắc khí quản, viêm đài bể thận do sỏi tiết niệu, viêm đường mật thứ phát do sỏi) và sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Ngoài những khái quát chung về mối liên quan giữa các loại ức chế miễn dịch và tác nhân gây bệnh tương ứng nêu trên, ta cần phải nhớ rằng bất cứ tác nhân gây bệnh nào cũng có thể gây bệnh cho bất kỳ bệnh nhân suy giảm miễn dịch nào vào mọi thời điểm. Vì vậy cần phải theo dõi có hệ thống để xác định được vi khuẩn đặc hiệu.

Nhiều tác nhân thông thường là loại không gây bệnh đối với những người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh lại có thể gây nhiễm khuẩn trầm trọng cho những người bị thiếu hụt miễn dịch (như tụ cầu trắng, Corynebacterium jeikeium, Propionibacterium acnes, các loài bacillus). Vì vậy cần xem xét kết quả nuôi cấy một cách thận trọng và không được xem kết quả vi khuẩn nuôi cấy được là nhiễm bẩn thông thường. Các vi khuẩn nhiễm bẩn ở người có hệ miễn dịch hoàn chỉnh có thể là vi khuẩn gây bệnh ở những người bị thiếu hụt miễn dịch.

Tiếp cận chẩn đoán

Không phải mọi trường hợp sốt đều do nhiễm khuẩn. Sốt có thể do thải ghép, thiếu máu tổ chức và hoại tử, viêm tắc tĩnh mạch, ung thư hạch và cần phải được xem xét để chẩn đoán phân biệt.

Ở những người suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn có thể tiến triển rất nhanh và trầm trọng, vì vậy các phương pháp chẩn đoán phải được tiến hành ngay lập tức và phải điều trị theo kinh nghiệm sớm, trước khi phân lập được tác nhân gây bệnh.

Đánh giá thường qui bao gồm công thức máu toàn phần, chụp X quang lồng ngực và cấy máu; nếu có chỉ định trên lâm sàng hoặc kết quả chụp chiếu thì phải cấy nước tiểu và đờm. Mọi dấu hiệu khu trú (đau khu trú, đau đầu, phát ban) phải được theo dõi cẩn thận ngay lập tức và làm xét nghiệm phù hợp với các biểu hiện khu trú đó.

Do các tác nhân gây bệnh ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch rất đa dạng nên nếu tìm được ổ nhiễm khuẩn thì cần phải cố gắng lấy được bệnh phẩm để chẩn đoán đặc hiệu.

Bệnh nhân còn sốt mà không tìm được ổ nhiễm khuẩn thì cần phải theo dõi theo hướng nhiễm virus (cây máu với CMV hoặc thử nghiệm tìm kháng nguyên), tìm các ổ áp xe (thông thường hay khu trú gần các phẫu thuật trước đó), tìm nhiễm nấm Candida toàn thân, có liên quan với gan hoặc lách hoặc nhiêm nấm aspergillus. Có thể làm chẩn đoán huyết thanh học để giúp cho chẩn đoán bệnh do toxoplasma.

Áp dụng các biện pháp chẩn đoán đặc hiệu. Nguyên nhân gây viêm phổi thâm nhiễm có thể dễ dàng xác định được trong một số trường hợp nhờ kỹ thuật đơn giản - ví dụ xét nghiệm đờm giúp cho chẩn đoán viêm phổi do Pneumocystis carinii ở 50 - 80% các bệnh nhân AIDS. Trong những trường hợp khác, cần phải áp dụng các thủ thuật gây chảy máu hơn (như rửa khí quản - phế nang, sinh khiết quá khí quản, đôi khi sinh thiết phổi mở). Các thú thuật khác như sinh thiết da, gan và tủy xương có thể giúp cho việc xác định chẩn đoán.

Ở những bệnh nhân phải ghép tạng, nhiễm khuẩn thường xảy ra với các cơ quan ghép ngay sau phẫu thuật. Sau khi ghép phổi đặc biệt hay bị viêm phổi và viêm trung thất. Sau khi ghép gan hay bị áp xe trong ổ bụng, viêm đường mật, viêm phúc mạc. Sau khi ghép thận hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, áp xe quanh thận và u nang bạch huyết nhiễm khuẩn. Ngược lại với ghép tạng, ở những bệnh nhân cấy ghép tủy xương, nguyên nhân gây sốt không xác định được ở 60 - 70% các bệnh nhân.

Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn, đặc biệt sau khi ghép tạng có thể giúp ích cho việc xác định nguồn nhiễm khuẩn. Hầu hết các nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 2 - 4 tuần đầu sau khi ghép tạng, liên quan đến thủ thuật và điều trị nội trú tại bệnh viện (nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn từ đường truyền tỉnh mạch, nhiễm khuẩn do đặt ống tiểu) hoặc liên quan đến các cơ quan được ghép. Nhiễm khuẩn xuất hiện trong khoảng từ tháng thứ nhất đến tháng thứ sáu thường liên quan đến sự ức chế miễn dịch. Trong suốt thời gian này bệnh nhân bị nhiễm virus tái hoạt hóa và nhất là herpes simplex, virus thủy đậu - zona và cytomegalovirus; các loại nhiễm khuẩn cơ hội do nấm (Candida, aspergillus, cryptococcus, pneumocystis và những loại khác), do Listeria monocytogenes, nocardia và toxoplasma cũng thường gặp. Sau sáu tháng, khi ức chế miễn dịch đã giảm đến mức duy trì thì các nhiễm khuẩn thông thường có thể xuất hiện ở bất cứ người nào.

Đề phòng nhiễm khuẩn

Một vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong đề phòng nhiễm khuẩn là sử dụng kháng sinh dự phòng, tuy nhiên không có quan điểm thông nhất về việc sử dụng loại thuốc và liều lượng thuốc.

Người ta thường sử dụng trimethoprim - sulfamethoxazol một viên liều gấp đôi, ba lần/tuần, hay một viên liều gấp đôi, 2 lần/ngày vào những ngày nghỉ hoặc một viên liều thông dụng mỗi ngày, trong vòng 3 - 6 tháng để phòng nhiễm pneumocytsis ở những bệnh nhân ghép tạng. Biện pháp này có thể làm giảm tỷ lệ mắc viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm nocardia và nhiễm toxoplasma.

Những bệnh nhân dị ứng với trimethoprim - sulfamethoxazol được dùng pentamidin dạng khí dung với liều 300mg, một lần trong một tháng. Có thể sử dụng dapson, 50mg mỗi ngày hoặc 100mg, 3 lần/tuần (trước khi điều trị phải xét nghiệm mức G6PD). Acyclovir cũng được chứng minh có hiệu quả trong phòng nhiễm virus herpes simplex và thủy đậu ở những bệnh nhân nhận tạng ghép.

Dự phòng nhiễm cytomegalovirus khó khăn hơn và chưa có biện pháp thống nhất nào được chấp nhận. Đường lối dự phòng phụ thuộc vào tình trạng huyết thanh học của cả người cho và người nhận và cơ quan ghép cho phép xác định mức độ ức chế miễn dịch sau khi ghép. Trong những ca ghép tạng đặc (gan, thận, tim, phổi) thì nguy cơ nhiễm cytomegalovirus rất lớn với các bệnh nhân có huyết thanh âm tính nhận tạng của những người cho có huyết thanh dương tính. Những bệnh nhân có nguy cơ cao được điều trị gancyclovir 2,5 - 5mg/kg, tiêm tĩnh mạch 2 lần/ngày, trong suốt thời gian nằm viện (thông thường khoảng 10 ngày), sau đó chuyển sang chế độ uống gancyclovir 1g. 3 lần/ngày, trong 3 tháng. Những bệnh nhân ghép tạng khác thuộc nhóm nguy cơ nhiễm CMV thấp hơn thì được dùng gancyclovir tiêm tĩnh mạch trong thời gian điều trị tại bệnh viện, sau đó điều trị bằng acyclovir đường uống liều cao 300mg, 4 lần/ngày, trong vòng 3 tháng. Cả gancyclovir và acyclovir đều ngăn chặn sự tái hoạt động của herpesvirus. Do sự ức chế miễn dịch tăng lên trong suốt thời kỳ thải ghép nên phải dùng gancyclovir đường tĩnh mạch đồng thời với các thuốc chống thải ghép.

Các bệnh nhân được cấy ghép tủy xương sẽ bị ức chế miễn dịch nhiều hơn các bệnh nhân được cấy ghép tạng đặc nên thuộc nhóm nguy cơ nhiễm CMV trầm trọng cao hơn, mặc dù đã thường xuyên được điều trị dự phòng tích cực. Có hai biện pháp được sử dụng là dự phòng toàn diện hoặc điều trị ngăn chặn trước. Trong dự phòng toàn diện, những bệnh nhân có huyết thanh dương tính với CMV được điều trị gancyclovir với liều 7,5 - 10mg/kg/ngày, trong vòng một tuần trước khi ghép tạng và sau đó dùng liều thấp 5mg/kg/ ngày kéo dài 30 ngày. Sau đó, tiếp tục điều trị 3 ngày/tuần, kéo dài cho đến ngày thứ 90 sau khi ghép tạng. Phương pháp này rất có hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn và phát bệnh nhưng hạn chế bởi giá thành điều trị cao và độc. Cách thứ hai là bệnh nhân có thể được theo dõi mà không cẩn điều trị đặc hiệu và làm xét nghiệm máu tìm CMV mỗi tuần. Nếu phát hiện được CMV bằng phương pháp ngưng kết kháng nguyên thì phải điều trị ngăn chặn trước bằng gancyclovir (5mg/kg tiêm tĩnh mạch, ngày 2 lần, trong 7 ngày; sau đó dùng liều 5mg/kg/ngày, trong vòng 100 - 200 ngày đầu sau khi ghép tạng). Biện pháp này rất hiệu quả, tuy nhiên đã bỏ sót một số nhân mà sau đó tiến triển thành bệnh CMV. Những bệnh nhân ghép tủy xương đồng loài phải truyền tĩnh mạch immunoglobulin 500 - 1000 mg/kg, nhắc lại sau 1- 2 tuần, trong thời gian 3 tháng đầu sau khi ghép để phòng nhiễm CMV. Những trường hợp ghép tủy xương tự thân không nên sử dụng immunoglobulin và có thể gây độc. Bệnh nhân ghép tủy xương có huyết thanh âm tính đối với CMV thường được truyền tĩnh mạch acyclovir (để phòng nhiễm các loại herpes virus khác) với liều 5mg/kg/ngày, chia làm 2 lần cho đến khi hết viêm niêm mạc, sau đó tiếp tục điều trị acyclovir đường uống với liều 200mg, 3 lần/ngày, kéo dài trong năm đầu tiên sau phẫu thuật ghép tạng.

Ở những bệnh nhân có giảm bạch cầu, đường tiêu hóa là nguồn gốc của các loại nhiễm khuẩn. Các loại kháng sinh không hấp thụ đường uôrig và quinolon được sử dụng để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ đường tiêu hoá, làm giảm nguy cơ vãng khuẩn huyết từ đường tiêu hoá. Đo các loại thuốc không hấp thụ được nên uống sẽ có tác dụng kém và tính lựa chọn của các vi khuẩn kháng thuốc đối với quinolon, nên đã áp dụng các kháng sinh phổ rộng hơn. Sử dụng polymyxin E, gentamicin và nystatin làm giảm tạp nhiễm vi khuẩn ruột non khi cho tối thiểu 3 ngày trước khi ghép gan sẽ có hiệu quả trong việc giảm nhiễm khuẩn giai đoạn hậu phẫu. Vai trò dự phòng của các thuốc chống nấm ở những bệnh nhân giảm bạch cầu vẫn còn đang được bàn cãi. Sử dụng fluconazol cho thấy có giảm tỷ lệ nấm bề mặt và nấm xâm nhiễm nhưng lại có sự chọn lọc các tác nhân kháng thuốc (Candida krụseí). Hơn nữa fluconazol lại không hiệu quả đối với Candida glabrata, aspergillus hoặc mucor, là những loại rất hay gây bệnh ở những bệnh nhân giảm bạch cầu. Những số liệu ban đầu về sử dụng amphotericin B liều thấp (0,1 mg/kg/ ngày) với mục đích dự phòng được cho là có hiệu quả phòng chống nhiễm nấm xâm nhiễm, nhưng lại đòi hỏi phải có thêm thông tin, Các nghiên cứu về điều trị itraconazol đang có nhiều triển vọng.

Rửa tay là một biện pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất để giảm nhiễm khuẩn bệnh viện ở tất cả những bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Các thủ thuật gây chảy máu như đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm và ngoại vi, đặt catheter đường tiểu (sonde Foley) là các nguồn gây nhiễm khuẩn. Các thú thuật này phải được chỉ định khi còn cần thiết và phải ngưng sử dụng với thời gian sớm nhất nếu có thể được.

Tiếp cận điều trị

Ngoài điều trị bằng kháng sinh, vấn đề nâng cao thể trạng bệnh nhân là rất cần thiết, trong đó bao gồm cân bằng nước điện giải, nuôi dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh. Do ức chế miễn dịch là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn nên các thuốc ức chế miễn dịch cần phải giảm, ngay cả ở nhưng bệnh nhân ghép tạng. Việc giảm hoặc ngưng sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể dẫn đến sự không dung nạp các cơ quan được ghép, nhưng khi bị nhiễm khuẩn nặng thì biện pháp này cũng cần thiết như được điều trị các loại kháng sinh thích hợp. Các yếu tố tăng trưởng tạo huyết (yếu tố kích thích dòng bạch cầu hạt và đại thực bào) đã kích thích quá trình sinh sản của các tế bào tủy xương, dẫn đến tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi. Các tác nhân này làm giảm giai đoạn giảm bạch cầu và giảm khả năng bị nhiễm khuẩn. Sử dụng các yếu tố  tăng trưởng ở những bệnh nhân bị giảm bạch cầu kéo dài (hơn 7 ngày) là biện pháp tăng cường miễn dịch có hiệu quả.

Sử dụng kháng sinh phải dựa trên kết quả nuôi cấy. Kháng sinh phải đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh đã phân lập được, phải sử dụng kháng sinh có tính triệt khuẩn. Việc kết hợp kháng sinh phải đảm bảo hiệu quả tương tác để đề phòng tính kháng thuốc vi khuẩn, hoặc phải sử dụng kháng sinh phổ rộng, có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn (phần lớn các bệnh nhân này thường bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn).

Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm thường dựa vào các dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch vĩ điều trị kịp thời sẽ có ảnh hưởng thuận lợi đến tiến triển bệnh. Sử dụng kháng sinh hoặc phối hợp kháng sinh dựa vào thể suy giảm miễn dịch và vị trí nhiễm khuẩn. Ví dụ: đối với bệnh nhân giảm bạch cầu có sốt, đầu tiên phải nghĩ đến là nhiễm vi khuẩn và nấm. Các loại kháng sinh được sử dụng theo kinh nghiệm ở nhóm bệnh nhân này nhằm vào cả loại gram (-) và gram (+) như ceftazidim 2g tiêm tĩnh mạch, 8 giờ một lần; ceftazidin hoặc các loại penicillin có tác dụng với chủng pseudomonas phối hợp với aminoglycosid v.v). Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị trong vòng 3 - 5 ngày thì phải dùng thêm amphotericin B 0,5 - 1mg/kg/ngày để chống nấm. Mặc dù bệnh nhân hết sốt, vẫn phải tiếp tục điều trị cho đến khi hết tình trạng giảm bạch cầu. Điều trị kháng sinh that bại trong thời gian giảm bạch cầu, có tỷ lệ tái phát cao có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Những bệnh nhân ghép tạng có biểu hiện thâm nhiễm mô kẽ chủ yếu là do các loài pneumocystis hoặc legionella do vậy phải được điều trị theo kinh nghiệm bằng erythromycin và trimethoprim Sulfamethoxazol đường tĩnh mạch. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị thì phải cân nhắc khi quyết định dùng thêm kháng sinh hoặc làm thêm các xét nghiệm gây chảy máu để chẩn đoán đặc hiệu. Khi có chẩn đoán đặc hiệu, có thể điều trị đặc hiệu bằng nhiều loại kháng sinh với xu hướng ít độc nhất đối với bệnh nhân.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhiễm virus coxsackie

Những xét nghiệm thông thường không thấy có bất thường đặc trưng của bệnh. Kháng thể bằng phản ứng trung hòa xuất hiện trong giai đoạn hồi phục của bệnh.

Nhiễm virus Poxvirus

Vaccin bệnh đậu bò có khả năng loại trừ một phần bệnh đậu mùa. Vaccin thông thường chỉ được dùng cho người ở phòng xét nghiệm vì người này phải tiếp xúc với virus.

Nhiễm Parovirus

Việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng, nhưng có thể xác định bằng tăng nồng độ kháng thể kháng parvovirus loại IGM trong huyết thanh. Sốt tinh hồng nhiệt rất giống bệnh do parvovirus.

Bệnh Lyme

Căn bệnh này, được đặt tên theo thị trấn old Lyme, Connecticut, do xoắn khuẩn Borrelia burgdoíeri gây nên, lây truyền cho người qua ve bọ ixodid, một bộ phận của phức hệ Ixodes ricinus.

Bệnh do Leptospira

Nước tiểu có thể có sắc tố mật, protein, cặn và hồng cầu. Đái ít không phải là ít gặp và trong các trường hợp nặng tăng urê máu có thể xuất hiện.

Sốt do chuột cắn

Sốt do chuột cắn cần được phân biệt với viêm hạch và phát ban do chuột cắn trong sốt do Streptobacillus gây nên. Về mặt lâm sàng, viêm khớp và đau cơ nặng.

Sốt hồi quy

Vi khuẩn gây bệnh là một loại xoắn khuẩn, Borrelia recurrentis, mặc dù một số loại vi khuẩn chưa được nghiên cứu kỹ có thể gây ra bệnh tương tự.

Bệnh xoắn khuẩn không lây qua đường tình dục

Ghẻ cóc là một bệnh truyền nhiễm phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, do T. pallidum dưới nhóm pertenue gây nên. Đặc trưng của bệnh là các tổn thưong u hạt ở da, niêm mạc và xương.

Các giai đoạn lâm sàng của Giang mai

Giang mai ẩn là thời kỳ yên lặng sau khi các tổn thương thứ phát mất đi và trước khi các triệu chứng giang mai tái phát xuất hiện.

Diễn biến tự nhiên và các nguyên tắc chẩn đoán và điều trị Giang mai

Các thông số dịch não tủy trong giang mai thần kinh rất đa dạng, Các ca bệnh cổ điển thường có protein tăng, nhiều bạch cầu lympho và phản ứng VDRL dương tính.

Bệnh do Chlamydia pneumoniae chủng TWAR

Chlamydia pneumoniae gây viêm phổi, viêm phế quản và có mối liên quan với bệnh mạch vành qua dịch tễ huyết thanh học. Bệnh cảnh viêm phổi kiểu không điển hình.

Chlamydia psittaci và bệnh sốt vẹt

Bệnh thường khởi phát nhanh, có sốt, ớn lạnh, đau cơ, ho khan và đau đầu. Các dấu hiệu bệnh như mạch nhiệt phân ly, gõ phổi đục và nghe phổi có ran.

Viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung do Chlamydia

Điều trị thường theo giả định. Bạn tình của bệnh nhân cũng cần được điều trị. Cách điều trị hiệu quả là tetracyclin hoặc erythromycin 500mg uống ngày 4 lần.

Bệnh u hạt lympho hoa liễu

Ớ nam giới, tổn thương ban đầu dạng mụn phỏng hoặc nốt loét ở bộ phận sinh dục ngoài, nó biến đi nhanh chóng nên thường bị bỏ qua, không được bệnh nhân để ý.

Bệnh phong

Bệnh được phân thành 2 thể theo lâm sàng và mô bệnh học: thể lan tỏa và thể củ. Thể lan toả gặp ở người có suy giảm miễn dịch tế bào.

Viêm màng não do lao

Ngay cả khi cấy cho kết quả âm tính cũng cần điều trị đủ liệu trình nếu lâm sàng có dấu hiệu gợi ý là viêm màng não.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao

Vì khi bắt đầu điều trị thường chưa có kết quả kháng sinh đồ, nên thường phải dựa vào độ mạnh của thuốc hoặc số liệu về tỷ lệ kháng thuốc trong cộng đồng hoặc trong quần thể bệnh nhân.

Các bệnh do Mycobacteria không điển hình, không phải lao

Các thuốc có tác dụng trong điều trị là rifabutin, azithromycin, clarithromycin, và ethambutol, Amikacin và ciprofloxacin có tác dụng trên thí nghiệm nhưng số liệu về lâm sàng còn chưa đủ để kết luận.

Bệnh do Nocardia

Bệnh có thể khuếch tán đến bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Áp xe não và các cục dưới da là hay gặp nhất, nhưng chỉ gặp ở người bị suy giảm miễn dịch.

Nhiễm Adenovirus

Những bệnh nhân ghép gan bị nhiễm virus có xu hướng phát triển viêm gan typ 5, còn những người ghép tủy xương và ghép thận có xu hướng viêm phổi phát triển hoặc viêm bàng quang xuất huyết.

Cúm

Có thể dùng vaccin cho những người nhiễm HIV mà vẫn an toàn. Mối lo lắng về sự hoạt hóa nhân lên của virus HIV do các yếu tố gây miễn dịch có thể là quá mức cần thiết.

Virus hợp bào đường hô hấp

Virus này gây bệnh nặng nhất vào lúc mà kháng thể đặc hiệu của người mẹ hằng định mặc dù nồng độ kháng thể cao có thể làm thay đổi hoặc phòng được bệnh.

Bệnh do Hantavirus

Chẩn đoán dựa vào phản ứng huyết thanh học bằng nhuộm hóa học mô miên dịch hoặc bằng kỹ thuật khuyếch đại PCR của ADN virus trong tổ chức.

Các bệnh do nấm Actinomyces

Đây là các vi khuẩn dạng sợi phân nhánh gram + kỵ khí, có đường kính khoảng 1µm và có thể phân chia thành dạng trực khuẩn. Khi vào trong các mô của vết thương.

Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí

Dưới đây sẽ điểm qua các bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí gây ra. Điều trị chung cho các bệnh này bao gồm mổ thăm dò ngoại khoa, cắt lọc đủ rộng và dùng kháng sinh.

Bệnh mèo cào

Nhưng vi khuẩn Bartonella quintana cũng có thể gây bệnh u mạch lan toả do vi khuẩn và viêm nội tâm mạc mà khi cấy vi khuẩn không mọc.

Bệnh do các loài vi khuẩn Bartonella

Bệnh u mạch lan toả do trực khuẩn, là một trong những bệnh quan trọng do vi khuẩn Bartonella gây ra, Sốt chiến hào là bệnh sốt tái phát do rận truyền, tự khỏi do B. quintana gây ra.

U hạt vùng bẹn

Đó là những cục thâm nhiễm tương đối ít đau và nhanh chóng bong ra, để lại các vết loét nông, bờ rõ rệt, nền là tổ chức hạt mủn, màu đỏ như thịt bò.

Bệnh Hạ cam

Các biến chứng thường gặp là viêm quy đầu và viêm đầu dương vật. Cần chẩn đoán nốt loét hạ cam với các vết loét bệnh khác, đặc biệt là giang mai.

Các bệnh do lậu cầu khuẩn

Ở nam giới, lúc đầu có đái nóng, và dịch trắng hoặc ngà ở ngay đầu. Vài ba ngày sau, đái đau rõ dần và dịch tiết quy đầu vàng sẫm hơn đặc như kem, nhiều và có thể lẫn máu.

Bệnh dịch hạch

Khởi bệnh đột ngột sốt cao, mệt nặng, nhịp tim nhanh, đau đầu và đau cơ dữ dội. Bệnh nhân trong tình trạng nặng, có thể thấy mê sảng.

Viêm não do arbovirus

Nguyên nhân hàng đầu của viêm não arbovirus là viêm não California và viêm não St. Louis. Mầm bệnh tồn tại trong tự nhiên là ở những động vật có vú nhỏ đặc trưng và một số loại chim.

Rubeon: bệnh sởi Đức

Sốt, mệt mỏi thường nhẹ, xuất hiện cùng với sưng viêm hạch dưới vùng chẩm, có thể xuất hiện trước phát ban khoảng 1 tuần. Có thế có sổ mũi.

Bệnh bại liệt

Suy hô hấp là hậu quả của liệt cơ hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp do tổn thương các nhân của dây thần kinh sọ, hoặc ổ thương trung hô hấp.

Bệnh do Tularemia

Sốt, đau đầu và buồn nôn khởi phát đột ngột. Tại chỗ vết thương, nơi đường vào nổi sẩn hồng nhưng nhanh chóng trở thành vết loét. Hạch vùng sưng to, đau và có thể bị mưng mủ.

Bệnh do Brucella

Khởi phát thường đột ngột: sốt, rét run, toát mồ hôi nhưng thông thường chỉ khởi phát âm ỉ. Bệnh nhân đến khám sau nhiều tuần có mệt mỏi, sút cân, sốt nhẹ, ra mồ hôi, mệt nhanh dù làm việc nhẹ.

Các loại bệnh do Campylobacte gây ra

C. fetus gây bệnh toàn thân, thậm chí có thể gây tử vong như nhiễm khuẩn huyết tiên phát, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, áp xe khu trú.

Một số bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio gây nên

V vulnificus và V alginolyticus đều không gây tiêu chảy, nhưng chủ yếu gây viêm mô tế bào dưới da và nhiễm khuẩn huyết tiên phát, Sau khi ăn sò có vi khuẩn hoặc tiếp xúc với nước biển.

Bệnh tả

Điều trị bằng bù dịch khi bệnh nhẹ hoặc vừa thì uống dịch cũng đủ để làm giảm mạnh tỷ lệ tử vong ở các nước đang phát triển. Có thể tự pha lấy dịch.

Viêm dạ dày ruột do Escherichia Coli

Kháng sinh không có tác dụng, điều trị nâng đỡ là chủ yếu. Khi có tiêu chảy và hội chứng urê huyết - huyết tán đồng thời, cần nghĩ tới E. coli gây xuất huyết và phát hiện chúng.

Bệnh lỵ trực trùng

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng dưới và đi ngoầi đau quặn, mót rặn. Phân có nước, thường có lẫn máu và nhầy.

Vãng khuẩn huyết do Salmonella

Đôi khi nhiễm khuẩn do salmonella có thể biểu hiện dưới dạng sốt kéo dài hoặc sốt tái phát có kèm vi khuẩn trong máu và có các ổ nhiễm khuẩn ở xương, khớp.

Viêm dạ dày ruột do Salmonella

Bệnh thường tự hết, nhưng có thể gặp tình trạng vi khuẩn huyết có khu trú ở khớp hoặc trong xương, nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

Thương hàn

Trong giai đoạn tiền triệu, triệu chứng thực thể nghèo nàn. Về sau có lách to, bụng chướng và đau, chậm nhịp tim, mạch nhỏ và chìm, đôi khi có dấu hiệu màng não.

Vãng khuẩn huyết và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn gram âm

Kháng sinh phải được dùng ngay khi có chẩn đoán, vì điều trị chậm sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong. Nói chung cần dùng bằng đường tĩnh mạch để đảm bảo được nồng độ cần thiết.

Bệnh do Legionella

Thuốc đặc trị bệnh do Legionella gây nên là erythromycin, liều ban đầu là 1g, tiêm tĩnh mạch ngày 4 lần, sau đó giảm xuống còn 500mg ngày uống 4 lần khi bệnh có dấu hiệu cải thiện; thời gian điều trị là 14 - 21 ngày.

Nhiễm khuẩn do Moraxeila catarrhalis

Vi khuẩn này thường cư trú tại đường hô hấp, nên phân biệt giữa gây bệnh và bình thường là rất khó. Khi phân lập được đa số là vi khuẩn này, cần điều trị tiêu diệt chúng.

Nhiễm khuẩn do Hemophilus influenzae

Ớ người lớn ít gặp chủng hemophilus tiết men β lactamase hơn ở trẻ em. Có thể điều trị với người lớn bị viêm xoang, viêm tai hay nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng amoxicillin 500mg.

Viêm màng não do não mô cầu

Sốt cao, rét run, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đau đầu chi, buồn nôn và nôn đều có thể gặp. Khi bệnh nặng, bệnh nhân nhanh chóng bị lú lẫn, hoảng loạn, co giật và hôn mê.

Ho gà

Các triệu chứng bệnh ho gà thường kéo dài 6 tuần và diễn biến theo 3 giai đoạn liên tiếp: giai đoạn viêm long ban đầu, có đặc điểm là khởi phát kín đáo.

Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đa số bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là có bệnh tim từ trước, ngược với một số trường hợp xảy ra trên người không có bệnh tim, chủ yếu là ở người tiêm chích.

Bệnh do vi khuẩn Listeria

Vi khuẩn huyết, có hoặc không có triệu chứng nhiễm khuẩn máu ở trẻ sơ sinh hoặc ở người lớn có suy giảm miễn dịch. Bệnh biểu hiện dưới dạng sốt không rõ nguồn gốc.

Bệnh bạch hầu

Có thể gặp các thể bệnh ở mũi, họng, thanh quản và ở da. Nhiễm khuẩn ở mũi có rất ít triệu chứng, chủ yếu là chảy nước mũi.

Bệnh than

Khi bệnh biểu hiện trên da, thường thấy các ban đỏ tại vùng bị thương và nhanh chóng chuyển sang các mụn phỏng màu hồng rồi màu đen ở giữa. Vùng xung quanh phù nề và nổi mụn phỏng.

Ngộ độc Clostridium botulinum

Đây là bệnh ngộ độc thức ăn do ăn phải độc tố có sẵn thường do các typ A, B hoặc E của vi khuẩn Clostridium botulinum, đây là một trực khuẩn có nha bào, kỵ khí tuyệt đối, có ở khắp nơi trong đất.

Bệnh uốn ván

Triệu chứng đầu tiên là đau và tê vùng vi khuẩn xâm nhập rồi tiếp đến là co cứng cơ vùng lân cận. Tuy nhiên, thường gặp triệu chứng đầu tiên đưa bệnh nhân đến khám là cứng hàm, cứng cổ, khó nuốt và kích thích.

Hoại tử sinh hơi

Bệnh thường khởi phát đột ngột, đau tăng nhanh tại vùng bị bệnh, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, sốt không tương xứng với mức độ nặng.

Nhiễm khuẩn tụ cầu không tiết coagulase

Vì tụ cầu không tiết coagulase là vi khuẩn bình thường trên da người, nên phân lập được nó khó có thể nói đó là nhiễm khuẩn hay nhiễm bẩn khi cấy máu mà tìm thấy có vi khuẩn này.

Hội chứng sốc nhiễm độc tụ cầu

Đặc điểm của hội chứng sốc nhiễm độc là sốt cao đột ngột, nôn, tiêu chảy kèm theo đau họng, mệt lử và đau đầu. Trong những trường hợp nặng có thể có các biểu hiện như hạ huyết áp, suy thận, suy tim.

Nhiễm tụ cầu khuẩn huyết

Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao như người tiểu đường, người có suy giảm miễn dịch hoặc nghi ngờ có viêm nội tâm mạc, người ta khuyên nên dùng dài ngày hơn.

Viêm tủy xương do tụ cầu vàng

Có thể là nhiễm khuẩn cấp tính với cầc triệu chứng, khu trú và tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. Nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ, chỉ thấy đau mơ hồ.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm do tụ cầu vàng

Viêm da do tụ cầu vàng thường khởi đầu quanh một hay nhiều ổ viêm nang lông, và có thể khu trú để tạo thành nhọt hoặc lan rộng đến vùng da lân cận và tới các mô sâu dưới da tạo thành ung nhọt lớn.

Viêm màng não do phế cầu

Các chủng kháng penicillin lại thường có kháng chéo cả với cephalosporin thế hệ 3. Kháng sinh đồ là hết sức cần thiết trong những trường hợp như vậy.

Viêm phổi do phế cầu

Những bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc có các bệnh khác kèm theo cần điều trị nội trú bằng thuốc tiêm, penicillin G, 2 triệu đơn vị môi lần, ngày 6 lần.

Nhiễm khuẩn do các cầu khuẩn ruột

Vì các kháng sinh này đều không phải là loại kháng sinh diệt khuẩn đối với cầu khuẩn ruột, nên trong trường hợp viêm nội tâm mạc hoặc nhiễm khuẩn nặng khác.

Nhiễm khuẩn do liên cầu ngoài nhóm A

Liên cầu viridans là nhóm không gây tan máu, hoặc gây tan máu kiểu α (tức là gây vùng tan máu màu xanh lá cấy trên đĩa thạch) và là thành phần của vi khuẩn chí bình thường ở miệng.

Một số nhiễm khuẩn do liên cầu nhóm A

Mọi tình trạng nhiễm liên cầu, đặc biệt là viêm cân hoại tử đều có thể bị hội chứng sốc nhiễm độc tố liên cầu. Bệnh có đặc điểm là: viêm da hoặc viêm tổ chức phần mềm, suy hô hấp cấp, suy thận.

Nhiễm khuẩn da do liên cầu

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng hoặc bệnh phân bị viêm tổ chức tế bào da ở mặt, cần dùng kháng sinh đường toàn thân.

Viêm họng nhiễm khuẩn do liên cầu

Liên cầu tan huyết bê ta nhóm A là vi khuẩn gây viêm họng xuất tiết phổ biến nhất. Bệnh lây qua các giọt nước bọt có vi khuẩn.

Hội chứng Kawasaki

Biến chứng chính là viêm động mạch vành, xảy ra ở 20% số trường hợp không điều trị. Những yếu tố liên quan tới phát triển phình động mạch vành là tăng bạch cầu, tăng protein phản ứng C.

Sốt Q

Viêm nội tâm mạc ít gặp nhưng lại là thể nặng của nhiễm Coxiella và liên quan với tình trạng tổn thương miễn dịch, việc sống ở vùng thành thị, uống sữa tươi.

Bệnh do Ehrlichiae

Ehrlichiae bạch cầu hạt ở người gần đây xuất hiện nhiều hơn. Phân bố địa lý của bệnh giống bệnh Lyme, mặc dù ranh giới phân vùng của bệnh chưa được xác định đầy đủ.

Sốt do ve

Ở Mỹ, trong 10 năm có 67 trường hợp bị bệnh được phát hiện, phần lớn trong số đó là đi du lịch về từ châu Phi, gồm cả Somalia. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, huyết thanh lọc và kỹ thuật PCR.

Bệnh đậu do rickettsia

Bạch cầu giảm, nồng độ kháng thể tăng bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc dùng phản ứng huỳnh quang gián tiếp sử dụng globulin kháng rickettsia liên hợp.

Sốt đốm xuất huyết vùng núi Rocky

Tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, hạ natri máu, protein niệu, hồng cầu niệu là hay gặp. Dịch não tủy có thể có glucose giảm, tăng nhẹ bạch cầu lympho.

Sốt phát ban do mò truyền

Sốt phát ban do mò truyền bởi con Orientia tsutsugamushi. Đây là sinh vật ký sinh chủ yếu ở loài gặm nhâm truyền bệnh qua các con mò ở vùng có dịch tễ được trình bày ở trên.

Sốt phát ban thành dịch do bọ chét

Ban ở dạng dát sẩn tập trung ở thân mình và mờ đi tương đối nhanh, ít gặp bệnh nhân tử vong và thường chỉ xảy ra ở người già.

Sốt phát ban thành dịch do chấy rận (do rickettsia)

Những yếu tố làm bệnh dễ lây truyền là sống đông người, chật chội, hạn hán, chiến tranh hoặc bất kỳ hoàn cảnh nào chấy rận nhiều

Bệnh do rickettsia

Tất cả các rickettsia đều bị ức chế bởi tetracyclin hoặc chloramphenicol. Tất cả các trường hợp nhiễm rickettsia giai đoạn đầu đáp ứng ở một vài mức độ với những thuốc này.

Nhiễm echovirus

Cũng như nhiễm các virus đường tiêu hóa khác, chẩn đoán cần dựa vào sự tương quan giữa lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm. Có thể nuôi cấy các virus từ dịch súc họng, máu hoặc dịch não tủy vào các tế bào.

Virus và viêm dạ dày ruột

Virus Norwalk và giống Norwalk chiếm khoảng 40% số các trường hợp ỉa chảy do virus đường tiêu hóa gây ra. Bệnh thường lây truyền qua con đường phân miệng.

Sốt vàng

Có thể khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt vàng và viêm gan, sốt rét, bệnh do leptospiraa, Dengue và các sốt xuất huyết khác nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng đơn thuần.

Sốt xuất huyết

Những người có triệu chứng giống như những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và những người đến từ vùng dịch tễ phải được cách ly để chẩn đoán vả điều trị triệu chứng.

Sốt do ve Colorado

Cần phải chẩn đoán phân biệt bệnh sốt do ve Colorado với các bệnh: cúm, nhiễm Rickettsia rickettsii, vả những bệnh sốt có giảm bạch cầu cấp tính khác.

Dengue: bệnh virus toàn thân

Dengue là bệnh có sốt tự khỏi không đặc hiệu; biểu hiện bệnh rất thay đổi, có thể từ nhiễm virus không có triệu chứng tới xuất huyết nặng và sốc đột ngột gây tử vong.

Những virus ái tính với tế bào lympho T ở người (HTLV)

Corticosteroid điều trị thành công bệnh tủy sống do HTLV gây ra. Những thuốc kháng virus không thấy có tác dụng rõ ràng trong điều trị bệnh lý tủy sống do HTVL và hoặc ATL.

Những tác nhân gây bệnh giống virus có thời gian tiềm tàng kéo dài

Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có phòng bệnh bằng cách tránh lây nhiễm từ tổ chức não bị bệnh, điện cực, dụng cụ phẫu thuật thần kinh hoặc tránh ghép giác mạc.

Viêm não đám rối màng mạch tăng lympho bào

Triệu chứng biểu hiện bằng 2 giai đoạn. Giai đoạn tiền triệu biểu hiện bằng sốt, rét run, đau cơ, ho và nôn. Giai đoạn màng não biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn và ngủ lịm.

Bệnh dại

Bệnh dại hầu hết là tử vong, những người sống sót có thể là do nhiễm virus giống dại. Người thầy thuốc đối diện với vấn đề thường gặp nhất trên lâm sàng là xử trí bệnh nhân bị động vật cắn.

Quai bị

Nhậy cảm đau vùng mang tai và vùng mặt tương ứng phù nề là dấu hiệu thực thể hay gặp nhất. Đôi khi sưng ở một tuyến giảm hoàn toàn trước khi tuyến kia bắt đầu sưng.

Bệnh sởi

Ban thường xuất hiện 4 ngày sau khi bị bệnh, lúc đầu mọc ở mặt và sau tai. Tổn thương ban đầu là những nốt sẩn như đầu đinh ghim sau hợp lại tạo thành dạng dát sẩn màu đỏ gạch, không đều.

Nhiễm virus herpes typ 6, 7, 8 (HHV)

Nhóm virus này có liên quan tới thải bỏ mảnh ghép và ức chế tủy xương ở người ghép tổ chức, gây viêm phổi và viêm não ở bệnh nhân AIDS.

Bệnh do virus cự bào

Biểu hiện bằng hội chứng vàng da sơ sinh, gan lách to, giảm tiểu cầu, calci hóa hệ thống thần kinh trung ương ở vủng quanh não thất, chậm phát triển tâm thần, mất khả năng vận động, xuất huyết.

Những hội chứng do virus epstein barr

Các virus herpes có khả năng làm biến đổi tế bào, khi nuôi cấy trong tổ chức và đi kèm với các bệnh ác tính như virus Epstein Barr gây u lympho Burkitt.

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Trong trường hợp có tổn thương hệ thần kinh trung ương dịch não tủy cho thấy tăng áp lực, các tế bào lympho bất thường và protein.

Thủy đậu (varicella) và zona

Sốt và khó chịu thường nhẹ ở trẻ em, và nặng hơn ở người lớn, các tổn thương phỏng nước nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết loét nhỏ.

Virus herpes typ 1 và 2

Các virus herpes typ 1 và 2 chủ yếu gây tổn thương ở vùng miệng tiếp đến là vùng sinh dục. Tỷ lệ huyết thanh dương tính của cả hai nhóm này tăng theo lửa tuổi, riêng đối với typ 2 tăng theo hoạt động tình dục.

Bệnh do vi rút

Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang thường sử dụng các kháng thể đơn dòng cũng giúp chẩn đoán nhanh một số kháng nguyên trong những tế bào bong vẩy.

Test quá mẫn và giải mẫn cảm

Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ xẩy ra thì dùng liều thấp hơn và tiếp tục giải mẫn cảm. Nếu phản ứng nặng hơn, cần dùng epinephrin và ngừng thuốc trừ khi việc điều trị là tối cần thiết.

Tạo miễn dịch khuyến cáo cho những người du lịch

Khi các đối tượng yêu cầu các bác sĩ cho biết thông tin và tiêm vaccin để đi du lịch, toàn bộ lịch tiêm chủng của họ nên được xem xét và cập nhật.

Tạo miễn dịch chủ động chống lại các bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều loại vaccin được khuyên dùng cho người lớn tùy thuộc theo tình trạng tiêm phòng trước đó của mỗi người và những nguy cơ phoi nhiễm với một số bệnh.

Ỉa chảy ở người du lịch

Tránh dùng thức ăn và nguồn nước để lạnh dễ bị nhiễm bẩn ở những người du lịch tới các nước đang phát triển nơi mà bệnh ỉa chảy nhiễm khuẩn đang là dịch lưu hành.

Ỉa chảy nhiễm khuẩn cấp tính

Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trong một vài trường hợp có thể phải điều trị sốc mất nước và hỗ trợ hô hấp. Nói chung, phân lớn các trường hợp ỉa chảy cấp tính đều tự khỏi.

Nhiễm khuẩn ở những người tiêm chích

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không liên quan trực tiếp đến tiêm chích nhưng qua thực tế quan hệ tình dục để trao đổi ma tuý đã làm tăng tần suất các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ tình dục thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Vết thương do người và xúc vật cắn

Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết cắn phụ thuộc vào súc vật cắn và thời điểm nhiễm khuẩn vết thương sau khi bị cắn, Pasteunrella multocida gây nhiễm khuẩn vết thương do chó và mèo cắn rất sớm

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương

Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương có thể được phân thành vài thể bệnh, thông thường có thể dễ phân biệt các thể bệnh với nhau nhờ xét nghiệm dịch não tủy, đây là bước đầu tiên để chẩn đoán căn nguyên.

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Nói chung, các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện thường có xu hướng đa kháng và không nhậy cảm với các loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn tại cộng đồng.

Định hướng chẩn đoán và xử trí sốt không rõ nguyên nhân

Bệnh Still, lupus ban đỏ hệ thống, nhiễm cryoglobulin máu, viêm nút đa động mạch là các nguyên nhân tự miễn thường gặp nhất gây sốt không rõ nguyên nhân.